Trắc nghiệm đúng sai Công nghệ 9 Nông nghiệp 4.0 chân trời CĐ 3: Thiết kế mạch điện ứng dụng công nghệ tưới tiêu tự động trong trồng trọt
Phiếu câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Đ/S môn Công nghệ 9 nông nghiệp 4.0 chân trời sáng tạo.Trắc nghiệm đúng sai Công nghệ 9 nông nghiệp 4.0 chân trời CĐ 3: Thiết kế mạch điện ứng dụng công nghệ tưới tiêu tự động trong trồng trọt. Bộ câu hỏi nhằm giúp học sinh vừa ôn tập bài học, vừa làm quen dần với dạng bài tập mới trong chương trình thi THPT. Các câu hỏi tăng dần về độ khó. Tài liệu có file Word tải về. Thời gian tới, nội dung này sẽ tiếp tục được bổ sung.
Xem: =>
Câu 1. Cho các thông tin sau:
“Hệ thống tưới nước tự động là hình thức cung cấp nước tưới tiêu một cách tự động hóa cho cây trồng. Chức năng của nó là chuyển nước từ nguồn đến những vị trí cần tưới cho cây. Hiện tại, công nghệ tưới này đang được nhiều nông dân ứng dụng rộng rãi, góp phần nâng cao hiệu quả trong sản xuất nông nghiệp.
Hệ thống tưới tiêu này được trang bị bộ hẹn giờ điều khiển tưới thông minh với chế độ bật/tắt tự động vào những thời điểm đã thiết lập trước, giúp bà con tiết kiệm đến 80% thời gian tưới cây mỗi ngày.
Bên cạnh lợi ích tiết kiệm thời gian, tưới nước tự động còn giúp tiết kiệm đến 50% lượng nước tưới tiêu so với cách tưới truyền thống. Cho dù có bận rộn hay vắng mặt thì người nông dân cũng không phải lo lắng vì khu vườn luôn được cấp nước đầy đủ theo lịch trình đã thiết lập sẵn.
Như vậy có thể thấy, hệ thống tưới nước tự động thực sự mang lại hiệu quả kinh tế cao, tiết kiệm về mọi mặt. Do đó, đầu tư một hệ thống phun nước tự động là giải pháp mà nhiều nhà vườn đã và đang hướng đến hoạt động sản xuất nông nghiệp hiện đại.”
a) Hệ thống tưới nước tự động có thể được điều khiển tự động thông qua bộ hẹn giờ, giúp tiết kiệm thời gian cho nông dân.
b) Hệ thống tưới nước tự động chỉ giúp tiết kiệm thời gian tưới cây, không có tác dụng tiết kiệm nước.
c) Nông dân phải có mặt tại khu vườn để điều chỉnh hệ thống tưới nước tự động, không thể thiết lập lịch trình tưới tự động.
d) Hệ thống tưới nước tự động giúp tiết kiệm đến 50% lượng nước tưới tiêu so với cách tưới truyền thống.
Câu 2. Cho các thông tin sau:
“Tưới nhỏ giọt là phương pháp tưới tiên tiến, tiết kiệm nước và mang lại hiệu quả cao hiện nay. Hệ thống này truyền nước trực tiếp đến vùng gốc, rễ cây thông qua các đầu nhỏ giọt. Nước thấm sâu vào đất, cung cấp dưỡng chất cho rễ cây một cách hiệu quả.
Công nghệ tưới nhỏ giọt có một số ưu điểm đáng chú ý: Thứ nhất, phương pháp này tiết kiệm nước tối đa và hiệu quả, đảm bảo cung cấp đủ lượng nước cho cây mà không gây lãng phí. Nước thấm sâu vào đất, giúp hạn chế thất thoát do bốc hơi. Thứ hai, hệ thống có thể điều chỉnh lượng nước tưới phù hợp với từng loại cây, dựa trên đặc điểm sinh trưởng, giai đoạn phát triển và điều kiện môi trường cụ thể của cây trồng. Thứ ba, nước được đưa trực tiếp vào gốc cây, giúp cây nhận đủ nước cần thiết để phát triển mà không lo bị ngập úng do tưới quá nhiều hoặc nước bị phân tán ra ngoài.
Tuy nhiên, một nhược điểm của hệ thống này là các đầu tưới nhỏ có thể bị tắc nghẽn bởi đất, cát, rêu tảo, phân bón, côn trùng hay các mảnh vụn khác, dẫn đến giảm lưu lượng nước và tưới không đều.”
a) Hệ thống tưới nhỏ giọt không thể điều chỉnh lượng nước tưới theo đặc điểm sinh trưởng và giai đoạn phát triển của cây trồng.
b) Tưới nhỏ giọt là phương pháp tưới tiên tiến, tiết kiệm nước và mang lại hiệu quả cao, giúp cung cấp đủ lượng nước cho cây mà không gây lãng phí.
c) Nước được đưa trực tiếp vào gốc cây, giúp cây nhận đủ nước cần thiết để phát triển mà không lo bị ngập úng do tưới quá nhiều.
d) Nước từ hệ thống tưới nhỏ giọt không thấm sâu vào đất và không giúp hạn chế thất thoát do bốc hơi.
Câu 3. Cho các thông tin sau:
“Theo anh Nguyễn Đình Tiến (xã Ea Wer, huyện Buôn Đôn), một kỹ thuật viên lắp đặt các hệ thống tưới nước tự động, khi nông dân ứng dụng công nghệ tưới này vào sản xuất có thể giảm công lao động, lượng nước, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật đến 50%. Trong khi đó, năng suất có thể tăng từ 20 - 30%. Hiện nay, nhiều trang trại sản xuất nông nghiệp trên địa bàn tỉnh đã áp dụng công nghệ tưới tự động, đáp ứng nhu cầu sản xuất đa dạng các loại cây trồng trên mọi địa hình, kinh phí lắp đặt dao động từ 15 - 50 triệu đồng/ha, tùy vào chủng loại.
Khi sử dụng phương pháp tưới nước tiết kiệm này, người dân không phải tốn công đào mương dẫn nước, tự điều chỉnh lượng nước tưới theo nhu cầu của từng loại cây trồng. Ngoài ra còn có thể hòa lẫn các loại phân bón dễ hòa tan như đạm, kali, hay các loại phân bón dạng nước... thông qua bồn pha chế gắn tại van điều chỉnh tổng. Từ đó, phân bón được hòa lẫn vào nước tưới nên cây hấp thụ tốt hơn, năng suất và hiệu quả kinh tế cao hơn so với cách tưới truyền thống.”
(Nguồn: Trích bài viết “Hiệu quả từ công nghệ tưới tự động trong nông nghiệp”, Báo Đắk Lắk)
a) Mô hình tưới nước tự động giúp giảm công lao động, lượng nước, phân bón và thuốc bảo vệ thực vật lên đến 50%, đồng thời năng suất có thể tăng từ 20 - 30%.
b) Kinh phí lắp đặt hệ thống tưới tự động là cố định và không thay đổi giữa các trang trại, chỉ dao động từ 15 - 50 triệu đồng/ha.
c) Mô hình tưới nước tự động cho phép hòa lẫn các loại phân bón dễ hòa tan vào nước tưới, giúp cây hấp thụ tốt hơn và nâng cao năng suất, hiệu quả kinh tế so với phương pháp tưới truyền thống.
d) Phương pháp tưới nước tự động yêu cầu phải đào mương dẫn nước và tự điều chỉnh lượng nước tưới theo từng loại cây trồng.