Phiếu trắc nghiệm Hoá học 10 kết nối Ôn tập Chương 3: Liên kết hoá học (P1)

Bộ câu hỏi trắc nghiệm Hoá học 10 kết nối tri thức. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Ôn tập Chương 3: Liên kết hoá học (P1). Bộ trắc nghiệm gồm nhiều bài tập và câu hỏi ôn tập kiến thức trọng tâm. Hi vọng, tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp bổ sung thêm các câu hỏi.

ÔN TẬP CHƯƠNG 3: LIÊN KẾT HÓA HỌC

(PHẦN 1 - 25 CÂU)

Câu 1: Hợp chất nào sau đây có độ sôi cao nhất

  1. CO2.
  2. CH3– COOH.
  3. SO2.
  4. HI.

Câu 2: Phát biểu nào dưới đây đúng

  1. Trong liên kết cộng hóa trị, cặp electron bị lệch về nguyên tử có độ âm điện nhỏ hơn.
  2. Liên kết cộng hóa trị phân cực được tạo thành giữa hai nguyên tử có hiệu độ âm điện từ 0,4 đến nhỏ hơn 1,7.
  3. Liên kết cộng hóa trị phân cực được tạo nên từ các nguyên tử khác hẳn nhau về tính chất hóa học.
  4. Hiệu độ âm điện giữa hai nguyên tử lớn thì phân tử phân cực yếu.

Câu 3: Liên kết ion là loại liên kết hóa học được hình thành nhờ lực hút tĩnh điện giữa các phần tử nào sau đây?

  1. Cation và anion
  2. Các anion
  3. Cation và electron tự do
  4. Electron và hạt nhân nguyên tử.

Câu 4: Trong công thức CS2, tổng số cặp electron lớp ngoài cùng của C và S chưa tham gia liên kết là

  1. 2
  2. 3
  3. 4
  4. 5

Câu 5: Vì sao con tắc kè có thể di chuyển trên mặt kính trơn nhẵn, thẳng đứng

  1. Vì lòng bàn chân của con tắc kè có các giác hút.
  2. Vì có sự bám hút (tương tác van der Waals) giữa bàn chân con tắc kè và mặt kính.
  3. Cả A và B đều đúng.
  4. Cả A và B đều sai.

Câu 6: Theo quy tắc octet, khi hình thành liên kết hóa học, các nguyên tử có xu hướng nhường, nhận hoặc góp chung electron để đạt tới cấu hình electron bền vững giống như

  1. Kim loại kiềm gần kề.
  2. Kim loại kiềm thổ gần kề.
  3. Nguyên tử khí hiếm gần kề.
  4. Nguyên tử halogen gần kề.

Câu 7: Liên kết ion được tạo thành giữa hai nguyên tử bằng

  1. Một hay nhiều cặp electron dùng chung.
  2. Một hay nhiều cặp electron dùng chung chỉ do một nguyên tử đóng góp.
  3. Lực hút tĩnh điện giữa các ion mang điện tích trái dấu.
  4. Một hay nhiều cặp electron đừng chung và các cặp electron này lệch về nguyên tử có độ âm điện lớn hơn.

Câu 8: Hợp chất nào sau đây có liên kết cộng hoá trị không phân cực

  1. LiCl2.
  2. CF2Cl2.
  3. N2.
  4. CHCl3.

Câu 9: Tương tác van der Waals được hình thành do

  1. Tương tác tĩnh điện lưỡng cực - lưỡng cực giữa các nguyên tử.
  2. Tương tác tĩnh điện lưỡng cực - lưỡng cực giữa các phân tử.
  3. Tương tác tĩnh điện lưỡng cực - lưỡng cực giữa các nguyên tử hay phân tử.
  4. Lực hút tĩnh điện giữa các phân tử phân cực.

