Giáo án Công nghệ 9 Nông nghiệp 4.0 chân trời Chủ đề 3: Thiết kế mạch điện ứng dụng công nghệ tưới tiêu tự động trong trồng trọt

Giáo án Chủ đề 3: Thiết kế mạch điện ứng dụng công nghệ tưới tiêu tự động trong trồng trọt sách Công nghệ 9 - Trải nghiệm nghề nghiệp - Mô đun Nông nghiệp 4.0 chân trời sáng tạo. Được thiết kế theo công văn 5512, chi tiết, đầy đủ. Giáo án là bản word, có thể tải về và dễ dàng chỉnh sửa. Bộ giáo án có đầy đủ các bài trong học kì 1 + học kì 2 của Công nghệ 9 chân trời sáng tạo. Kéo xuống dưới để tham khảo chi tiết.

Xem: => Giáo án công nghệ 9 - Nông nghiệp 4.0 chân trời sáng tạo

Xem video về mẫu Giáo án Công nghệ 9 Nông nghiệp 4.0 chân trời Chủ đề 3: Thiết kế mạch điện ứng dụng công nghệ tưới tiêu tự động trong trồng trọt

Các tài liệu bổ trợ khác

Xem toàn bộ: Giáo án Công nghệ 9 Nông nghiệp 4.0 chân trời sáng tạo đủ cả năm

Ngày soạn:…/…/…

Ngày dạy:…/…/…

 

CHỦ ĐỀ 3: THIẾT KẾ MẠCH ĐIỆN ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ 

TƯỚI TIÊU TỰ ĐỘNG TRONG TRỒNG TRỌT

(6 tiết)

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC

1. Kiến thức

Sau chủ đề này, HS sẽ: 

  • Trình bày được khái niệm một số công nghệ tưới tiêu phổ biến và ứng dụng của công nghệ tưới tiêu tự động trong trồng trọt.

  • Trình bày được kí hiệu điện sử dụng trên sơ đồ mạch điện, yêu cầu và quy trình thiết kế mạch điện ứng dụng công nghệ tưới tiêu tự động.

  • Thiết kế được mạch điện ứng dụng công nghệ tưới tiêu tự động trong trồng trọt.

2. Năng lực

Năng lực chung: 

  • Năng lực giao tiếp và hợp tác: 

  • Biết sử dụng ngôn ngữ kết hợp với hình ảnh để trình bày thông tin, ý tưởng và thảo luận những vấn đề về thiết kế mạch điện ứng dụng công nghệ tưới tiêu trong trồng trọt.

  • Biết chủ động và gương mẫu hoàn thành phần việc được giao; góp ý, điều chỉnh, thúc đẩy hoạt động chung; khiêm tốn học hỏi các thành viên trong nhóm.

  • Năng lực tự chủ và tự học: Biết lập và thực hiện kế hoạch học tập; vận dụng được một cách linh hoạt những kiến thức, kĩ năng về thiết kế mạch điện ứng dụng công nghệ tưới tiêu tự động trong trồng trọt để giải quyết vấn đề trong tình huống mới.

Năng lực riêng: 

  • Nhận thức công nghệ: Tóm tắt được những kiến thức, kĩ năng cơ bản để thiết kế được mạch điện ứng dụng công nghệ tưới tiêu tự động trong trồng trọt.

  • Giao tiếp công nghệ: Biểu diễn được ý tưởng thiết kế mạch điện ứng dụng công nghệ tưới tiêu tự động trong trồng trọt bằng hình biểu diễn cơ bản.

  • Sử dụng công nghệ: Biết cách sử dụng các thiết bị để thiết kế được mạch điện ứng dụng công nghệ tưới tiêu tự động trong trồng trọt.

  • Thiết kế kĩ thuật: Đề xuất được giải pháp và tạo được sản phẩm công nghệ đơn giản dựa trên quy trình thiết kế kĩ thuật, kiến thức, kĩ năng về công nghệ để thiết kế được mạch điện ứng dụng công nghệ tưới tiêu tự động trong trồng trọt.

