Trắc nghiệm bài 2 KNTT: Cảm thông, giúp đỡ người gặp khó khăn

Bộ câu hỏi trắc nghiệm đạo đức 4 Kết nối tri thức. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Bài 2 Cảm thông, giúp đỡ người gặp khó khăn. Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng, tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp bổ sung thêm các câu hỏi.

BÀI 2: CẢM THÔNG, GIÚP ĐỠ NGƯỜI GẶP KHÓ KHĂN

(25 CÂU)

A. TRẮC NGHIỆM

I. NHẬN BIẾT (10 CÂU)

Câu 1: Giúp đỡ là gì?

A.   Là yêu thương người khác.

B.   Là làm giảm bớt khó khăn hoặc để thực hiện một công việc nào đó.

C.   Là chia sẻ cho người khác đồ ăn.

D.   Tất cả các đáp án trên đều sai.

Câu 2: Người nào được nhận sự giúp đỡ từ cộng đồng?

A.   Người lao động.

B.   Người giàu có.

C.   Người nghèo khổ, khó khăn.

D.   Người may mắn.

Câu 3: Giúp đỡ người khác sẽ nhận được điều gì?

A.   Mọi người yêu quý và kính trọng.

B.   Người khác nể và yêu quý.

C.   Mọi người coi thường.

D.   Mọi người xa lánh.

Câu 4: Giúp đỡ người gặp hoàn cảnh khó khăn là việc làm tốt đúng hay sai?

A.   Đúng

B.   Sai

Câu 5: Người biết cảm thông, chia sẻ là những người?

A.   Luôn đặt lợi ích của bản thân lên vị trí hàng đầu.

B.   Thường xuyên gây gổ, đánh nhau với mọi người.

C.   Thường xuyên động viên, an ủi người khác khi họ gặp khó khăn.

D.   Bất chấp làm mọi việc để đạt được mục đích của bản thân.

Câu 6: Cảm thông là đặt mình vào vị trí người khác để làm gì?

A.   Đồng hành với việc làm của người đó.

B.   Chế nhạo những việc làm của người đó.

C.   Chứng tỏ bản thân mình trước người đó.

D.   Nhận biết và hiểu được cảm xúc của người đó.

Câu 7: Sự đồng cảm với người khác khi gặp khó khăn, hoạn nạn theo khả năng của mình là nội dung của khái niệm nào sau đây?

A.   Chia sẻ.

B.   Quan tâm.

C.   Giúp đỡ.

D.   Cảm thông.

Câu 8: Để cảm thông, giúp đỡ người khác chúng ta nên có biểu hiện nào sau đây?

A.   Sẵn sàng cho đi khi người khác gặp khó khăn, mất mát.

B.   Chỉ quan tâm, giúp đỡ người khác khi có lợi.

C.   Có lối sống ích kỷ, nhỏ nhen, chỉ quan tâm đến lợi ích bản thân.

D.   Sống khép mình, không quan tâm đến mối quan hệ xung quanh.

Câu 9: Để cảm thông, giúp đỡ người khác chúng ta không nên làm điều gì sau đây?

A.   Luôn mở lòng để trao những quan tâm, chia sẻ đến mọi người.

B.   Phê phán thói ích kỉ, thờ ơ trước khó khăn, mất mát của người khác.

C.   Luôn đặt lợi ích của bản thân lên trên sau đó mới quan tâm người khác.

D.   Quan sát, lắng nghe, đặt mình vào vị trí của người khác, sẵn sàng giúp đỡ họ.

Câu 10: Người gặp khó khăn là?

A.   Người đàn ông khiếm thị.

B.   Cậu bé bị ốm nặng.

C.   Gia đình nghèo khó.

D.   Tất cả các đáp án trên.

II. THÔNG HIỂU (10 CÂU)

Câu 1: Hành động cảm thông, giúp đỡ người khác đặc biệt là trong những lúc khó khăn hoạn nạn là biểu hiện của?

A.   Tự chủ, tự lập.

B.   Tự nhận thức bản thân.

C.   Cần cù, siêng năng.

D.   Yêu thương con người.

Câu 2: Đâu không phải là hoàn cảnh khó khăn?

A.   Mồ côi cha mẹ.

B.   Bị tật nguyền.

C.   Người may mắn.

D.   Bị chất độc màu da cam.

Câu 3: Hành động nào dưới đây thể hiện sự cảm thông, giúp đỡ người gặp khó khăn?

A.   Mở quán ăn từ thiện cho những người có hoàn cảnh khó khăn.

B.   Bảo vệ những thứ người lao động miệt mài sáng tạo.

C.   Phá hoại của công, bỏ thừa thức ăn.

D.   Tất cả các đáp án trên đều đúng.

Câu 4: Trao tặng ngôi nhà cho người già không nơi nương tựa có phải giúp đỡ người gặp khó khăn không?

A.  