Câu 10: Khi nguyên tử fluorine nhận thêm 1 electron thì ion tạo thành có cấu hình electron của nguyên tử nguyên tố

  1. Ne.
  2. He.
  3. Ar.
  4. Xe.

Câu 11: Biểu diễn sự tạo thành ion nào sau đây đúng

  1. Al → + 3e.
  2. Cl2→ + 2e.
  3. O2+ 2e → .
  4. Na + 1e → .

Câu 12: Liên kết σ là liên kết hình thành do

  1. Lực hút tĩnh điện giữa hai ion.
  2. Sự xen phủ trục của hai orbital.
  3. Cặp electron dùng chung.
  4. Sự xen phủ bên của hai orbital.

Câu 13: Chất nào sau đây không thể tạo được liên kết hydrogen

  1. H2O.
  2. CH4.
  3. CH3OH.
  4. NH3.

Câu 14: Nguyên tử có lớp electron ngoài cùng bền vững là

  1. Cl (Z = 17).
  2. Na (Z = 11).
  3. Ne (Z = 10).
  4. O (Z = 8).

Câu 15: Cặp nguyên tử nào sau đây không tạo hợp chất dạng  hoặc

  1. Ca và O.
  2. Ca và Cl.
  3. Na và O.
  4. K và S.

Câu 16: Các electron dùng chung giữa hai nguyên tử có thể tạo thành theo hai kiểu

  1. Liên kết cộng hóa trị và liên kết cho nhận.
  2. Liên kết phân cực và liên kết không phân cực.
  3. Liên kết đơn và liên kết đôi.
  4. Liên kết đơn và liên kết không đơn (đôi, ba).

Câu 17: Cho các chất sau: F2, Cl2, Br2, l2. Chất có nhiệt độ nóng chảy thấp nhất là

  1. Cl2.
  2. F2.
  3. Br2
  4. l2.

Câu 18: Phân tử nào sau đây có các nguyên tử đều đã đạt cấu hình electron bão hoà theo quy tắc octet

  1. PCl5.
  2. AlCl3.
  3. BeH2.
  4. SìF4.

Câu 19: Cho các phân tử HCI, NaCl, CaCl2, AlCl3. Phân tử có liên kết mang nhiều tính chất ion nhất là

  1. HCl.
  2. NaCl.
  3. CaCl2.
  4. AlCl3.

Câu 20: Các liên kết trong phân tử oxygen gồm

  1. 2 liên kết σ.
  2. 1 liên kết σ, 1 liên kết π.
  3. 2 liên kết π.
  4. 1 liên kết σ.

Câu 21: Nguyên tử H trong phân tử H2O không tạo được liên kết hydrogen với

  1. Nguyên tử O trong phân tử H2O.
  2. Nguyên tử F trong phân tử HF.
  3. Nguyên tử N trong phân tử NH3.
  4. Nguyên tử C trong phân tử CH4.

Câu 22: Mô tả sự hình thành ion của nguyên tử S (Z = 16) theo quy tắc octet

  1. S ⟶S2++ 2e.
  2. S + 2e ⟶S2−.
  3. S ⟶S6++ 6e.
  4. S ⟶S2−+ 2e.

Câu 23: Trong các tinh thể iodine, băng phiến, kim cương, nước đá, silicon. Tinh thể nguyên tử là các tinh thể

  1. Kim cương, silicon.
  2. Băng phiến, nước đá.
  3. Iodine, kim cương, silicon.
  4. Nước đá, băng phiến, silicon.

Câu 24: Liên kết cho – nhận có những tính chất nào sau đây

  1. Không bền bằng liên kết ion.
  2. Bền tương đương với liên kết cộng hóa trị.
  3. Không bền bằng liên kết cộng hóa trị.
  4. Bền tương đương với liên kết hydrogen.

Câu 25: Liên kết được biểu diễn bằng các đường nét đứt được minh họa như hình dưới đây có vai trò quan trọng trong việc làm bền chuỗi xoắn đôi DNA. Đó là loại liên kết

  1. Liên kết hydrogen.
  2. Cộng hóa trị không phân cực.
  3. Liên kết cộng hóa trị có cực.
  4. Liên kết ion

 

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Trắc nghiệm Hóa học 10 kết nối tri thức - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu môn khác

Tài liệu mới cập nhật

Chat hỗ trợ
Chat ngay