3. Phẩm chất

  • Chăm chỉ: Có ý thức vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học về thiết kế mạch điện ứng dụng công nghệ tưới tiêu tự động trong trồng trọt vào học tập và thực tiễn.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC 

1. Đối với giáo viên

  • Giáo án, SGK, SGV, SBT Công nghệ 9 (Trải nghiệm nghề nghiệp, Mô đun Nông nghiệp 4.0) – Chân trời sáng tạo. 

  • Hình ảnh: một số công nghệ tưới tiêu trong trồng trọt; minh họa mô hình ứng dụng công nghệ tưới tiêu tự động trong trồng trọt; sơ đồ khối hệ thống ứng dụng công nghệ tưới tiêu tự động trong trồng trọt; bảng kí hiệu các thiết bị điện sử dụng trên sơ đồ mạch điện ứng dụng công nghệ tưới tiêu tự động.

  • Video minh họa ứng dụng công nghệ tưới tiêu tự động: https://youtu.be/AbHPK2kWSYY

  • Máy tính, máy chiếu (nếu có).

2. Đối với học sinh

  • SGK, SGV, SBT Công nghệ 9 (Trải nghiệm nghề nghiệp, Mô đun Nông nghiệp 4.0) – Chân trời sáng tạo. 

  • Nghiên cứu nội dung bài học Thiết kế mạch điện ứng dụng công nghệ tưới tiêu tự động trong trồng trọt trước khi lên lớp.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu: Khơi gợi nhu cầu tìm hiểu về thiết kế mạch điện ứng dụng công nghệ tưới tiêu tự động trong trồng trọt.

b. Nội dung: GV đặt vấn đề, dẫn dắt HS; HS vận dụng kiến thức, kĩ năng để giải quyết vấn đề.

c. Sản phẩm: Nhu cầu tìm hiểu về thiết kế mạch điện ứng dụng công nghệ tưới tiêu trong trồng trọt.

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV chiếu video về hệ thống tưới tiêu tự động trong vườn trồng hồ tiêu.

- GV yêu cầu HS quan sát và trả lời các câu hỏi sau: 

1. Việc áp dụng công nghệ tưới tiêu tự động có vai trò gì đối với vườn trồng hồ tiêu?

2. Theo em, đối với các loại cây trồng khác, ta có thể áp dụng công nghệ tưới tiêu tự động hay không?

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS quan sát video, vận dụng kiến thức, kĩ năng để thực hiện nhiệm vụ.

- GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời một số HS xung phong trả lời câu hỏi: 

1. Sử dụng công nghệ tưới tiêu tự động giúp người nông dân tiết kiệm nước, giảm công lao động, tạo độ ẩm thường xuyên trong mùa nắng nóng, không làm ảnh hưởng đến bộ rễ của cây,...

2. Có thể áp dụng công nghệ tưới tiêu tự động đối với các loại cây trồng khác.

- GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có). 

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV ghi nhận câu trả lời của HS, chốt đáp án. 

- GV dẫn dắt HS vào bài học: “Nhất nước, nhì phân, tam cần, tứ giống” hay “Phân tro, không bằng no nước”là những câu tục ngữ đúc kết từ những kinh nghiệm tích lũy qua thời gian dài của người nông dân, điều đó cho thấy việc tưới tiêu đóng vai trò rất quan trọng trong quá trình sản xuất nông nghiệp. Tuy nhiên, trước đây việc tưới tiêu được thực hiện hoàn toàn bằng thủ công, phương pháp này không chỉ gây lãng phí tài nguyên nước, tốn nhiều công sức mà còn ảnh hưởng đến chất dinh dưỡng của cây trồng. Do đó, việc ứng dụng, sử dụng công nghệ để tự động hóa quá trình tưới nước là giải pháp đột phá trong ngành nông nghiệp, giúp tối ưu hóa nhiều công đoạn trong quá trình sản xuất nông nghiệp. Chủ đề này chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu về công nghệ tưới tiêu tự động và cách thiết kế mạch điện ứng dụng công nghệ này trong trồng trọt, chúng ta cùng vào – Chủ đề 3: Thiết kế mạch điện ứng dụng công nghệ tưới tiêu tự động trong trồng trọt. 

B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1. Tìm hiểu về công nghệ tưới tiêu tự động trong trồng trọt

a. Mục tiêu: Giúp HS hiểu được khái niệm công nghệ tưới tiêu tự động. 

b. Nội dung: GV đặt vấn đề, giao nhiệm vụ; HS tìm hiểu nội dung mục 1 SGK trang 19 tìm hiểu về 

- Khái niệm công nghệ tưới tiêu tự động.

- Công nghệ tưới tiêu tự động trong trồng trọt.

- Ứng dụng công nghệ tưới tiêu tự động trong trồng trọt.

c. Sản phẩm: Khái niệm, các loại công nghệ tưới tiêu phổ biến và ứng dụng công nghệ tưới tiêu tự động trong trồng trọt.

d. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Nhiệm vụ 1: Khái niệm công nghệ tưới tiêu tự động

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu HS làm việc theo cặp, đọc nội dung mục 1.1. SGK tr.19 và thảo luận thế nào là khái niệm công nghệ tưới tiêu tự động.

- GV trình chiếu cho HS xem video để hiểu rõ về công nghệ tưới tiêu tự động.

Video: Ứng dụng hệ thống tưới phun tự động trên rau, màu giúp nông dân tăng năng suất, giảm chi phí.

https://www.youtube.com/watch?v=1XZmvIwVeRU

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS xem video, kết hợp đọc thông tin mục 1.1 SGK tr.19 để thực hiện nhiệm vụ được giao.

- GV quan sát, định hướng cho HS.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- HS xung phong trả lời câu hỏi.

- HS khác nhận xét, bổ sung.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét câu trả lời của HS.

- GV chuẩn hóa kiến thức, yêu cầu HS ghi chép vào vở.

- GV chuyển sang hoạt động tiếp theo. 

1. CÔNG NGHỆ TƯỚI TIÊU TỰ ĐỘNG TRONG TRỒNG TRỌT

1.1. Khái niệm công nghệ tưới tiêu tự động

- Công nghệ tưới tiêu tự động:

+ Là giải pháp công nghệ cung cấp nước tự động cho cây trồng một cách tiết kiệm, hiệu quả nhất.

+ Điều chỉnh lượng nước, thời điểm và thời gian tưới phù hợp với nhu cầu sử dụng nước của cây trồng. 

 

Nhiệm vụ 2: Công nghệ tưới tiêu tự động trong trồng trọt

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

GV yêu cầu HS kết hợp quan sát Hình 3.2 trả lời câu hỏi hộp Khám phá 1 SGK tr.19: Quan sát Hình 3.2 và kể tên những công nghệ tưới tiêu thường được sử dụng trong trồng trọt hiện nay. 

(Đính kèm bên dưới phần Nhiệm vụ)

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS quan sát hình 3.2, kết hợp đọc thông tin mục 1.2 SGK tr.19 để thực hiện nhiệm vụ được giao.

- GV quan sát, định hướng cho HS.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- HS xung phong trả lời câu hỏi.

- HS khác nhận xét, bổ sung.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét câu trả lời của HS.

- GV chuẩn hóa kiến thức, yêu cầu HS ghi chép vào vở.

- GV chuyển sang hoạt động tiếp theo. 

1.2. Công nghệ tưới tiêu tự động trong trồng trọt

Một số công nghệ tưới tiêu trong trồng trọt phổ biến hiện nay (Hình 3.2) như:

- Công nghệ tưới nhỏ giọt: 

Áp dụng giải pháp công nghệ tự động tưới chậm và chính xác dưới dạng các giọt nước vào gốc cây trồng;

+ Giúp cây dễ dàng hấp thụ và không bị ngập, úng nước nhờ các đầu tưới nhỏ giọt.

- Công nghệ tưới phun mưa: Áp dụng giải pháp công nghệ tưới nước lên cây trồng dưới dạng mưa nhân tạo nhờ các thiết bị tạo hạt nước bao gồm: bơm cao áp, ống dẫn nước và mũi phun (đầu tưới phun mưa).

- Công nghệ tưới phun sương: Áp dụng giải pháp công nghệ tạo nguồn nước thành chùm tia mỏng như hạt sương nhỏ, mịn, phun trực tiếp lên lá cây trồng nhờ bơm cao áp, ống dẫn nước và đầu tưới phun sương.

- Công nghệ tưới hỗn hợp: 

+ Áp dụng giải pháp công nghệ kết hợp tưới nhỏ giọt, tưới phun mưa và tưới phun sương. 

+ Tuỳ theo nhu cầu sử dụng nước của loại cây trồng mà thời điểm và thời gian tưới của mỗi hình thức tưới khác nhau.

Thông tin bổ sung

Công nghệ tưới tiêu giúp tiết kiệm nước, đem lại hiệu quả cao trong trồng trọt và mở ra triển vọng phát triển trồng cây công nghiệp, cây ăn quả, hoa màu và các loại cây có giá trị kinh tế cao tại các vùng đất khan hiếm nước.

Hình 3.2. Một số công nghệ tưới tiêu trong trồng trọt

 

 

Nhiệm vụ 3: Ứng dụng công nghệ tưới tiêu tự động trong trồng trọt

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu HS kết hợp quan sát Hình 3.2 trả lời câu hỏi hộp Khám phá 2 SGK tr.10: Quan sát Hình 3.3 và nêu các thành phần công nghệ được ứng dụng trong mô hình. 

(Đính kèm bên dưới phần Nhiệm vụ)

- GV gợi mở, dẫn dắt để HS nhận biết được các thành phần công nghệ được ứng dụng trong mô hình.

- GV yêu cầu HS tóm tắt những ý chính để đúc kết thành kiến thức của bài học. 

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS quan sát Hình 3.3, kết hợp đọc thông tin mục 1.3 SGK tr.20 để thực hiện nhiệm vụ được giao.

- GV quan sát, định hướng cho HS.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- HS xung phong trả lời câu hỏi.

- HS khác nhận xét, bổ sung.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét câu trả lời của HS.

- GV chuẩn hóa kiến thức, yêu cầu HS ghi chép vào vở.

- GV chuyển sang hoạt động tiếp theo. 

1.3. Ứng dụng công nghệ tưới tiêu tự động trong trồng trọt

- Ứng dụng công nghệ tưới tiêu tự động trong trồng trọt thông qua điều khiển thông minh với chế độ bật, tắt tự động đã được thiết lập trước, giúp tiết kiệm thời gian, nước tưới và giải phóng sức lao động cho người nông dân. 

- Một số thành phần công nghệ được ứng dụng trong mô hình tưới tiêu tự động (Hình 3.3) như sau:

+ Đầu tưới (nhỏ giọt, phun mưa, phun sương), ống dẫn nước, bồn chứa nước.

+ Nguồn điện, động cơ bơm nước.

+ Bộ điều khiển thông minh (phần mềm ứng dụng công nghệ IoT, mô đun điều khiển, mô đun cảm biến) đã thiết lập trước các chế độ hoạt động, để điều khiển thời gian, lượng nước tưới.

 

Hình 3.3: Minh hoạ mô hình ứng dụng công nghệ tưới tiêu tự động trong trồng trọt

Hoạt động 2. Tìm hiểu thiết kế mạch điện ứng dụng công nghệ tưới tiêu tự động trong trồng trọt

a. Mục tiêu: Nhận biết được kí hiệu các thiết bị điện trên sơ đồ mạch điện. 

b. Nội dung: GV đặt vấn đề, giao nhiệm vụ; HS tìm hiểu nội dung mục 2 SGK trang 21 và tìm hiểu về:

- Kí hiệu các thiết bị điện trên sơ đồ mạch điện.

- Yêu cầu thiết kế mạch điện tưới tiêu tự động.

- Quy trình thiết kế mạch điện.

c. Sản phẩm: Kí hiệu các thiết bị điện, yêu cầu và quy trình thiết kế mạch điện tưới tiêu tự động.
d. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Nhiệm vụ 1: Kí hiệu các thiết bị điện trên sơ đồ mạch điện

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu HS kết hợp quan sát Bảng 3.1 SGK tr.21 để trình bày kí hiệu các thiết bị điện trên sơ đồ mạch điện. 

