Phiếu trắc nghiệm HĐTN 4 kết nối chủ đề 5: Mái ấm gia đình - Tuần 19

Bộ câu hỏi trắc nghiệm Hoạt động trải nghiệm 4 kết nối tri thức. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Chủ đề 5: Mái ấm gia đình - Tuần 19. Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng, tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp bổ sung thêm các câu hỏi.

Xem: => Giáo án hoạt động trải nghiệm 4 kết nối tri thức

CHỦ ĐỀ 5: MÁI ẤM GIA ĐÌNH

Tuần 19

A. TRẮC NGHIỆM

1. NHẬN BIẾT (10 câu)

Câu 1: Đâu là nguồn tiền mà em có thể nhận được và để dành tiết kiệm?

  1. Tiền mừng tuổi.
  2. Tiền thưởng.
  3. Tiền tiêu vặt.
  4. Tất cả các phương án trên.

Câu 2: Học sinh có thể sử dụng khoản tiền tiết kiệm vào việc gì?

  1. Mua đồ dùng học tập.
  2. Ăn sáng.
  3. Giúp đỡ bạn có hoàn cảnh khó khăn.
  4. Tất cả các phương án trên.

Câu 3: Các công việc, hoạt động nào sau đây học sinh có thể tham gia để có thêm khoản tiền tiết kiệm cho bản thân?

  1. Các việc làm của gia đình như: trồng hoa, trồng rau, chăn nuôi gia súc, gia cầm bán lấy tiền,...
  2. Học tập tốt để có học bổng, tiền thưởng.
  3. Cả A và B đều đúng.
  4. Cả A và B đều sai.

Câu 4: Đâu là lí do để em có thể thực hiện chi tiêu?

  1. Chi tiêu cho sở thích.
  2. Chi tiêu cho đồ dùng học tập.
  3. Chi tiêu khi thấy đồ được giảm giá hoặc ăn uống.
  4. Tất cả các phương án trên.

Câu 5: Theo em, chúng ta cần phải làm gì trước khi quyết định chi tiêu?

  1. Hỏi ý kiến bố mẹ.
  2. Cân nhắc, suy xét thật kĩ.
  3. Không cần làm gì cả.
  4. Cả A và C đều đúng.

Câu 6: Cái mình cần là gì?

  1. Là những thứ cơ bản phải có để đảm bảo cuộc sống.
  2. Là những thứ mình mong muốn để có cuộc sống thú vị hơn.
  3. Là những thứ mình thích.
  4. Là những thứ gia đình mình thích.

Câu 7: Cái mình muốn là gì?

  1. Là những thứ cơ bản phải có để đảm bảo cuộc sống.
  2. Là những thứ mình mong muốn để có cuộc sống thú vị hơn.
  3. Là những thứ mình thích.
  4. Là những thứ gia đình mình thích.

Câu 8: Đâu là thứ chúng ta cần phải có trong cuộc sống?

  1. Quần áo
  2. Dụng cụ thể dục.
  3. Đồ trang sức.
  4. Đồ chơi

Câu 9: Đâu là thứ chúng ta mong muốn có để cuộc sống thú vị hơn?

  1. Quần áo
  2. Đồ ăn.
  3. Đồ chơi.
  4. Đồ dùng học tập.

Câu 10: Giữa áo phông, từ điển, đồ chơi xếp hình, truyện tranh, đâu là món đồ được ưu tiên trong thời điểm chuẩn bị năm học mới?

  1. Áo phông.
  2. Từ điển.
  3. Đồ chơi xếp hình.
  4. Truyện tranh.
  1. THÔNG HIỂU (5 CÂU)

Câu 1: Tại sao em phải xác định đúng những gì mình cần?

  1. Để giúp chúng ta quản lí chi tiêu tốt hơn.
  2. Để có một khoản tiền tiết kiệm nhất định.
  3. Để có tiền cho người khác vay.
  4. Tất cả các phương án trên.

