Phiếu trắc nghiệm Hoá học 10 kết nối Ôn tập Chương 4: Phản ứng oxi hoá – khử; 5: Năng lượng hoá học; 6: Tốc độ phản ứng (P2)

Bộ câu hỏi trắc nghiệm Hoá học 10 kết nối tri thức. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Ôn tập Chương 4: Phản ứng oxi hoá – khử; 5: Năng lượng hoá học; 6: Tốc độ phản ứng (P2). Bộ trắc nghiệm gồm nhiều bài tập và câu hỏi ôn tập kiến thức trọng tâm. Hi vọng, tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp bổ sung thêm các câu hỏi.

ÔN TẬP CHƯƠNG 4+5+6: PHẢN ỨNG OXI HÓA – KHỬ + NĂNG LƯỢNG HÓA HỌC + TỐC ĐỘ PHẢN ỨNG

(PHẦN 2 - 25 CÂU)

Câu 1: Khối lượng K2Cr2O7 cần dùng để oxi hóa hết 1,2 mol FeSO4 trong môi trường H2SO4 loãng dư là

  1. 14,7 gam
  2. 9,8 gam
  3. 58,8 gam
  4. 29,4 gam

Câu 2: Những phát biểu nào sau đây là đúng?

  1. Tốc độ của phản ứng hoá học là đại lượng mô tả mức độ nhanh hay chậm của chất phản ứng được sử dụng hoặc sản phẩm được tạo thành.
  2. Tốc độ của phản ứng hoá học là hiệu số nồng độ của một chất trong hỗn hợp phản ứng tại hai thời điểm khác nhau.
  3. Tốc độ của phản ứng hoá học có thể có giá trị âm hoặc dương.
  4. Trong cùng một phản ứng hoá học, tốc độ tiêu thụ các chất phản ứng khác nhau sẽ như nhau nếu chúng được lấy với cùng một nồng độ.

Câu 3: Làm các thí nghiệm tương tự nhau: Cho 0,05 mol mỗi kim loại Mg, Zn, Fe vào ba bình đựng 100 mL dung dịch CuSO4 0,5 M. Nhiệt độ tăng lên cao nhất ở mỗi bình lần lượt là ∆T1,  ∆T2,  ∆T3. Sự sắp xếp nào sau đây là đúng?

  1. ∆T1< ∆T2< ∆T3.         
  2. ∆T3< ∆T1 <  ∆T2
  3. ∆T2< ∆T3< ∆T1.         
  4. ∆T3< ∆T2< ∆T1

Câu 4: Cần bao nhiêu gam Cu tác dụng vừa đủ với 15??0ml dung dịch AgNO 0,2M theo phương trình hóa học sau đây?

2AgNO + Cu    2Ag + Cu(NO)

  1. 1,28 g
  2. 1,92 g
  3. 0,32 g
  4. 2,56 g

Câu 5: Hòa tan hoàn toàn 1,08 gam Al bằng dung dịch HNO3 dư, sản phẩm thu được 2,688 lít khí X (sản phẩm khử duy nhất ở đktc). Công thức phân tử của X là

  1. NO.
  2. N2O.
  3. N2.
  4. NO2.

Câu 6: Trong hợp chất SO2, số oxi hóa của sulfur (lưu huỳnh) là

  1. +2.
  2. +3.
  3. +4.
  4. +5.

Câu 7: Phản ứng nào sau đây là phản ứng toả nhiệt?

  1. Phản ứng nhiệt phân muối KNO3.
  2. Phản ứng phân hủy khí NH3.
  3. Phản ứng oxi hoá glucose trong cơ thể.
  4. Phản ứng hoà tan NH4Cl trong nước.

Câu 8: Cho phản ứng xảy ra trong pha khí sau

H2 + Cl2 → 2HCl

Biểu thức tốc độ trung bình của phản ứng là

  1. .
  2. .
  3. .

Câu 9: Số oxi hóa là một số đại số đặc trưng cho đại lượng nào sau đây của nguyên tử trong phân tử

  1. Hóa trị.
  2. Điện tích.
  3. Khối lượng.
  4. Số hiệu.

Câu 10: Cho phản ứng hoá học xảy ra ở điều kiện chuẩn sau:

2NO2(g) (đỏ nâu) → N2O4(g) (không màu)

Biết NO2 và N2O4 có tương ứng là 33,18 kJ/mol và 9,16 kJ/mol. Điều này chứng tỏ phản ứng

  1. Toả nhiệt, NO2bền vững hơn N2O4.
  2. Thu nhiệt, NO2bền vững hơn N2O4.
  3. Toả nhiệt, N2O4bền vững hơn NO2.
  4. Thu nhiệt, N2O4bền vững hơn NO2.

Câu 11: Sục khí CO2 vào bình chứa dung dịch Na2CO3.

Tốc độ hấp thụ khí CO2 sẽ thay đổi như thế nào nếu thêm các HCl vào dung dịch

  1. Giảm.
  2. Tăng.
  3. Không thay đổi.
  4. Tăng sau đó giảm.

Câu 12: Chất nào sau đây trong các phản ứng chỉ đóng vai trò là chất oxi hóa

  1. S.
  2. F2.
  3. Cl2.
  4. N2.

Câu 13: Nung KNO3 lên 550 °C xảy ra phản ứng:

Phản ứng nhiệt phân KNO3 là

  1. Toả nhiệt, có ∆H < 0.
  2. Thu nhiệt, có ∆H > 0.
  3. Toả nhiệt, có ∆H > 0.
  4. Thu nhiệt, có ∆H < 0.

Câu 14: Cho các phản ứng hoá học sau

  1. a) Fe3O4(s) + 4CO (g) → 3Fe (s) + 4CO(g)
  2. b) 2NO2(g) → N2O4(g)
  3. c) H2(g) + Cl2(g) → 2HCl (g)
  4. d) CaO (s) + SiO2(s) → CaSiO3(s)
  5. e) CaO (s) + CO2(g) → CaCO3(s)
  6. g) 2KI (aq) + H2O2(aq) → I2(s) + 2KOH (aq)

Tốc độ những phản ứng nào ở trên thay đổi khi áp suất thay đổi?

