Trắc nghiệm bài 5 KNTT: Bảo vệ của công

Bộ câu hỏi trắc nghiệm đạo đức 4 Kết nối tri thức. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Bài 5_Bảo vệ của công. Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng, tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp bổ sung thêm các câu hỏi.

BÀI 5: BẢO VỆ CỦA CÔNG

(25 CÂU)

A. TRẮC NGHIỆM

I. NHẬN BIẾT (10 CÂU)

Câu 1: Công trình công cộng là gì?

A.   Là tài sản chung của xã hội, mọi người dân đều có trách nhiệm bảo vệ, giữ gìn.

B.   Là tài sản cá nhân.

C.   Có trách nhiệm bồi thường khi gây thiệt hại tài sản.

D.   Tất cả các đáp án trên đều đúng.

Câu 2: Biểu hiện của bảo vệ của công là?

A.   Báo thầy cô khi có đối tượng đập phá trường học.

B.   Ngăn nạn chặt phá rừng.

C.   Ngăn chặn nạn khai thác cát bừa bãi ven sông Hồng.

D.   Tất cả các đáp án trên đều đúng.

Câu 3: Đâu là tài sản của công?

A.   Nhà vệ sinh công cộng.

B.   Đường xá.

C.   Công viên.

D.   Tất cả các đáp án trên đều đúng.

Câu 4: Đâu không phải là tài sản công cộng?

A.   Căn cước công dân.

B.   Cầu đường.

C.   Đường sắt.

D.   Đường sắt trên cao.

Câu 5: Hành vi nào sau đây thể hiện sự bảo vệ của công?

A.   Vẽ lên các tượng đá trong chùa.

B.   Không ngắt lá bẻ cành nơi công cộng.

C.   Tự ý sử dụng tài sản của người khác khi chưa có sự đồng ý của chủ sở hữu.

D.   Lừa đảo chiếm đoạt tài sản của người khác.

Câu 6: Nhà văn hoá có phải công trình công cộng không?

A.  

B.   Không

Câu 7: Em đồng tình với ý kiến nào dưới đây?

A.   Tượng đá trong chùa là những công trình chung của mọi người, cần được giữ gìn và bảo vệ.

B.   Xóm ngõ là lối đi chung của mọi người, ai cũng cần có ý thức và trách nhiệm giữ gìn.

C.   Khắc chữ lên cây để lưu giữ kỉ niệm.

D.   Đáp án A, B đúng.

Câu 8: Bảo vệ của công đem lại cho chúng ta lợi ích gì?

A.   Làm cho chúng ta ngày một giàu có hơn, văn minh, lịch sự hơn.

B.   Không đem lại lợi ích gì.

C.   Làm cho mỗi cá nhân thêm yêu cuộc sống.

D.   Tất cả các đáp án trên đều đúng.

Câu 9: Em không đồng tình với ý kiến nào dưới đây?

A.   Không bảo vệ của công là thiếu ý thức, trách nhiệm.

B.   Ai cũng có quyền sử dụng của công theo ý thích của mình.

C.   Biết bảo vệ của công là thể hiện nếp sống văn minh.

D.   Tất cả các đáp án trên.

Câu 10: Các biểu hiện bảo vệ của công là?

A.   Rào chắn để bảo vệ cây xanh.

B.   Tuân thủ quy định nơi công cộng, không sờ vào hiện vật.

C.   Nhắc nhở bạn khi quên khoá vòi nước.

D.   Tất cả các đáp án trên đều đúng.

II. THÔNG HIỂU (10 CÂU)

Câu 1: Đối với tài sản công cộng, công dân cần có trách nhiệm gì?

A.   Tôn trọng và bảo vệ.

B.   Khai thác và sử dụng hợp lí.

C.   Chiếm hữu và sử dụng.

D.   Tôn trọng và khai thác.

Câu 2: Công trình công cộng không phải của riêng mình nên không cần giữ gìn đúng hay sai?

A.   Đúng

B.   Sai

Câu 3: Em đồng ý với ý kiến nào sau đây?

A.   Giữ gìn công trình công cộng là thể hiện ý thức bảo vệ của công.

B.   Chỉ người lớn mới có khả năng bảo vệ, giữ gìn công trình công cộng.

C.   Bảo vệ, giữ gìn các điểm vui chơi là không cần thiết.

D.   Tất cả các đáp án trên đều sai.

Câu 4: Điền từ thích hợp vào chỗ trống “Bảo vệ…là trách nhiệm chung của xã hội. Các công trình đó phục vụ cho lợi ích của mọi người”?

A.   Tài sản cá nhân.

B.   Công trình công cộng.

C.   Tài nguyên thiên nhiên.

D.   Đáp án A, C đúng.

Câu 5: Điền từ thích hợp vào chỗ trống “Mọi người đều phải có trách nhiệm …, giữ gìn các công trình công cộng”?

A.   Bảo tồn.

B.   Bảo vệ.

C.   Giữ gìn.

D.   Khai thác.

Câu 6: Vì sao giữ gìn các công trình công cộng cũng chính là bảo vệ lợi ích của mình?

A.   Những công trình công cộng đều được xây dựng bằng những đồng tiền của nhân dân, trong đó có bố mẹ và gia đình mình.

B.   Vì các công trình công cộng rất đẹp.

C.   Vì công trình công cộng đem lại niềm vui cho chúng ta.

D.   Đáp án A, C đúng.

Câu 7: Vào giờ ra chơi, một số bạn nam bẻ chậu hoa ở hành lang lớp học để làm gôn đá bóng. Theo em, hành động này đúng hay sai?

A.   Sai

B.   Đúng

Câu 8: Vì sao phải bảo vệ của công?

A.   Để giữ gìn tài sản cho đất nước.

B.   Tránh gây hỏng hóc.

C.   Tránh gây lãng phí.

D.   Tất cả các đáp án trên đều đúng.

Câu 9: Đâu là tên các công trình công cộng?

A.   Kinh thành Huế.

B.   Trường học.

C.   Thảo Cầm Viên.

D.   Tất cả các đáp án trên đều đúng.

Câu 10: Em không đồng tình với hành vi nào sau đây?

A.   Tài luôn nhớ tắt máy vi tính sau khi sử dụng ở phòng thực hành tin học.

B.   Dũng cất dụng cụ thể thao sau khi kết thúc buổi học thể dục.

C.   Nam và một vài bạn bôi bã kẹo cao su lên ghế ngồi ở sân vận động sau khi xem bóng đá.

D.   Huệ cùng các bạn tham gia dọn vệ sinh ở bãi biển nhằm góp phần bảo vệ môi trường.

III. VẬN DỤNG (3 CÂU)

Câu 1: Trên báo đăng tin, tại tỉnh Bình Dương xảy ra việc một số người quá khích đã đập phá tài sản, phá hoại cơ sở vật chất của Nhà nước. Hành vi này gọi là?

A.   Phá hoại tài sản cá nhân.

B.   Hành vi trộm cắp tài sản.

C.   Phá hoại của công.

D.   Tất cả các đáp án trên đều đúng.

Câu 2: Một hôm, khi đi chăn trâu ở gần đường sắt, Hưng thấy một số thanh sắt ở đường ray đã bị bọn trộm lấy đi. Nếu em là bạn Hưng, em sẽ làm gì khi đó?

A.   Báo ngay với người lớn hoặc người có trách nhiệm về việc này (công an, nhân viên, đường sắt…).

B.   Báo ngay với bạn bè.

C.   Mặc kệ và tiếp tục chăn trâu.

D.   Lấy sắt về để bán.

Câu 3: Trên đường đi học về, Toàn thấy mấy bạn nhỏ rủ nhau lấy đất, đá ném vào các biển báo giao thông ven đường. Trong tình huống đó, Toàn nên làm gì?

A.   Nhắc nhở các bạn nhỏ.

B.   Phân tích lợi ích của biển báo giao thông.

C.   Giúp các bạn nhỏ thấy rõ tác hại của hành động ném đất đá vào biển báo giao thông.

D.   Tất cả các đáp án trên đều đúng.

IV. VẬN DỤNG CAO (2 CÂU)

Câu 1: Trách nhiệm của em đối với bảo vệ của công là gì?

A.   Giữ gìn vệ sinh đường phố, không vứt rác bừa bãi.

B.   Không vẽ bậy lên tường trên đường phố.

C.   Không khắc tên lên cây.

D.   Tất cả các đáp án trên đều đúng.

Câu 2: Để bảo vệ các công trình công cộng, học sinh cần phải làm gì?

A.   Không leo trèo lên các tượng đá, công trình công cộng.

B.   Tham gia vào dọn dẹp, giữ gìn công trình chung.

C.   Không khắc tên, làm bẩn, làm hư hỏng các tài sản chung trong nhà trường.

D.   Tất cả các đáp án trên đều đúng.

=> Giáo án Đạo đức 4 kết nối Bài 5: Bảo vệ của công

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm đạo đức 4 kết nối tri thức - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu môn khác

Tài liệu mới cập nhật

Chat hỗ trợ
Chat ngay