Trắc nghiệm đạo đức 3 kết nối tri thức Bài 6_Tích cực hoàn thành nhiệm vụ

Bộ câu hỏi trắc nghiệm đạo đức 3 kết nối tri thức với cuộc sống. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm bài 5: Giữ lời hứa. Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng, tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp bổ sung thêm các câu hỏi.

CHỦ ĐỀ 5: TÍCH CỰC HOÀN THÀNH NHIỆM VỤ

BÀI 6: TÍCH CỰC HOÀN THÀNH NHIỆM VỤ

A. TRẮC NGHIỆM

1. NHẬN BIẾT (6 câu)

Câu 1: “Tích cực hoàn thành nhiệm vụ” là gì?

A. Tích cực, chủ động hoàn thành nhiệm vụ được giao trong học tập, làm việc.

B. Lười biếng, ỷ lại vào người khác, không chịu hoàn thành nhiệm vụ. 

C. Không nhiệt tình, chủ động hoàn thành nhiệm vụ được giao.

D. Chỉ biết trông chờ vào sự giúp đỡ của người khác.  

Câu 2: Đâu là biểu hiện của việc tích cực hoàn thành nhiệm vụ?

A. Không chủ động xây dựng kế hoạch.

B. Chủ động, nhiệt tình thực hiện phần việc của mình.  

C. Hoàn thành sai thời hạn, chất lượng kém

D. Ngại khó khăn, ngại khổ

Câu 3: Tích cực hoàn thành nhiệm vụ sẽ giúp chúng ta điều gì?

A. Có sự tiến bộ trong học tập và rèn luyện

B. Nhận được sự tuyên dương, công nhận của thầy cô giáo và bạn bè xung quanh

C. Phát triển bản thân

D. Tất cả các đáp án trên.

Câu 4: Trở nên nhút nhát, rụt rè, không biết cầu tiến là biểu hiện của điều gì?

A. Tích cực hoàn thành nhiệm vụ.

B. Không tích cực hoàn thành nhiệm vụ.

C. Vừa tích cực hoàn thành nhiệm vụ, vừa không tích cực hoàn thành nhiệm vụ.

D. Không là biểu hiện của điều gì.

Câu 5: Có mấy bước để hoàn thành tốt nhiệm vụ?

A. 2 bước

B. 3 bước

C. 4 bước

D. 5 bước

Câu 6: Sắp xếp các bước để hoàn thành tốt nhiệm vụ?

a. Xây dựng kế hoạch để thực hiện.

b. Đánh giá kết quả công việc đã thục hiện các tiêu chí: thời gian, chất lượng

c. Xác định nhiệm vụ đó là gì

d. Tiến hành thực hiện công việc theo kế hoạch

A. a – b – c – d

B. a – c – d – b

C. c – a – d – b

D. c – a – b – d

2. THÔNG HIỂU (7 câu)

Câu 1: Tại sao phải tích cực hoàn thành nhiệm vụ?

A. Giúp chúng ta tiến bộ trong học tập, trong công việc.  

B. Mạnh dạn, tự tin trong hoạt động tập thể và được mọi người tin tưởng, quý mến.  

C. Cả A và B đều sai.

D. Cả A và B đều đúng.

Câu 2: Đâu không phải là những việc cần làm trong bước xây dựng kể hoạch để thực hiện nhiệm vụ?

A. Xác định cách thức thực hiện từng việc.

B. Xác định không gian thực hiện từng việc.

C. Xác định thời gian thực hiện từng việc.

D. Xác định người phụ trách cho mỗi việc.

Câu 3: Những việc nào sau đây là biểu hiện của tích cực hoàn thành nhiệm vụ trong học tập?

a. Tich cực phát biểu ý kiến xây dựng bài.

b. Hoàn thành tốt các nhiệm vụ học tập được giao trong nhóm.

c. Xung phong tham gia nhiều hoạt động của lớp, của trường.

d. Bỏ lỡ nhiều hoạt động ngoại khóa của trường.

e. Nhận được sự đánh giá không tốt từ mọi người xung quanh.

f. Nhận được sự tuyên dương, công nhận của thầy cô và bạn bè.

A. a, c, d, f

B. a, b, d, e

C. a, b, c, f

D. a, d, e, f

Câu 4: Đâu không là biểu hiện của việc tích cực hoàn thành nhiệm vụ?

A. Xung phong tham gia

B. Cố gắng, nỗ lực

C. Làm việc không có trách nhiệm

D. Tự giác

Câu 5: Em không đồng tình với hành vi của bạn nào trong bức tranh sau?

A. Bạn nữ.

B. Bạn Quân.

C. Hai bạn nam ngồi cạnh Quân.

D. Cả 4 bạn.

Câu 6: Quan sát tranh và cho biết bạn nào tích cực hoàn thành nhiệm vụ?

A. Bạn nữ buộc tóc giơ tay.

B. Bạn nam nữ buộc tóc không giơ tay.

C. Bạn nam ngồi bàn thứ hai.

D. Bạn nam xung phong đứng lên.

Câu 7: Tại sao chúng ta không nên đồng tình với bạn nhỏ trong tranh?

A. Vì bạn không có trách nhiệm hoàn thành nhiệm vụ rửa bát mà mẹ đã dặn.

B. Vì bạn ngại trời lạnh nên không chịu rửa bát.

C. Cả A và B đều đúng.

D. Cả A và B đều sai.

3. VẬN DỤNG (4 câu)

Câu 1: Tại sao “Tích cực hoàn thành nhiệm vụ” là thể hiện trách nhiệm trong công việc?

A. Vì chứng tỏ mình là một người có trách nhiệm, nhận được sự tin tưởng, tín nhiệm của mọi người xung quanh.

B. Vì sẽ khiến cho mọi người ghét mình và không tin tưởng vào khả năng của mình.

C. Vì chúng chẳng giúp ta thu được lợi ích gì cho học tập và công việc.

D. Vì chẳng có lí do gì mà chúng ta phải tích cực hoàn thành nhiệm vụ.

Câu 2: Em nên khuyên hai bạn nữ làm điều gì?

A. Khuyên hai bạn nữ ở lại dọn dẹp cùng các bạn.

B. Khuyên hai bạn nữ tiếp tục ra góc kia chơi nhảy dây.

C. Khuyên hai bạn nữ đứng nhìn các bạn dọn dẹp.  

D. Khuyên hai bạn nữ đi về.

Câu 3: Cuối tuần, em dự định sang nhà bạn chơi, nhưng mẹ giao cho em sắp xếp, dọn dẹp phòng học. Em sẽ xử lí như thế nào?

A. Bỏ đi sang nhà bạn chơi, mặc kệ lời mẹ dặn.

B. Hẹn lại thời gian với bạn để tranh thủ sắp xếp, lau dọn phòng hoc thật nhanh và gọn gảng, rồi sang chơi với bạn.

C. Dọn dẹp phòng học xong thì đi ngủ, bỏ quên và không báo lại với bạn để bạn đợi.

D. Dọn dẹp phòng học qua loa, cẩu thả rồi bỏ chạy sang nhà bạn chơi luôn.  

Câu 4: Em hãy chọn từ thích hợp vào chỗ chấm để hoàn thành thông điệp bài học.

“Hăng hái, tích cực, nhiệt tình

……………………. chúng mình vùng vui”

A. Hoàn thành công việc.

B. Hoàn thành thi cử.

C. Hoàn thành nhiệm vụ.

D. Hoàn thành bài tập.

4. VẬN DỤNG CAO (2 câu)

Câu 1: Khi hoàn thành nhiệm vụ, em sẽ cảm thấy như thế nào?

A. Không có cảm nhận gì.

B. Cảm thấy tiến bộ, mạnh dạn, tự tin và được mọi người yêu quý.

C. Cảm thấy tồi tệ, buồn chán và không muốn làm gì sau đó.

D. Cảm thấy bình thường, không có gì thay đổi.

Câu 2: Em sẽ làm gì để giúp đỡ một bạn luôn không tích cực hoàn thành nhiệm vụ?

A. Trách móc, chửi bới bạn là đồ không chịu hoàn thành nhiệm vụ.

B. Mặc kệ, không thèm giúp đỡ để bạn ngày càng xấu đi.

C. Cổ vũ, tuyên dương bạn cứ phát huy tình trạng đó.

D. Khuyên nhủ, nhắc nhở bạn chịu khó thay đổi, hoàn thành nhiệm vụ một cách chr động, tích cực hơn.   

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Trắc nghiệm đạo đức 3 kết nối tri thức - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu môn khác

Tài liệu mới cập nhật

Chat hỗ trợ
Chat ngay