Trắc nghiệm đúng sai Địa lí 7 cánh diều Bài 20: Vị trí địa lí, phạm vi và đặc điểm thiên nhiên châu Đại Dương
Phiếu câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Đ/S môn Địa lí 7 Bài 20: Vị trí địa lí, phạm vi và đặc điểm thiên nhiên châu Đại Dương sách cánh diều. Bộ câu hỏi nhằm giúp học sinh vừa ôn tập bài học, vừa làm quen dần với dạng bài tập mới trong chương trình thi THPT. Các câu hỏi tăng dần về độ khó. Tài liệu có file Word tải về. Thời gian tới, nội dung này sẽ tiếp tục được bổ sung.
Xem: => Giáo án địa lí 7 cánh diều (bản word)
BÀI 20: VỊ TRÍ ĐỊA LÍ, PHẠM VI VÀ ĐẶC ĐIỂM THIÊN NHIÊN CHÂU ĐẠI DƯƠNG
Câu 1: Trong các phát biểu sau đâu là phát biểu đúng, đâu là phát biểu sai khi nói về vị trí địa lí, phạm vi của châu Đại Dương?
a) Bao gồm lục địa Ô-xtrây-li-a và hệ thống các đảo, quần đảo trải rộng hầu khắp Thái Bình Dương.
b) Lục địa Ô-xtrây-li-a nằm ở phía tây nam Thái Bình Dương, thuộc bán cầu Nam.
c) Lục địa Ô-xtrây-li-a có diện tích khá lớn.
d) Lục địa Ô-xtrây-li-a nằm ở bán cầu Đông.
Đáp án:
a) Đúng | b) Đúng | c) Sai | d) Sai |
Câu 2: Trong các phát biểu sau đâu là phát biểu đúng, đâu là phát biểu sai khi nói về vị trí địa lí, phạm vi của châu Đại Dương?
a) Lục địa Ô-xtrây-li-a nằm ở bán cầu Nam, có đường chí tuyến Nam chạy ngang qua lãnh thổ.
b) Lục địa Ô-xtrây-li-a tiếp giáp với Ấn Độ Dương và các biển của Thái Bình Dương.
c) Vùng đảo châu Đại Dương nằm ở phía tây của Thái Bình Dương.
d) Có số lượng đảo rất ít, chủ yếu là các đảo nhỏ.
Đáp án:
Câu 3: Trong các phát biểu sau đâu là phát biểu đúng, đâu là phát biểu sai khi nói về địa hình và khoáng sản?
a) Lục địa Ô-xtrây-li-a gồm ba khu vực địa hình và khoáng sản có đặc điểm rất khác nhau
b) Phía tây là vùng sơn nguyên tây Ô-xtrây-li-a, độ cao trung bình trên 500 m.
c) Ở giữa có tên gọi là vùng đồng bằng Trung tâm, lớn nhất là bồn địa Ác-tê-di-an.
d) Phía đông là dãy Trường Sơn Ô-xtrây-li-a cao trung bình trên 1000m.
Đáp án:
Câu 4: Trong các phát biểu sau đâu là phát biểu đúng, đâu là phát biểu sai khi nói về đặc điểm địa hình và khoáng sản?
a) Trên bề mặt các sơn nguyên là các hoang mạc cát, hoang mạc đá, cao nguyên và núi thấp.
b) Vùng đồng bằng có độ cao trung bình trên 200m.
c) Vùng đồng bằng rất khô hạn, bề mặt có nhiều bãi đá, đồng bằng cát, đụn cát.
d) Dãy Trường Sơn Ô-xtrây-li-a cao trung bình 1000 – 2000m.
Đáp án:
Câu 5: Trong các phát biểu sau đâu là phát biểu đúng, đâu là phát biểu sai khi nói về đặc điểm địa hình và khoáng sản?
a) Các đảo, quần đảo nằm gần lục địa Ô-xtrây-li-a hầu hết là các đảo núi thấp.
b) Các đảo, quần đảo nằm gần lục địa Ô-xtrây-li-a hầu hết là các đảo núi cao.
c) Trên các đảo có nhiều loại khoáng sản: vàng, sắt, than đá, dầu mỏ,...
d) Các đảo và quần đảo nằm xa bờ đều là các đảo lớn cấu tạo chủ yếu bởi các đá núi lửa hoặc đá vôi san hô, rất nghèo khoáng sản.
Đáp án:
Câu 6: Trong các phát biểu sau đâu là phát biểu đúng, đâu là phát biểu sai khi nói về đặc điểm khí hậu?
a) Hầu hết diện tích lục địa Ô-xtrây-li-a thuộc đới nóng.
b) Hầu hết diện tích lục địa Ô-xtrây-li-a thuộc đới lạnh.
c) Hầu hết diện tích lục địa Ô-xtrây-li-a thuộc đới ôn hòa.
d) Khí hậu có sự thay đổi từ bắc xuống nam và từ đông sang tây.
Đáp án:
Câu 7: Trong các phát biểu sau đâu là phát biểu đúng, đâu là phát biểu sai khi nói về đặc điểm khí hậu?
a) Dải bờ biển hẹp phía bắc lục địa có khí hậu cận xích đạo, nhìn chung nóng, ẩm và mưa nhiều. Lượng mưa từ 1000-1500 mm/năm.
b) Phía nam của đảo Ta-xma-ni-a có khí hậu ôn đới.
c) Khí hậu nhiệt đới chỉ chiếm phần nhỏ diện tích lục địa.
d) Dải đất hẹp phía nam lục địa có khí hậu cận cực.
Đáp án: