Phiếu trắc nghiệm Hoá học 10 kết nối Ôn tập Chương 3: Liên kết hoá học (P3)

Bộ câu hỏi trắc nghiệm Hoá học 10 kết nối tri thức. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Ôn tập Chương 3: Liên kết hoá học (P3). Bộ trắc nghiệm gồm nhiều bài tập và câu hỏi ôn tập kiến thức trọng tâm. Hi vọng, tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp bổ sung thêm các câu hỏi.

ÔN TẬP CHƯƠNG 3: LIÊN KẾT HÓA HỌC

(PHẦN 3 - 25 CÂU)

Câu 1: Hợp chất trong phân tử có liên kết ion là cho biết độ âm điện của H (2,2), O (3,44), N (3,04), Cl (3,16) , Mg(1,31)

  1. HCl.
  2. NH3.
  3. H2O.
  4. MgCl2

Câu 2: Cho các nguyên tố A (ns1), B (ns2), X (ns2np5) đều thuộc chu kì nhỏ. Chọn phát biểu sai:

  1. Liên kết giữa A và X: liên kết ion
  2. A, B đều có xu hướng nhận e
  3. X có xu hướng nhận thêm 1e.
  4. A và B là kim loại, X là phi kim

Câu 3: Tính chất nào sau đây là tính chất của hợp chất ion?

  1. Hợp chất ion có nhiệt độ nóng chảy thấp.
  2. Hợp chất ion có nhiệt độ nóng chảy cao.
  3. Hợp chất ion dễ hóa lỏng
  4. Hợp chất ion có nhiệt độ sôi không xác định.

Câu 4: Công thức cấu tạo nào sau đây không đủ electron theo quy tắc octet?

Câu 5: Vì sao con nhện có thể di chuyển trên mặt nước

  1. Do chân của con nhện nước gồm các chất kị nước, phân tử các chất này đẩy nước khiến cho chân của nhện nước không bị nước bao bọc và tụt xuống dưới nước.
  2. Do liên kết hydrogen tạo ra sức căng bề mặt cho nước.
  3. Cả A và B đều đúng.
  4. Cả A và B đều sai.

Câu 6: Trong các phản ứng hóa học, các electron tham gia vào quá trình tạo thành liên kết là

  1. Tất cả các electron trong lớp vỏ nguyên tử.
  2. Chỉ có các electron hóa trị.
  3. Chỉ có các electron thuộc phân lớp sát ngoài cùng.
  4. Chỉ có các electron thuộc lớp ngoài cùng.

Câu 7: Đâu không phải tính chất của hợp chất ion

  1. Nhiệt độ nóng chảy cao.
  2. Có khả năng dẫn điện khi tan trong nước hay khi nóng chảy.
  3. Nhiệt độ sôi thấp, dễ bay hơi.
  4. Thường là chất rắn.      

Câu 8: Liên kết trong phân tử nào sau đây được hình thành nhờ sự xen phủ orbital s - s

  1. Cl2.
  2. NH3.
  3. HCl.
  4. H2.

Câu 9: Liên kết hydrogen ảnh hưởng đến nước như thế nào

  1. Làm tăng nhiệt động đông đặc và nhiệt độ sôi của nước.
  2. Làm kết cấu lỏng của nước trở nên đặc hơn.
  3. Làm tăng nhiệt độ nóng chảy và nhiệt độ sôi của nước.
  4. Tất cả các đáp án trên đều sai.

Câu 10: Lớp electron ngoài cùng bão hòa với

  1. 10 electron hoặc 2 electron.
  2. 8 electron hoặc 2 electron.
  3. 8 electron.
  4. 18 electron.

Câu 11: Số electron và proton trong ion

  1. 46 và 44.
  2. 50 và 48.
  3. 46 và 48.
  4. 50 và 52.

