Trắc nghiệm đạo đức 3 kết nối tri thức Bài 8_Xử lí bất hòa với bạn bè

Bộ câu hỏi trắc nghiệm đạo đức 3 kết nối tri thức với cuộc sống. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Bài 8_Xử lí bất hòa với bạn bè. Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng, tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp bổ sung thêm các câu hỏi.

CHỦ ĐỀ 7: XỬ LÍ BẤT HÒA VỚI BẠN BÈ

BÀI 8: XỬ LÍ BẤT HÒA VỚI BẠN BÈ

A. TRẮC NGHIỆM

1. NHẬN BIẾT (7 câu)

Câu 1: “Bất hòa với bạn bè” là gì?

A. Là xảy ra xung đột, mâu thuẫn với bạn bè.

B. Là bạn bè yêu thương, giúp đỡ, nhường nhịn nhau.   

C. Là bạn bè nói xấu, khinh thường lẫn nhau.  

D. Là cuộc thảo luận, tranh luận diễn ra tốt đẹp.   

Câu 2: Đâu là biểu hiện của bất hòa giữa bạn bè?

A. Nhường nhịn, tôn trọng ý kiến của nhau.

B. Nói xấu sau lưng, lập kế hoạch tẩy chay bạn.  

C. Nghe lời nói từ nhiều bên để đưa ra phán đoán đúng nhất.

D. Tạo không khí thoải mái, dễ chịu với bạn bè.   

Câu 3: Nguyên nhân nào sao đây không phải của sự bất hòa giữa bạn bè?

A. Mỗi người đều khăng khăng giữ quan điểm riêng của mình.

B. Không chịu lắng nghe lời giải thích của nhau.

C. Tôn trọng, nhường nhịn nhau tránh dẫn đến sự hiểu lầm. 

D. Cố ý đổ lỗi cho bạn khác.

Câu 4: Xử lí bất hòa giữa bạn bè là việc nên làm hay không nên làm?

A. Không nên làm.

B. Nên làm.

C. Cả A và B đều đúng.

D. Cả A và B đều sai.

Câu 5: Có mấy bước để xử lí bất hòa với bạn bè?

A. 2 bước

B. 3 bước

C. 4 bước

D. 5 bước

Câu 6: Sắp xếp các bước để xử lí bất hòa với bạn bè?

a. Tìm hiểu nguyên nhân gây bất hòa.

b. Nói chuyện với bạn, bình tĩnh lắng nghe, không cắt lời, không chen ngang.

c. Bắt tay vui vẻ làm hòa

d. Bình tĩnh khi có bất hòa với bạn

e. Nếu mình có lỗi, cần thành thật xin lỗi

A. a – b – c – d – e

B. a – c – e – b – d  

C. b – c – d – e – a  

D. b – c – e – a – d  

Câu 7: Đâu là cách xử lí bất hòa không nên làm?

A. Đứng hẳn về một bên dù chưa biết đúng sai tranh cãi với bên còn lại.

B. Nhờ đến sự giúp đỡ của thầy cô giáo

C. Mua đền cho bạn đồ bị mình làm hỏng.

D. Nhờ bạn bè giúp đỡ để giải quyết bất hòa với bạn. 

2. THÔNG HIỂU (6 câu)

Câu 1: Tại sao phải xử lí bất hòa với bạn bè?

A. Không phải xử lí vì đó không phải chuyện của mình.   

B. Giúp cho tình bạn bền vững, không còn mâu thuẫn tránh những hậu quả xấu.    

C. Để cho hai bên trở nên ghét và giận nhau hơn.

D. Tất cả các đáp án đều đúng.  

Câu 2: Đâu không phải là ý nghĩa của việc xử lí bất hòa?

A. Rèn luyện khả năng lắng nghe, hiểu người khác.

B. Được bạn bè yêu quý, tôn trọng.

C. Làm cho mâu thuẫn khó giải quyết.

D. Thân thiện, đoàn kết.

E. Xây dựng được tình bạn đẹp.

Câu 3: Nếu những mối bất hòa không được phát hiện và xử lí kịp thời thì sẽ dẫn đến hậu quả gì?

A. Không dẫn đến hậu quả gì.

B. Các bạn vẫn sẽ chơi với nhau vui vẻ như chưa có gì xảy ra.

C. Các bạn sẽ yêu thương nhau nhiều hơn.

D. Mất đi một tình bạn đẹp và có thể dẫn đến những hậu quả lớn hơn.

Câu 4: Đâu không là biểu hiện của việc xử lí bất hòa với bạn bè?