Câu 2: Tại sao em phải kiểm soát chi tiêu cho bản thân?

  1. Để giúp bản thân làm chủ cuộc sống.
  2. Để có một khoản tiền tiết kiệm nhất định, đề phòng cho những trường hợp xấu có thể xảy ra.
  3. Để không bị rơi vào cảnh kiệt quệ.
  4. Tất cả các phương án trên.

Câu 3: Theo em, việc tìm kiếm thêm các khoản tiền cho bản thân ngay từ khi còn là học sinh có thể đem lại lợi ích gì?

  1. Giúp chúng ta hiểu được ý nghĩa, tầm quan trọng của đồng tiền.
  2. Giúp chúng ta biết quý trọng đồng tiền, rèn luyện đức tính tiết kiệm.
  3. A và B đúng
  4. A và B sai

Câu 4: Đâu không phải là khoản tiền mà một học sinh như em có thể nhận được và để dành, tiết kiệm?

  1. Tiền mừng tuổi.
  2. Tiền lương.
  3. Tiền thưởng.
  4. Tiền tiêu vặt.

Câu 5: Các công việc, hoạt động nào sau đây học sinh không thể tham gia để có thêm khoản tiền cho bản thân?

  1. Các công việc bán thời gian ở cửa hàng quần áo, quán trà sữa,...
  2. Các việc làm của gia đình như: trồng hoa, trồng rau, chăn nuôi gia súc, gia cầm bán lấy tiền,...
  3. Học tập tốt để có học bổng, tiền thưởng.
  4. Tất cả các phương án trên.
  5. VẬN DỤNG (3 CÂU)

Câu 1: Hằng ngày, mẹ cho Lan một ít tiền để bạn mua đồ ăn sáng. Tuy nhiên, bạn đã không dùng mà tiết kiệm dành tiền để mua quần áo mới. Theo em, Lan có biết cách chi tiêu hợp lí không?

  1. Có, Lan biết cách chi tiêu hợp lí
  2. Không, Lan chi tiêu vào việc không cần thiết

Câu 2: Bạn K rất thích một bộ đồ chơi kiểu mới nên đã dùng tiền mua đồ dùng học tập mà mẹ cho để mang bộ đồ chơi về. Em có đồng tình với hành động của K hay không?

  1. Không đồng tình vì K làm như vậy hoàn toàn sai với mục đích khi mẹ cho tiền.
  2. Đồng tình vì K hoàn toàn có thể vay tiền bạn bè để mua đò dùng học tập.

Câu 3: Bạn D tự nhận là một con người rất tiết kiệm. Bạn hầu như không dùng tiền vào bất cứ việc gì, thậm chí còn không bao giờ mua đồ ăn sáng vì nghĩ chi tiền vào đồ ăn là không cần thiết. Theo em, suy nghĩ của D như vậy là đúng hay sai?

  1. Đúng vì như vậy bạn có thể tiết kiệm được rất nhiều tiền để chi tiêu vào những việc khác.
  2. Sai vì bạn làm vậy tuy có thể tiết kiệm nhưng lại gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khoẻ.
  1. VẬN DỤNG CAO (2 CÂU)

Câu 1: Sau trận lũ lụt, gia đình M rơi vào hoàn cảnh vô cùng khó khăn. Để tiết kiệm chi tiêu, bạn đã cắt bỏ hầu hết các sở thích cá nhân, để dành tiền giúp đỡ bố mẹ trang trải cuộc sống. Theo em, M là một người như thế nào?

  1. M rất thông mình và biết tính toán.
  2. M là một người con hiếu thảo.
  3. M là một người tiết kiệm.
  4. Tất cả các phương án trên.

--------------- Còn tiếp ---------------

=> Giáo án HĐTN 4 kết nối Chủ đề 5: Mái ấm gia đình - Tuần 19

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm hoạt động trải nghiệm 4 kết nối tri thức - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay