Giáo án kì 2 hoạt động trải nghiệm 4 kết nối tri thức
Có đủ giáo án word + PPT kì 2 hoạt động trải nghiệm 4 kết nối tri thức. Giáo án word đầy đủ chi tiết, Giáo án PPT hấp dẫn, lấy về chỉ việc trình chiếu và dạy. Với bộ giáo án cả năm gồm kì 1 + kì 2 hoạt động trải nghiệm 4 kết nối tri thức. Tin rằng: việc dạy sẽ đạt hiệu quả cao và trở nên nhẹ nhàng hơn
Click vào ảnh dưới đây để xem giáo án rõ
Một số tài liệu quan tâm khác
Phần trình bày nội dung giáo án
I. GIÁO ÁN KÌ 2 HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM 4 KẾT NỐI TRI THỨC
GIÁO ÁN CHỦ ĐỀ: MÁI ẤM GIA ĐÌNH
- Giáo án HĐTN 4 kết nối Chủ đề 5: Mái ấm gia đình - Tuần 17
- Giáo án HĐTN 4 kết nối Chủ đề 5: Mái ấm gia đình - Tuần 18
- Giáo án HĐTN 4 kết nối Chủ đề 5: Mái ấm gia đình - Tuần 19
- Giáo án HĐTN 4 kết nối Chủ đề 5: Mái ấm gia đình - Tuần 20
GIÁO ÁN CHỦ ĐỀ: PHÒNG TRÁNH BỊ XÂM HẠI
- Giáo án HĐTN 4 kết nối Chủ đề 6: Phòng tránh bị xâm hại - Tuần 21
- Giáo án HĐTN 4 kết nối Chủ đề 6: Phòng tránh bị xâm hại - Tuần 22
- Giáo án HĐTN 4 kết nối Chủ đề 6: Phòng tránh bị xâm hại - Tuần 23
- Giáo án HĐTN 4 kết nối Chủ đề 6: Phòng tránh bị xâm hại - Tuần 24
GIÁO ÁN CHỦ ĐỀ: KẾT NỐI CỘNG ĐỒNG
- Giáo án HĐTN 4 kết nối Chủ đề 7: Kết nối cộng đồng - Tuần 25
- Giáo án HĐTN 4 kết nối Chủ đề 7: Kết nối cộng đồng - Tuần 26
- Giáo án HĐTN 4 kết nối Chủ đề 7: Kết nối cộng đồng - Tuần 27
GIÁO ÁN CHỦ ĐỀ: QUÊ HƯƠNG EM TƯƠI ĐẸP
- Giáo án HĐTN 4 kết nối Chủ đề 8: Quê hương em tươi đẹp - Tuần 28
- Giáo án HĐTN 4 kết nối Chủ đề 8: Quê hương em tươi đẹp - Tuần 29
- Giáo án HĐTN 4 kết nối Chủ đề 8: Quê hương em tươi đẹp - Tuần 30
- Giáo án HĐTN 4 kết nối Chủ đề 8: Quê hương em tươi đẹp - Tuần 31
GIÁO ÁN CHỦ ĐỀ: TRẢI NGHIỆM NGHỀ TRUYỀN THỐNG
- Giáo án HĐTN 4 kết nối Chủ đề 9: Trải nghiệm nghề truyền thống - Tuần 32
- Giáo án HĐTN 4 kết nối Chủ đề 9: Trải nghiệm nghề truyền thống - Tuần 33
- Giáo án HĐTN 4 kết nối Chủ đề 9: Trải nghiệm nghề truyền thống - Tuần 34
- Giáo án HĐTN 4 kết nối: Tuần 35
II. GIÁO ÁN WORD KÌ 2 HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM 4 KẾT NỐI TRI THỨC
Ngày soạn:…/…/…
Ngày dạy:…/…/…
TUẦN 22:
(3 tiết)
- YÊU CẦU CẦN ĐẠT
- Kiến thức
Sau bài học này, HS sẽ:
- Nhận diện được tình huống có nguy cơ xâm hại thân thể.
- Lựa chọn được cách phòng tránh phù hợp trong từng tình huống.
- Năng lực
Năng lực chung:
- Năng lực giao tiếp, hợp tác: Trao đổi, thảo luận để thực hiện các nhiệm vụ học tập.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Sử dụng các kiến thức đã học ứng dụng vào thực tế, tìm tòi, phát hiện giải quyết các nhiệm vụ trong cuộc sống.
Năng lực riêng:
- Năng lực thiết kế và tổ chức hoạt động: Tìm hiểu, nhận diện về hành vi xâm hại tình dục ở trẻ em.
- Phẩm chất
- Nhân ái: Vui vẻ, thân thiện, hòa đồng với các bạn trong giờ học.
- Trách nhiệm: Biết tự lực thực hiện, có trách nhiệm với bản thân trong việc thực hiện những việc làm theo kế hoạch.
- PHƯƠNG PHÁP VÀ THIẾT BỊ DẠY HỌC
- Phương pháp dạy học
- Hoạt động nhóm, thực hành, trực quan.
- Nêu vấn đề và giải quyết vấn đề.
- Thiết bị dạy học
- Đối với giáo viên
- Giáo án, SGK, VBT Hoạt động trải nghiệm 4.
- Giấy, bút màu, tranh, ảnh.
- Đối với học sinh
- SGK, VBT Hoạt động trải nghiệm 4.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Tiết 1: Sinh hoạt dưới cờ: Sống an toàn, lành mạnh
HOẠT ĐỘNG CỦA GV | HOẠT ĐỘNG CỦA HS |
a. Mục tiêu: HS tham gia hoạt động theo kế hoạch của nhà trường. b. Cách tiến hành - GV cử một số bạn xếp ghế theo hàng lối và ngồi đúng chỗ của lớp mình. - GV Tổng phụ trách giới thiệu buổi giao lưu với khách mời về những việc cần làm để rèn luyện sức khỏe thể chất và tinh thần. - GV chủ nhiệm hỗ trợ GV Tổng phụ trách Đội trong quá trình chuẩn bị, tổ chức cho HS tham gia buổi giao lưu. - GV hướng dẫn HS lắng nghe về những câu chuyện cảnh báo xâm hại trẻ em. - GV tổ chức cho HS đặt câu hỏi giao lưu với khách mời. - GV mời 1 – 2 HS chia sẻ những kiến thức em tiếp thu sau buổi giao lưu. |
- HS tham gia với sự phân công của GV. - HS lắng nghe.
- HS lắng nghe.
- HS đặt câu hỏi giao lưu.
- HS chia sẻ. |
Tiết 2: Hoạt động giáo dục theo chủ đề: Hành vi xâm hại thân thể
HOẠT ĐỘNG CỦA GV | HOẠT ĐỘNG CỦA HS |
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG a. Mục tiêu: HS bớt căng thẳng khi tham gia các hoạt động trải nghiệm với chủ đề Phòng tránh xâm hại vốn có thể gây ra áp lực cho các em. b. Cách tiến hành - GV giới thiệu trò chơi Tôi lên tiếng. - GV mời HS cùng chơi theo nhóm theo nội dung sau: + Thực hiện gọi điện tìm kiếm cứu trợ: nói sao để mọi người hiểu và quan tâm: + Xác định được số điện thoại những người có thể hỗ trợ mình; số điện thoại của các tổ chức xã hội có nhiệm vụ hỗ trợ và bảo vệ trẻ em như số 111 – Tổng đài bảo vệ trẻ em, 18001567 – Cục bảo vệ chăm sóc trẻ em,... - GV mời 1 – 2 nhóm lên trình bày trước lớp.
- GV mời Các nhóm đánh giá xem kịch bản gọi điện thoại của nhóm nào rõ ràng, dễ hiểu, bình tỉnh, thuyết phục nhất. - GV tổ chức thực hành kêu cứu: “Cứu tôi với!” xem ai kêu to, rõ ràng nhất. - GV nhận xét, kết luận và dẫn vào bài mới: Hành vi xâm hại trẻ em là hành vi vô cùng nguy hiểm và đáng bị lên án. Với HS lớp 4, các em cần lên tiếng ngay khi có hiện tượng bị xâm hại, không được im lặng và che giấu hành vi đó. Chúng ta cùng đi vào bài học hôm nay – Tuần 22 – Tiết 2: Hoạt động giáo dục theo chủ đề: Hành vi xâm hại thân thể. B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC Hoạt động 1: Chia sẻ trải nghiệm của bản thân về nguy cơ bị xâm hại thân thể và cách phòng tránh a. Mục tiêu: HS nhận diện được các tình huống có nguy cơ xâm hại thân thể, đánh giá mức độ nguy hiểm và lựa chọn được hành vi phòng tránh phù hợp. b. Cách tiến hành: - GV mời HS chia sẻ những tình huống có nguy cơ xâm hại thân thể đã trải qua hoặc đã biết, đã nghe kể. Thảo luận: + Bối cảnh của các tình huống (khi ở nhà một mình, khi đi chơi nơi công cộng, khi tan học, người thân chưa kịp đón,...). + Những hành vi xâm hại thân thể cụ thể (đánh đập, bắt ép lao động,...). + Những người có thể thực hiện hành vi xâm hại thân thể. + Địa điểm, thời gian có nguy cơ xâm hại thân thể. + Hậu quả khi bị xâm hại thân thể. + Cách phòng tránh nguy cơ bị xâm hại thân thể theo mức độ nguy hiểm. - GV đề nghị các nhóm biên soạn các bản bí kíp nhận diện và ứng phó với các tình huống có nguy cơ bị xâm hại thân thể. - GV mời 1 – 2 nhóm lên trình bày. Các nhóm chuyển các bản bí kíp để nhận góp ý và bổ sung ý kiến. - GV kết luận: GV tổng kết lại các nguy cơ bị xâm hại thân thể và cách ứng phó khi có nguy cơ bị xâm hại thân thể. Hoạt động 2: Sắm vai ứng xử trong tình huống có nguy cơ bị xâm hại thân thể a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS vận dụng những bí kíp đã rút ra cùng các bạn trong một vài tình huống cụ thể. b. Cách tiến hành:
|
- HS lắng nghe. - HS lắng nghe.
- HS trả lời: + tổn thương, xâm hại, ngược đãi, đánh đập, bắt cóc, mắng mỏ,...)
- HS lắng nghe, tiếp thu vào bài mới.
- HS chia sẻ những tình huống có nguy cơ xâm hại thân thể đã trải qua hoặc đã biết, đã nghe kể.
- HS biên soạn các bản bí kíp.
- HS trình bày.
- HS lắng nghe, tiếp thu.
|
=> Xem nhiều hơn:
- Giáo án word hoạt động trải nghiệm 2 sách kết nối tri thức
- Soạn giáo án Trải nghiệm 3 kết nối tri thức theo công văn mới nhất
- Giáo án hoạt động trải nghiệm 4 kết nối tri thức đủ cả năm
III. GIÁO ÁN POWERPOINT HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM 4 KẾT NỐI TRI THỨC
Giáo án điện tử hoạt động trải nghiệm 4 kết nối tuần 22: Chi tiêu tiết kiệm trong gia đình
NHIỆT LIỆT CHÀO MỪNG CÁC EM ĐẾN VỚI TIẾT HỌC HÔM NAY!
KHỞI ĐỘNG
Trò chơi “Đấu giá 0 đồng”
Luật chơi:
- GV mang tới 3 đồ vật mà HS có thể quan tâm và tổ chức cuộc đấu giá.
- Mức giá khởi điểm dành cho mỗi đồ vật là: 0 đồng.
- Mỗi nhóm HS bắt thăm thẻ chữ ghi số tiền:
- 2 triệu
- 3 triệu
- 4 triệu
- Các nhóm lần lượt thảo luận và giơ tay đấu giá với mức giá phù hợp với “túi tiền” của mình.
Sau khi đã “bán” được 3 món đồ, các em trả lời phỏng vấn:
- Vì sao MUỐN mua món đồ đó bằng được? (cần, thích, có thể mua được,…).
- Vì sao đặt giá cao như vậy? (đủ tài chính,…).
- Vì sao không đặt tiền tiếp? (không phù hợp với tài chính, thấy cùng không cần lắm,…)
CHỦ ĐỀ.
MÁI ẤM GIA ĐÌNH
Tuần 20 – Tiết 2:
Chi tiêu tiết kiệm trong gia đình
NỘI DUNG BÀI HỌC
Hoạt động 1: Tìm hiểu về việc chi tiêu tiết kiệm trong gia đình
Hoạt động 2: Thực hành chi tiêu tiết kiệm trong gia đình
HOẠT ĐỘNG 1: TÌM HIỂU VỀ VIỆC CHI TIÊU TIẾT KIỆM TRONG GIA ĐÌNH
HOẠT ĐỘNG NHÓM: Các em chia sẻ theo nhóm về các khoản thu, chi của gia đình bằng sơ đồ đã chuẩn bị và các câu hỏi gợi ý dưới đây:
GỢI Ý
- Gia đình em có những nguồn thu nhập nào?
- Trong những nguồn thu ấy, nguồn thu nào là cố định hàng tháng, nguồn thu nào là đột xuất? (Được thưởng, tặng, biểu,...)
- Những khoản chi cố định hằng tháng của gia đình em là gì? Có khoản chi nào phát sinh không?
VÍ DỤ THAM KHẢO
- Gia đình em có nguồn thu nhập là: tiền lương của bố mẹ, tiền thuê nhà, thuê xe. Trong những nguồn thu ấy, nguồn thu nhập của bố mẹ và tiền thuê nhà, thuê xe là cố định hàng tháng.
- Các khoản chi cố định hàng tháng là: tiền điện nước, tiền học phí, chi phí sinh hoạt. Khoản chi phát sinh là đám cưới, mua đồ,…
HOẠT ĐỘNG NHÓM
Các em tiếp tục thảo luận và trả lời câu hỏi:
Thế nào là chi tiêu tiết kiệm?
Lợi ích của việc chi tiêu tiết kiệm?
Gợi ý trả lời
Chi tiêu tiết kiệm là mua vừa đủ, phù hợp với tài chính gia đình, không mua thừa mà không dùng đến.
GỢI Ý CÂU TRẢ LỜI
- Lợi ích của việc tiết kiệm là:
- Để mua sắm những tài sản lớn, nhỏ trong gia đình như mua nhà, mua xe máy, ô tô,...
- Để sử dụng vào những lúc như ốm đau, bệnh tật,...
- Để sử dụng khi nghỉ hưu hay về già.
- Để làm từ thiện, giúp đỡ những người khó khăn
KẾT LUẬN
Cả lớp cùng đọc đoạn bí kíp sau:
CHI TIÊU TIẾT KIỆM
Mua sắm vừa đủ dùng.
Không thừa mà không thiếu.
Có khoản tiền dự phòng -
Để riêng khi cần đến.
Chi tiêu nên tiết kiệm
Để không thấp thỏm lo
“Khéo ăn thì sẽ có
Khéo co thì được ấm”.
Thụy Anh
HOẠT ĐỘNG 2: THỰC HÀNH CHI TIÊU TIẾT KIỆM TRONG GIA ĐÌNH
HOẠT ĐỘNG NHÓM
Yêu cầu: Các em làm việc theo nhóm và cử đại diện nhóm lên bốc thăm tình huống để thực hành chi tiêu theo gợi ý sau:
Xác định tổng số tiền nhóm có.
Với số tiền ấy, nhóm dự định sẽ mua những mặt hàng nào để đáp ứng yêu cầu tình huống đặt ra?
So sánh giá của các mặt hàng để lựa chọn mặt hàng phù hợp nhất.
TÌNH HUỐNG ĐƯA RA
Tình huống 1: Mua quà năm mới cho các thành viên trong gia đình với số tiền 1.000.000đ.
Tình huống 2: Mua hoa và đồ trang trí đón Tết với số tiền 500.000 đồng.
Tình huống 3: Mua thực phẩm để chuẩn bị mâm cỗ tất niên với số tiền 800.000 đồng.
Đại diện các nhóm chia sẻ về lựa chọn của nhóm mình trước lớp, các nhóm khác lắng nghe, đưa ra nhận xét và góp ý.
KẾT LUẬN
Chúng ta có thể áp dụng cách chi tiêu này vào cuộc sống thực tế để góp phần giữ sự ổn định, cân bằng tài chính gia đình.
HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ
Ôn lại các kiến thức đã học hôm nay
Chuẩn bị cho Tiết 3 - Sinh hoạt lớp: Mua sắm thông minh
CẢM ƠN TẤT CẢ CÁC EM HỌC SINH ĐÃ CHÚ Ý LẮNG NGHE!
=> Xem nhiều hơn:
MỘT VÀI THÔNG TIN:
- Word được soạn: Chi tiết, rõ ràng, mạch lạc
- Powerpoint soạn: Hiện đại, đẹp mắt để tạo hứng thú học tập
- Word và powepoint đồng bộ với nhau
Phí giáo án:
- Giáo án word: 250k
- Giáo án Powerpoint: 350k
- Trọn bộ word + Powerpoint: 450k
=> Khi đặt, nhận đủ giáo án cả năm ngay và luôn
CÁCH ĐẶT:
- Bước 1: Chuyển phí vào STK: 10711017 - Chu Văn Trí- Ngân hàng ACB (QR)
- Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo đặt
=> Giáo án hoạt động trải nghiệm 4 kết nối tri thức
Tài liệu được tặng thêm:
Từ khóa: Giáo án kì 2 hoạt động trải nghiệm 4 kết nối tri thức, giáo án hoạt động trải nghiệm 4 kết nối tri thức, tải giáo án chi tiết hoạt động trải nghiệm 4 KNTT