A. Chủ động tìm hiểu nguyên nhân để giải quyết bất hòa.

B. Lắng nghe, giúp các bạn nhận ra đúng sai.

C. Mặc kệ và không quan tâm.  

D. Đề xuất một giải pháp mà cả hai đều cảm thấy ổn và nhất trí thực hiện.  

Câu 5: Em không đồng tình với hành vi của bạn nào trong bức tranh sau?

A. Bạn nam.

B. Bạn nữ.

C. Cả 2 bạn.

D. Tất cả các đáp án trên đều đúng.  

Câu 6: Tại sao khi giận bạn, chúng ta không nên im lặng?

A. Vì im lặng dễ giải quyết được mâu thuẫn.

B. Vì không còn gì để nói với nhau sau khi đã quá chán ghét nhau.

C. Vì im lặng để chờ bạn kia bắt chuyện làm lành trước.

D. Vì im lặng dễ dẫn đến những hậu quả lớn như mất di tình bạn,….

3. VẬN DỤNG (4 câu)

Câu 1: Tại sao “Xử lí bất hòa với bạn bè” là cách tốt nhất để giữ vững được tình bạn đẹp?

A. Vì như vậy mới khiến cho mối quan hệ được gắn kết, bền chặt.

B. Vì như vậy mới tạo nên được sự tin tưởng, tôn trọng lẫn nhau.  

C. Vì như vậy mới giúp cho cả hai bên biết lắng nghe, thấu hiểu đối phương, tránh dẫn đến những hiểu lầm, xung đột.  

D. Tất cả các đáp án trên đều đúng.  

Câu 2: Nếu em là bạn nam, em sẽ làm gì khi mình không thực sự nói dối?

A. Cãi bạn nữ bằng được thì mới chịu thôi.

B. Bình tĩnh, nhẹ nhàng chứng minh với bạn nữ rằng mình không nói dối.

C. Đánh nhau với bạn nữ vì bạn không chịu nghe mình.  

D. Bỏ đi mặc kệ bạn nữ trách móc.

Câu 3: Khi bị bạn hiểu lầm một chuyện gì đó, em sẽ làm gì?

A. Ngồi lại cùng bạn để lắng nghe ý kiến của bạn, chỉ ra điểm đúng của mình và xóa bỏ những hiểu lầm.

B. Mặc kệ cho bạn hiểu lầm và không có ý định giải thích.

C. Đánh nhau với bạn vì bạn không chịu nghe mình giải thích.

D. Nói xấu bạn với người khác cho đỡ tức.   

Câu 4: Em hãy chọn từ thích hợp vào chỗ chấm

“Nếu những mối bất hòa không được phát hiện và xử lí kịp thời, chúng ta có thể mất đi ……………………. và có thể dẫn đến những hậu quả lớn hơn.”

A. Một tờ tiền bạc.

B. Một món đồ chơi.

C. Một tình bạn đẹp.

D. Một chuyến du lịch.  

4. VẬN DỤNG CAO (2 câu)

Câu 1:Khi xử lí bất hòa với bạn xong, em sẽ cảm thấy như thế nào?

A. Không có cảm nhận gì.

B. Cảm thấy buồn tủi, thất vọng.

C. Cảm thấy vui vẻ, yêu quý bạn bè của mình hơn.

D. Cảm thấy chán ghét bạn bè mình và quyết định nghỉ chơi với bạn.

Câu 2: Em sẽ làm gì khi bạn thân của mình không chịu làm lành với mình?

A. Chủ động hẹn gặp bạn, cẩn thận giải thích, trình bày ý kiến của mình và lắng nghe ý kiến của bạn và giải quyết mâu thuẫn đó.

B. Bỏ đi và nghỉ chơi với bạn luôn.

C. Trách móc, trả thù bạn bằng cách đi nói xấu bạn với người khác để họ cũng nghỉ chơi với bạn.

D. Không thèm nói chuyện, mặc kệ cho bạn giận và không tìm cách làm lành nữa.    

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Trắc nghiệm đạo đức 3 kết nối tri thức - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu môn khác

Tài liệu mới cập nhật

Chat hỗ trợ
Chat ngay