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS quan sát Bảng 3.1, kết hợp đọc thông tin mục 2.1 để thực hiện nhiệm vụ được giao.

- GV quan sát, định hướng cho HS.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- HS xung phong trả lời câu hỏi.

- HS khác nhận xét, bổ sung.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét câu trả lời của HS.

- GV chuẩn hóa kiến thức, yêu cầu HS ghi chép vào vở.

- GV chuyển sang hoạt động tiếp theo. 

2. THIẾT KẾ MẠCH ĐIỆN ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ TƯỚI TIÊU TỰ ĐỘNG TRONG TRỒNG TRỌT 

2.1. Kí hiệu các thiết bị điện trên sơ đồ mạch điện

(Đính kèm bên dưới phần Nhiệm vụ)

 

 

Bảng 3.1. Kí hiệu các thiết bị điện sử dụng trên 

sơ đồ mạch điện ứng dụng công nghệ tưới tiêu tự động 

(TCVN 7922:2008 và TCVN 185 - 74)

Tên gọi tiêu chuẩn

Biểu diễn trên

sơ đồ mạch điện

Thiết bị điện trong  mạch điện ứng dụng công nghệ tưới tiêu tự động

Cảm biến không tiếp xúc

Cảm biến nhiệt độ

Cảm biến chạm

Cảm biến độ ẩm đất

Công tắc cảm biến không tiếp xúc

Tiếp điểm rơ le của mô đun cảm biến nhiệt độ đất dạng bật, tắt.

Công tắc cảm biến chạm

Tiếp điểm rơ le của mô đun cảm biến độ ẩm đất dạng bật, tắt. 

Động cơ điện một chiều

Động cơ bơm nước

Nguồn điện một chiều

Adapter

 

Nhiệm vụ 2: Yêu cầu thiết kế mạch điện tưới tiêu tự động

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV chia lớp thành 4 nhóm, yêu cầu HS thảo luận kết hợp quan sát Hình 3.4 trả lời câu hỏi hộp Khám phá 3 và Khám phá 4 SGK tr.22: 

+ Khám phá 3: Những yếu tố nào ảnh hưởng đến chế độ hoạt động của mạch điện ứng dụng công nghệ tưới tiêu tự động?

+ Khám phá 4: Quan sát Hình 3.4 và mô tả hoạt động của mô hình hệ thống ứng dụng công nghệ tưới nước tự động trong trồng trọt.

- GV giao nhiệm vụ cụ thể cho từng nhóm:

+ Nhóm 1, 2: Đọc thông tin và trả lời hộp Khám phá 3.

+ Nhóm 3, 4: Đọc thông tin và trả lời hộp Khám phá 4.

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS làm việc nhóm. quan sát hình 3.4, kết hợp đọc thông tin mục 2.2 SGK tr.22 để thực hiện nhiệm vụ được giao.

- GV quan sát, định hướng cho HS.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận. 

- Các nhóm khác nhận xét, bổ sung.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét câu trả lời của HS.

- GV chuẩn hóa kiến thức, yêu cầu HS ghi chép vào vở.

- GV chuyển sang hoạt động tiếp theo. 

2.2. Yêu cầu thiết kế mạch điện tưới tiêu tự động

- Nhu cầu nước của cây trồng phụ thuộc vào những yếu tố: 

+ Nhiệt độ, độ ẩm, ánh sáng. 

+ Những yếu tố này ảnh hưởng đến chế độ hoạt động của mạch điện như thời điểm và thời gian tưới. 

- Người thiết kế có thể sử dụng các cảm biến giám sát như:

+ Cảm biến nhiệt độ.

+ Cảm biến độ ẩm đất.

+ Cảm biến ánh sáng.

+ Cảm biến lượng nước mưa.

+ ....

- Mạch điện ứng dụng công nghệ tưới tiêu tự động trong trồng trọt được thiết kế gồm có các khối chính như: nguồn điện, bộ phận điều khiển, động cơ bơm nước. (Đính kèm bên dưới phần Nhiệm vụ)

+ Cảm biến: Giám sát nhu cầu nước của cây trồng theo sự thay đổi của nhiệt độ, độ ẩm để truyền tín hiệu theo thời gian thực về mô đun cảm biến.

+ Bộ phận điều khiển: 

  • Nhận tín hiệu từ cảm biến theo thời gian thực; 

  • Điều khiển thời điểm và thời gian hoạt động của động cơ bơm nước theo chế độ tưới đã được thiết lập trước.

+ Động cơ bơm nước:

  • Lấy nước từ nguồn nước;

  • Tạo áp suất đưa nước đến các đầu tưới (nhỏ giọt, phun mưa, phun sương).

Hình 3.4.

Sơ đồ khối hệ thống ứng dụng công nghệ tưới nước tự động trong trồng trọt

Nhiệm vụ 3: Quy trình thiết kế mạch điện

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu HS làm việc nhóm (4 - 6 HS/nhóm), kết hợp quan sát Bảng 3.2 và trình bày quy trình thiết kế mạch điện. 

(Đính kèm bên dưới phần Nhiệm vụ)

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS quan sát Bảng 3.2, kết hợp đọc thông tin mục 2.3 SGK tr.22 để thực hiện nhiệm vụ được giao.

- GV quan sát, định hướng cho HS.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- HS xung phong trả lời câu hỏi. 

- HS khác nhận xét, bổ sung.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét câu trả lời của HS.

- GV chuẩn hóa kiến thức, yêu cầu HS ghi chép vào vở.

- GV chuyển sang hoạt động tiếp theo. 

 

………………………….

2.3. Quy trình thiết kế mạch điện

Các bước thiết kế mạch điện ứng dụng công nghệ tưới tiêu tự động trong trồng trọt:

- Bước 1: Xác định nhiệm vụ thiết kế.

- Bước 2: Xác định thiết bị điện và xác định mối liên hệ về điện giữa các thiết bị.

- Bước 3: Vẽ sơ đồ mạch điện.

 

………………………..

…………………………………

……………..Còn tiếp……………….

Trên chỉ là 1 phần của giáo án. Giáo án khi tải về có đầy đủ nội dung của bài. Đủ nội dung của học kì I + học kì II

Hệ thống có đầy đủ các tài liệu:

  • Giáo án word (400k)
  • Giáo án Powerpoint (500k)
  • Trắc nghiệm theo cấu trúc mới (250k)
  • Đề thi cấu trúc mới: ma trận, đáp án, thang điểm..(250k)
  • Phiếu trắc nghiệm câu trả lời ngắn (250k)
  • Trắc nghiệm đúng sai (250k)
  • Lý thuyết bài học và kiến thức trọng tâm (200k)
  • File word giải bài tập sgk (150k)
  • Phiếu bài tập để học sinh luyện kiến thức (200k)
  • .....
  • Các tài liệu được bổ sung liên tục để 30/01 có đủ cả năm

Nâng cấp lên VIP đê tải tất cả ở tài liệu trên

  • Phí nâng cấp VIP: 800k

=> Chỉ gửi 450k. Tải về dùng thực tế. Nếu hài lòng, 1 ngày sau mới gửi phí còn lại

Cách tải hoặc nâng cấp:

  • Bước 1: Chuyển phí vào STK: 1214136868686 - cty Fidutech - MB(QR)
  • Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận tài liệu

Xem toàn bộ: Giáo án Công nghệ 9 Nông nghiệp 4.0 chân trời sáng tạo đủ cả năm

ĐẦY ĐỦ GIÁO ÁN CÁC BỘ SÁCH KHÁC

GIÁO ÁN WORD LỚP 9 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO

 

GIÁO ÁN POWERPOINT LỚP 9 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO

 

GIÁO ÁN DẠY THÊM LỚP 9 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO

Tài liệu giảng dạy

Xem thêm các bài khác

I. GIÁO ÁN WORD CÔNG NGHỆ 9 NÔNG NGHIỆP 4.0 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO

II. GIÁO ÁN POWERPOINT CÔNG NGHỆ 9 NÔNG NGHIỆP 4.0 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO

Chat hỗ trợ
Chat ngay