Câu 12: Liên kết cộng hoá trị là liên kết hoá học được hình thành giữa hai nguyên tử bằng

  1. Một electron chung.  
  2. Một cặp electron góp chung.
  3. Một hay nhiều cặp electron dùng chung.
  4. Sự cho - nhận electron.

Câu 13: Loại liên kết yếu được hình thành giữa nguyên tử H (đã liên kết với một nguyên tử có độ âm điện lớn) với một nguyên tử khác (có độ âm điện lớn) còn cặp electron hóa trị riêng là

  1. Liên kết ion.
  2. Liên kết hydrogen.
  3. Liên kết cộng hóa trị không cực.
  4. Liên kết cộng hóa trị không cực.

Câu 14: Nguyên tử Lithium (Z = 3) có xu hướng tạo ra lớp electron ngoài cùng như khí hiếm

  1. Kr.
  2. Ar.
  3. He.
  4. Ne.

Câu 15: Phát biểu nào dưới đây không đúng

  1. Ion có thể chia thành ion đơn nguyên tử và ion đa nguyên tử.
  2. Ion là phần tử mang điện.
  3. Ion âm gọi là cation, ion dương gọi là anion.
  4. Ion được hình thành khi nguyên tử nhường hay nhận electron.

Câu 16: Ba gạch nối là biểu diễn của

  1. Liên kết ba.  
  2. Liên kết tam hợp.
  3. Liên kết dị bội.

Câu 17: Cho các chất sau: F2, Cl2, Br2, l2. Chất có nhiệt độ sôi cao nhất là

  1. Br2.
  2. Cl2.
  3. l2.
  4. F2.

Câu 18: Nguyên tử nguyên tố nào sau đây có xu hướng nhường đi 1 electron khi hình thành liên kết hóa học

  1. Aluminium.
  2. Sodium.
  3. Fluorine.
  4. Helium.

Câu 19: Biểu diễn sự tạo thành ion nào sau đây đúng

  1. K → + 1e. không
  2. Cr → + 1e.
  3. F + 1e → .
  4. Be → + 2e.

Câu 20: Cho các liên kết sau H – O, N – H, N – F, N – O. Liên kết nào là liên kết phân cực mạnh nhất

  1. N – H.
  2. N – F.
  3. N – O.
  4. H – O.

Câu 21: Nhiệt độ sôi của từng chất methane, ethane, propane và butane là một trong bốn nhiệt độ sau: 0°C; - 164°C; - 42°C và - 88 °C. Nhiệt độ sôi - 88 °C là của chất nào sau đây

  1. Methane.
  2. Propane.
  3. Butane.
  4. Ethane.

Câu 22: Biết rằng mỗi gạch (−) trong công thức biểu diễn 2 electron hóa trị chung. Nguyên tử C và H trong các hydrocarbon nào dưới đây thỏa mãn quy tắc octet

  1. Tất cả các đáp án dưới đây đều đúng.
  2. H – C ≡ C – H.
  3. H3C – CH3.
  4. H2C = CH2.

Câu 23: Cho các nguyên tố M (Z = 11), R (Z = 19) và X (Z = 3). Khả năng tạo ion từ nguyên tử tăng dần theo thứ tự

  1. M < R < X.
  2. X < R < M.
  3. X < M < R.
  4. M < X < R.

Câu 24: Tổng số hạt proton, neutron, electron của nguyên tử nguyên tố R (thuộc nhóm VIIA) là 28. Hợp chất của R với hydrogen chứa liên kết

  1. Cộng hóa trị phân cực.
  2. Cộng hóa trị không phân cực.
  3. Ion.
  4. Cho – nhận.

Câu 25: Trong dung dịch NH3 (hỗn hợp NH3 và H2O) tồn tại số loại liên kết hydrogen là

  1. 2.
  2. 3.
  3. 4.
  4. 5.

 

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Trắc nghiệm Hóa học 10 kết nối tri thức - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu môn khác

Tài liệu mới cập nhật

Chat hỗ trợ
Chat ngay