Phiếu trắc nghiệm Tiếng Việt 4 cánh diều bài 17: Đọc 4 - Bức mật thư

Bộ câu hỏi trắc nghiệm Tiếng Việt 4 cánh diều. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Bài 17: Đọc 4 - Bức mật thư. Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Nhận biết, thông hiểu, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng, tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp bổ sung thêm các câu hỏi.

CHỦ ĐỀ: NGÔI NHÀ CHUNG

BÀI 17: KHÁM PHÁ THẾ GIỚI

ĐỌC 4: BỨC MẬT THƯ

(20 CÂU)

A. TRẮC NGHIỆM

I. NHẬN BIẾT (10 CÂU)

Câu 1: Bài đọc Bức mật thư của tác giả nào?

  1. Giuyn Véc-Nơ.
  2. Pu-Skin.
  3. Giắc Lân-Đơn.
  4. Go-rơ-ki.

Câu 2: Bài đọc trên trích từ truyện nào?

  1. Tuyển tập những truyện ngắn trên thế giới.
  2. Tiểu thuyết Đất rừng phương Nam.
  3. Cuộc du hành vào lòng đất của Giuyn Véc – nơ.
  4. Chuyện kể của một em bé người An-dát.

Câu 3: Da thuộc là loại da gì?

  1. Da bò được chế biến để làm giày dép và các đồ dùng khác.
  2. Da súc vật đã được chế biến thành vật liệu dai và bền để làm giày dép, quần áo và đồ dùng khác.
  3. Da cá sấu dùng làm túi, giày và thắt lưng.
  4. Da đà điều với những họa tiết độc đáo dùng để tạo ra những chiếc ví, túi xách.

Câu 4: Nhân vật cháu trong chuyện Bức thư mật tên gì?

  1. An.
  2. Xa-cnu-xem.
  3. Ác-xen.
  4. Xníp-phin

Câu 5: Ai là người đã phát hiện ra cách đọc thư?

  1. Người chú.
  2. Người cháu Ác – xen.
  3. Xa-cnu-xem.
  4. Xníp-phin.

Câu 6: Người cháu phát hiện ra nội dung bức thư bằng cách nào?

  1. Hơ qua lửa khiến bức thư hiện lên chữ.
  2. Đưa ra nắng và dòng chữ hiện lên.
  3. Vô tình dùng bức thư làm quạt.
  4. Đọc ngược bức thư.

Câu 7: Hành động của người chú khi đọc được nội dung của bức thư?

  1. Bảo người cháu ngay lập tức chuẩn bị hành lí lên đường.
  2. Bảo người cháu chuẩn bị một tuần sau sẽ lên đường.
  3. Bảo người cháu đưa bức thư đến cho Xa-cnu-xem.
  4. Tất cả các đáp án trên.

Câu 8: Người cháu có thái độ gì khi phát hiện ra nội dung bức thư?

  1. Buồn bã.
  2. Từ kinh ngạc cho đến hoảng hồn.
  3. Sợ hãi.
  4. Sửng sốt.

Câu 9: Thái độ của người cháu khi người chú yêu cầu Ác-xen ngay lập tức chuẩn bị hành lí?

  1. Buồn bã.
  2. Từ kinh ngạc cho đến hoảng hồn.
  3. Sợ hãi.
  4. Sửng sốt.

Câu 10: Người cháu có suy nghĩ gì khi đọc được nội dung bức thư?

  1. Sẽ nói bí mật của bức thư cho người chú ngay lập tức.
  2. Sẽ giữ bí mật về nội dung bức thư.
  3. Giữ im lặng không nói cho người chú vì sợ chú sẽ sẵn sàng mạo hiểm và kéo tôi theo.
  4. Tất các các đáp án trên.

II. THÔNG HIỂU (05 CÂU)

Câu 1: Tại sao người cháu không định nói với chú về phát hiện của mình?

  1. Vì người cháu muốn tự đi vào lòng Trái Đất một mình.
  2. Vì người cháu nghĩ chú sẽ sẵn sàng mạo hiểm và kéo theo mình đi vào lòng Trái Đất.
  3. Vì người cháu muốn chú tự giải mã mật mã của bức thư.
  4. Vì người cháu muốn chú tập trung vào nghiên cứu thí nghiệm hiện tại của mình.

Câu 2: Vì sao người chú tin vào bức mật thư và quyết định thực hiện ngay cuộc thám hiểm?

  1. Vì trong bức thư xuất hiện tên của một nhà thám hiểm nổi tiếng thời xưa.
  2. Vì người chú là người đam mê nghiên cứu.
  3. Vì người chú đang đã hoài nghi về điều đó khi đọc sách của Xa-cn-xem.
  4. Tất cả các đáp án trên.

Câu 3: Em có cảm nhận gì về người chú trong bài Bức thư mật?

  1. Là người đam mê nghiên cứu, mạo hiểm khám phá khoa học.
  2. Là một người dũng cảm khi tiến vào lòng Trái Đất.
  3. Là nhà nghiên cứu sáng tạo kĩ thuật tài giỏi.
  4. Là người hay tưởng tượng về sự phát triển của khoa học kĩ thuật trong tương lai.

Câu 4: Nội dung của truyện Cuộc du hành vào lòng đất của Giuyn Véc-nơ là gì?

  1. Nội dung truyện là những nhà khoa học có những phát minh lớn.
  2. Nội dung trện là tưởng tượng của nhà văn dựa trên những dự đoán về sự phát triển của khoa học, kĩ thuật trong tương lai.
  3. Nội dung truyện là tưởng tượng của những nhà khoa học về sự phát triển của khoa học kĩ thuật trong tương lai.
  4. Nội dung truyện là tưởng tượng người cháu về những phát minh của chú về khoa học và kĩ thuật trong tương lai.

Câu 5: Tại sao người cháu quyết định nói với chú về phát hiện của mình?

  1. Vì người cháu quyết tâm mạo hiểm cũng chú.
  2. Vì người cháu biết say mê khoa học và sẽ không ngừng tìm cách để đọc được bí mật của bức thư.
  3. Vì người cháu đã chuẩn bị sẵn hành lí để lên đường.
  4. Vì người cháu muốn được chú tuyên dương khen thưởng.

III. VẬN DỤNG (03 CÂU)

Câu 1: Đâu là nội dung của bức thư?

  1. “Xuống miệng núi lửa Xníp-phin trước tháng Bảy. Các bạn sẽ tới được trung tâm Trái Đất. Xa-cnu-xem”.
  2. “Xa-cnu-xem là một nhà thám hiểm nổi tiếng thời xưa”.
  3. “Đó là miếng da to bằng bàn tay, có những dòng chữ kì lạ”.
  4. Tất cả các đáp án trên.

Câu 2: Trong bài Bức thư mật, đâu là tên của một nhà thám hiểm nổi tiếng thời xưa?

  1. Ác-xen.
  2. Xa-cnu-xem.
  3. Xníp-phin.
  4. Colombo.

Câu 3: Xác định những chủ ngữ trong câu sau.

Xa-cnu-xem là một nhà thám hiểm nổi tiếng thời xưa. Ác-xen, cháu chuẩn chuẩn bị hành lí cho chú.

  1. Xa-cnu-xem, nhà thám hiểm.
  2. Ác-xen, cháu.
  3. Xa-cnu-xem, nhà thám hiểm, Ác-xen, cháu.
  4. Xa-cnu-xem, nhà thám hiểm, chú.

IV. VẬN DỤNG CAO (02 CÂU)

Câu 1: Bài đọc nào dưới đây nói về nhà khoa học mạo hiểm say mê nghiên cứu tìm hiểu về khoa học, kĩ thuật?

  1. Món quà.
  2. Ngọn đuốc trong đêm.
  3. Chuyện cổ tích về loài người.
  4. Bức thư mật.

 --------------- Còn tiếp ---------------

=> Giáo án Tiếng Việt 4 cánh diều Bài 17 Đọc 4: Bức mật thư

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm tiếng việt 4 cánh diều - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu môn khác

Tài liệu mới cập nhật

Chat hỗ trợ
Chat ngay