  1. a, b, c, e.
  2. a, c, e, g.
  3. b, d, e, g.
  4. a, b, d, e.

Câu 15: Trong một thí nghiệm, người ta đo được tốc độ trung bình của phản ứng của zinc (dạng bột) với dung dịch H2SO4 0,005 mol/s. Nếu ban đầu cho 0,4 mol zinc (dạng bột) vào dung dịch H2SO4 ở trên thì sau bao lâu còn lại 0,05 mol zinc. 

  1. 59 (s).
  2. 70 (s).
  3. 38 (s).
  4. 78(s).

Câu 16: Cho các phương trình phân ứng sau, biết nhiệt sinh của NH3 bằng - 46 kJ/mol.

N2(g) + 3H2(g) →  2NH3(g) (a)

12N2(g) + 32H2(g) →  2NH3(g)  (b)

Khi tổng hợp được 1 tấn NH3 thì nhiệt lượng toả ra hay thu vào là bao nhiêu?

  1. 2,7.106kJ.
  2. 2,7.10-6kJ.
  3. 2,4.10-6kJ
  4. 2,4.106kJ

Câu 17: Cho phương trình hóa học: Al + HNO3 → Al(NO3)3 + NO + N2O + H2O.

(Biết tỉ lệ thể tích N2O : NO =1 : 3)

Sau cân bằng phương trình hóa học trên với hệ số các chất là những số nguyên, tối giản thì hệ số của HNO3 là

  1. 66.
  2. 60.
  3. 51.
  4. 63.

Câu 18:  Cách nào sau đây sẽ làm củ khoai tây chín nhanh nhất?

  1. Luộc trong nước sôi.     
  2. Hấp cách thuỷ trong nồi cơm. 
  3. Nướng ở 180°C.     
  4. Hấp trên nồi hơi.

Câu 19: Sự phá vỡ liên kết cần ….. năng lượng, sự hình thành liên kết …... năng lượng.

Cụm từ tích hợp điền vào chỗ chấm trên lần lượt là

  1. Cung cấp, giải phóng.
  2. Giải phóng, cung cấp.
  3. Cung cấp, cung cấp.
  4. Giải phóng, giải phóng.

Câu 20: Cho KI tác dụng với KMnO4 trong môi trường H2SO4, thu được 1,51 gam MnSO4. Số mol I2 tạo thành và KI tham gia phản ứng là

  1. 0,025 và 0,0050.
  2. 0,030 và 0,060.
  3. 0,050 và 0,100.
  4. 0,0050 và 0,050.

Câu 21: Thực hiện phản ứng sau CaCO3 + 2HCl → CaCl2 + CO + H2O

Theo dõi thể tích CO2 thoát ra theo thời gian, thu được đồ thị như sau (thể tích khí được đo ở áp suất khí quyển và nhiệt độ phòng). 

 Trong các phát biểu sau, phát biểu nào không đúng?

  1. Ở thời điểm 90 giây, tốc độ phản ứng bằng 0.
  2. Tốc độ phản ứng giảm dần theo thời gian.
  3. Tốc độ trung bình của phản ứng trong khoảng thời gian từ thời điểm đầu đến 75 giây là 0,33 mL/s.
  4. Tốc độ trung bình của phản ứng trong các khoảng thời gian 15 giây là như nhau.

Câu 22: Để làm nóng khẩu phần ăn, người ta dùng phản ứng giữa CaO và H2O

CaO (s) + H2O (l) → Ca(OH)2 (aq)          ∆H = -105 kJ.

Cần cho m gam CaO vào 250g H2O để nâng nhiệt độ từ 20°C lên 80°C. Giá trị của m là

  1. 38,06 (g).
  2. 33,6 (g).
  3. 34,02 (g).
  4. 37,22 (g).

Câu 23: Hòa tan hoàn toàn sắt oxit bằng dung dịch H2SO4 đặc nóng (vừa đủ), thu được 2,24 lít khí SO2 (đktc). Cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được 120 gam muối khan. Công thức của sắt oxit là

  1. FeO.
  2. Fe2O3.
  3. Fe3O4.
  4. FeO hoặc Fe3O4.

Câu 24: Chromium có số oxi hóa +3 trong hợp chất nào sau đây

  1. Cr(OH)2.
  2. Na2CrO4.
  3. CrCl2.
  4. Cr2O3.

Câu 25: Những ngày nóng nực, pha viên sủi vitamin C vào nước để giải khát, khi viên sủi tan, thấy nước trong cốc mát hơn đó là do

  1. Xảy ra phản ứng thu nhiệt.
  2. Xảy ra phản ứng tỏa nhiệt.
  3. Xảy ra phản ứng trao đổi chất với môi trường.
  4. Có sự giải phóng nhiệt lượng ra ngoài môi trường.

 

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Trắc nghiệm Hóa học 10 kết nối tri thức - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu môn khác

Tài liệu mới cập nhật

Chat hỗ trợ
Chat ngay