Phiếu trắc nghiệm Tiếng Việt 4 cánh diều bài 13: Đọc 1 - Đàn bò gặm cỏ
Bộ câu hỏi trắc nghiệm Tiếng Việt 4 cánh diều. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Bài 13: Đọc 1 - Đàn bò gặm cỏ. Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Nhận biết, thông hiểu, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng, tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp bổ sung thêm các câu hỏi.
Xem: => Giáo án tiếng việt 4 cánh diều
CHỦ ĐỀ: ĐẤT NƯỚCBÀI 13: NIỀM VUI LAO ĐỘNGĐỌC 1: ĐÀN BÒ GẶM CỎ(20 CÂU)
A. TRẮC NGHIỆM
I. NHẬN BIẾT (10 CÂU)
ĐỌC 1: ĐÀN BÒ GẶM CỎ(20 CÂU)
A. TRẮC NGHIỆM
I. NHẬN BIẾT (10 CÂU)
Câu 1: Bài đọc Đàn bò gặm cỏ tác giả là ai?
- Hồ Phương.
- Hồ Dzếnh.
- Nguyễn Thị Mai.
- Nguyễn Quang Sáng.
Câu 2: Ai là người đã lùa đàn bò đi ăn?
- Mai.
- Nhẫn.
- Nương.
- Con Nâu.
Câu 3: Sau mấy đêm mưa phùn khu đồi thay đổi như thế nào?
- Hoang tàn do cháy rừng.
- Cỏ cây héo úa do thiếu nước.
- Cỏ non mọc thơm ngát, trải ra mênh mông khắp sườn đồi.
- Đã bị lâm tặc chặt hết những cây gỗ quý.
Câu 4: Con Tô là chỉ con vật nào trong bài?
- Con trâu.
- Con bò.
- Con gà.
- Con chó.
Câu 5: Tiếng gặm cỏ của đàn bò được so sánh với gì?
- Tiếng của những đàn chuồn chuồn vỗ cánh.
- Tiếng vo ve của những con ong mật.
- Một nong tằm ăn rỗi khổng lồ.
- Tiếng đàn sư tử oai phong, lầm liệt.
Câu 6: Chi tiết nào dưới đây miêu tả con Ba Bớp?
- “Sủa đông sủa tây”.
- “Hùng học ăn”.
- “Phàm ăn tục uống”.
- “Ăn tranh cỏ của mẹ”.
Câu 7: Sủa đông sủa tây có nghĩa là gì?
- Sủa về hướng Tây.
- Sủa về hướng Đông.
- Sủa về hướng Nam.
- Sủa khắp các phía, khắp nơi.
Câu 8: Ăn rỗi (tằm) có nghĩa là gì?
- Ăn ít.
- Ăn nhiều và khỏe.
- Ăn tham.
- Biếng ăn.
Câu 9: Cu Tũn là gì trong bài Đàn cò gặm cỏ?
- Con bò.
- Em trai của Nhẫn.
- Em trai của hàng xóm.
- Con chó.
Câu 10: Tác giả đã dùng những từ ngữ xưng hô như thế nào để gọi tên đàn bò?
- Mẹ.
- Mẹ con.
- Chị.
- Tất cả các đáp án trên.
II. THÔNG HIỂU (05 CÂU)
Câu 1: Vì sao tác giả dùng những từ xưng hô của con người dành cho đàn bò?
- Vì cách dùng từ ngữ xưng hô của con người dành cho các con vật làm cho các con vật trở nên thú vị và sinh động, thể hiện sự gắn bó thân thiết giữa con người và con vật.
- Vì cách dùng từ ngữ xưng hô của con người chỉ vật làm cho đàn bò trở nên oai phong hơn.
- Vì cách dùng từ ngữ xưng hô của con người chỉ vật làm cho câu chuyên trở nên khách quan hơn.
- Vì cách dùng từ ngữ xưng hô của người chỉ vật làm cho câu chuyện trở nên có thiện cảm hơn.
Câu 2: Trong câu “Mẹ con chị Vàng ăn riêng một chỗ” tác giả sử dụng biện pháp tu từ gì?
- So sánh
- Nhân hóa.
- Ẩn dụ.
- Nói quá.
Câu 3: Qua những cảm nhận, sự quan sát của Nhẫn khi đàn bò gặm cỏ cho thấy anh Nhẫn là người như thế nào?
- Là người không yêu quý động vật.
- Là người rất yêu lao động nên đã có những sự quan sát tỉ mẩn về đàn bò.
- Là người có lòng dũng cảm dám nhận lỗi.
- Là người yêu thương gia đình hết mực.
Câu 4: Tại sao đàn bò lại mừng rỡ khi được ra đồi ăn cỏ?
- Vì đàn bò bị đói ba ngày rồi.
- Vì đàn bò sẽ được di cư đi nơi khác.
- Vì đàn bò nhìn thấy cỏ xanh non, ngọt ngào, thơm ngát, trải ra mênh mông trên khắp các sườn đồi.
- Tất cả các đáp án trên.
Câu 5: Em có cảm nhận gì về khung cảnh thiên nhiên trong bài?
- Hùng vĩ, tráng lệ.
- Khung cảnh thiên nhiên làng quê yên bình và trong lành.
- Núi non trập trùng.
- Cây xanh rợp bóng mát.
III. VẬN DỤNG (03 CÂU)
Câu 1: Trong câu “Chị Vàng lại dịu dàng nhường cho nó” từ “dịu dàng” thuộc loại từ gì?
- Danh từ.
- Động từ.
- Tính từ.
- Thán từ.
Câu 2: Đâu là ý nghĩa của bài đọc Đàn bò gặm cỏ?
- Niềm say mê lao động của những người nông dân.
- Niềm say mê những con bò của Nhẫn.
- Niềm say mê tìm ra những sườn đồi nhiều cỏ non cho bò.
- Niềm say mê khi ngắm đàn bò gặm cỏ.
Câu 3: Đâu không phải là thái độ, hoạt động của đàn bò khi được ra đồi cỏ?
- Cả đàn bò rống lên sung sướng.
- Đàn bò mừng rỡ khi được ra đồi gặm cỏ.
- Đàn bò nhảu cẫng lên, xô nhau chạy.
- Mừng lây, hai chân chồm lên chồm xuống.
IV. VẬN DỤNG CAO (02 CÂU)
Câu 1: Bài đọc nào dưới đây nói về niềm say mê trong lao động của người nông dân?
- Đàn bò gặm cỏ.
- Món quà.
- Sự thật là thước đo chân lí.
- Người giàn khoan.
--------------- Còn tiếp ---------------
=> Giáo án Tiếng Việt 4 cánh diều Bài 13 Chia sẻ và Đọc 1: Đàn bò gặm cỏ