B.   Không

Câu 5: Những việc làm thể hiện sự cảm thông, giúp đỡ người có hoàn cảnh khó khăn là?

A.   Hành động khích lệ, động viên, an ủi khi bạn bè, người thân gặp khó khăn.

B.   Giúp bạn qua đường khi bạn không thể đứng dậy được.

C.   Quyên góp, ủng hộ quần áo, sách vở cho đồng bào bị ảnh hưởng thiên tai, lũ lụt.

D.   Tất cả đáp án trên đều đúng.

Câu 6: Khi mọi người xung quanh em gặp khó khăn em sẽ làm gì?

A.   Động viên, an ủi và giúp đỡ họ.

B.   Không quan tâm.

C.   Thờ ơ, vô cảm.

D.   Đáp án A, C đúng.

Câu 7: Sự cảm thông, giúp đỡ những người gặp khó khăn tạo sức mạnh to lớn, nghị lực, niềm tin vào một ngày mai tươi sáng đúng hai sai?

A.   Đúng

B.   Sai

Câu 8: Em đồng tình với ý kiến nào dưới đây?

A.   Cẩn động viên, an ủi khi người khác gặp chuyện buồn.

B.   Quan tâm, giúp đỡ người gặp khó khăn là việc của người lớn.

C.   Chỉ giúp đỡ người khó khăn nếu họ là người mình quen biết.

D.   Tất cả các đáp án trên đều đúng.

Câu 9: Thái độ, hành vi thể hiện sự cảm thông, giúp đỡ?

A.   Chân thành.

B.   Tỏ vẻ thương hại, ban ơn.

C.   Quan tâm, lắng nghe.

D.   Đáp án A, C đúng.

Câu 10: Những việc làm em có thể giúp bà cụ sống neo đơn một mình là?

A.   Hỏi thăm.

B.   Trò chuyện.

C.   Dọn dẹp nhà cửa.

D.   Tất cả các đáp án trên đều đúng.

III. VẬN DỤNG (3 CÂU)

Câu 1: Những món quà tái chế từ vỏ chai nhựa được các bạn lớp 4A làm sẽ được gửi đi làm quà cho các bạn học sinh ở vùng sâu vùng xa. Theo em, việc làm đó có ý nghĩa gì?

A.   Giảm ô nhiễm môi trường và tạo niềm vui cho các bạn có hoàn cảnh khó khăn.

B.   Không có ý nghĩa gì cả.

C.   Kiếm thêm tiền từ việc làm quà tặng

D.   Làm hạ nhân phẩm con người.

Câu 2: Chi dự định chiều Chủ nhật sẽ cùng các bạn tới giúp bà cụ neo đơn ở cùng xóm nhưng Hải mời Chi chiều hôm đó sang nhà bạn dự sinh nhật. Nếu là Chi, em sẽ làm gì?

A.   Em sẽ sang nhà bạn dự sinh nhật.

B.   Em sẽ từ chối Hải và tới giúp bà cụ neo đơn ở cùng xóm.

C.   Em sẽ dự sinh nhật trước rồi mới tới nhà bà cụ.

D.   Đáp án A, C đúng.

Câu 3: Điền từ thích hợp vào chỗ trống “…người khác khi gặp khó khăn, nghèo khó thật đáng quý. Cho dù hoàn cảnh gia đình đã khá giả nhưng cũng không thể so sánh được với … những người gặp khó khăn, nghèo khổ, cho dù chỉ là một món quà nhỏ”

A.   Mặc kệ.

B.   Sự giúp đỡ.

C.   Sự yêu thương.

D.   Tất cả các đáp án trên đều sai.

IV. VẬN DỤNG CAO (2 CÂU)

Câu 1: Gia đình P có hoàn cảnh khó khăn, bố mất sớm, mẹ P phải một mình làm lụng nuôi hai con. Gần đây, mẹ của P bị ốm nên P thường xuyên phải nghỉ học để chăm mẹ. Nếu là bạn cùng lớp, biết được hoàn cảnh của P em nên chọn cách ứng xử nào sau đây?

A.   Kêu gọi các bạn cùng lớp quyên góp, hỗ trợ P.

B.   Làm ngơ vì không liên quan đến bản thân mình.

C.   Kêu gọi các bạn trong lớp xa lánh vì nhà P nghèo.

D.   Khuyên P nên nghỉ học để ở nhà làm việc giúp mẹ.

Câu 2: Tìm câu tục ngữ thể hiện sự giúp đỡ mọi người có hoàn cảnh khó khăn?

A.   Công cha như núi Thái Sơn.

B.   Chuồn chuồn bay thấp thì mưa.

C.   Lá lành đùm lá rách.

D.   Tất cả các đáp án trên đều đúng.

=> Giáo án Đạo đức 4 kết nối Bài 2: Cảm thông, giúp đỡ người gặp khó khăn

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm đạo đức 4 kết nối tri thức - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu môn khác

Tài liệu mới cập nhật

Chat hỗ trợ
Chat ngay