Trắc nghiệm đúng sai Kinh tế pháp luật 10 chân trời Bài 11: Lập kế hoạch tài chính cá nhân
Phiếu câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Đ/S môn Giáo dục kinh tế pháp luật 10 Bài 11: Lập kế hoạch tài chính cá nhân sách chân trời sáng tạo. Bộ câu hỏi nhằm giúp học sinh vừa ôn tập bài học, vừa làm quen dần với dạng bài tập mới trong chương trình thi THPT. Các câu hỏi tăng dần về độ khó. Tài liệu có file Word tải về. Thời gian tới, nội dung này sẽ tiếp tục được bổ sung.
Xem: => Giáo án giáo dục kinh tế và pháp luật 10 chân trời sáng tạo (bản word)
BÀI 11: LẬP KẾ HOẠCH TÀI CHÍNH CÁ NHÂN
Câu 1: Lựa chọn đúng sai cho các ý a, b, c, d.
a. Q cho rằng không cần thiết phải lập kế hoạch tài chính cá nhân và học sinh lớp 10 vẫn còn phụ thuộc tài chính vào bố mẹ. Nếu muốn mua gì chỉ cần xin bố mẹ là được.
b. R chia sẻ rằng bạn thường lập kế hoạch chi tiêu mỗi tháng để dành dụm tiền mua chiếc máy tính xách tay mới.
c. V rất thích mượn thẻ tín dụng của mẹ để đặt hàng trực tuyến. Mọi thông tin giao dịch đều được lưu lại trên hệ thống. Đó là cách quản lý tài chính cá nhân của V.
d. Với số tiền nhận được mỗi tháng, M đều gửi lại mẹ một nửa. Phần còn lại, M chia làm 3 khoản nhỏ, một khoản dành dụm cá nhân, một khoản dùng cho chi tiêu và một khoản dùng cho việc học tập.
Đáp án:
a. Sai | b. Đúng | c. Sai | d. Đúng |
Câu 2: Phương án nào sau đây thuộc nội dung ý nghĩa của việc lập kế hoạch tài chính cá nhân? Lựa chọn đúng hoặc sai cho các ý a, b, c, d.
a. Giúp tính toán, cân nhắc nên dành những khoản chi phí cần thiết cho đời sống, học tập.
b. Chủ động nắm chắc tình hình tài chính của bản thân để điều chỉnh cho phù hợp.
c. Duy trì được chỉ tiêu tài chính lành mạnh, không lãng phí, nhưng không tránh khỏi bị thâm hụt.
d. Giúp chi tiêu một cách thoải mái mà không cần tiết kiệm.
Đáp án:
Câu 3: Em hãy lựa chọn đúng hoặc sai cho mỗi đáp án a, b, c, d.
a. Thực hiện các mục tiêu tài chính cá nhân dài hạn là cơ sở để thực hiện mục tiêu tài chính cá nhân trung hạn và ngắn hạn.
b. Cần tập trung cho mục tiêu tài chính cá nhân dài hạn, không cần thiết thực hiện mục tiêu tài chính cá nhân ngắn hạn và trung hạn.
c. Xét theo thời gian thực hiện, kế hoạch tài chính cá nhân được phân chia thành kế hoạch ngắn hạn, trung hạn và dài hạn.
d. Thời gian thực hiện kế hoạch tài chính cá nhân của mỗi người là khác nhau.
Đáp án:
Câu 4: Đọc các tình huống sau, em hãy lựa chọn đúng hoặc sai cho mỗi đáp án a, b, c, d.
a. Chị Hương muốn đi du lịch châu Âu vào cuối năm nay. Để có đủ chi phí cho chuyến đi, chị đã lập kế hoạch tài chính cá nhân dài hạn. Mỗi tháng, chị dành ra 10% thu nhập để tiết kiệm vào quỹ du lịch và tính toán chi phí cẩn thận để đảm bảo có đủ tiền cho chuyến đi.
b. Anh Dũng quyết định mua một chiếc điện thoại mới với giá 20 triệu đồng. Tuy nhiên, anh không lập kế hoạch tài chính cá nhân và dùng toàn bộ số tiền tiết kiệm mà không xem xét đến các khoản chi tiêu khác. Anh tin rằng việc chi tiêu này không cần phải lập kế hoạch vì anh có đủ tiền ngay lúc đó.
c. Anh Tuấn quyết định lập kế hoạch tài chính cá nhân để mua một ngôi nhà trong vòng 1 tháng tới. Tuy nhiên, anh chỉ tập trung vào việc vay mượn mà không xem xét khả năng tài chính hiện tại, thu chi hàng tháng của mình, dẫn đến việc khó có thể thực hiện được kế hoạch.
d. Chị Lan muốn tiết kiệm để mua một chiếc xe ô tô trong vòng 2 năm tới. Chị đã lập một kế hoạch tài chính cá nhân dài hạn, trong đó mỗi tháng chị sẽ dành ra 15 triệu đồng từ thu nhập để gửi tiết kiệm, đồng thời cắt giảm các chi tiêu không cần thiết để đảm bảo đạt được mục tiêu.
Đáp án:
Câu 5: Đọc các trường hợp dưới đây, em hãy lựa chọn đúng, sai cho các nhận xét a, b, c, d.
a. Hùng vừa trúng số độc đắc. Anh ta quyết định dùng toàn bộ số tiền đó để mua một căn nhà sang trọng và một chiếc ô tô mới.
b. Minh luôn đầu tư vào cổ phiếu. Anh ta thường xuyên cập nhật tin tức về thị trường chứng khoán và sẵn sàng mua bán cổ phiếu khi có cơ hội.
c. Hương có một khoản tiết kiệm khá lớn. Cô ấy quyết định chia nhỏ khoản tiền đó và đầu tư vào nhiều kênh khác nhau như vàng, chứng khoán, bất động sản.
d. Thúy đang có kế hoạch du học. Để có đủ tiền, Thúy quyết định vay ngân hàng một khoản lớn và dự định sẽ trả nợ sau khi đi làm.
Đáp án:
Câu 6: Đọc tình huống dưới đây, em hãy lựa chọn đúng sai cho các nhận xét a, b, c, d.
Anh Tuấn là một nhân viên văn phòng với mức lương ổn định. Anh đang có kế hoạch lập một kế hoạch tài chính cá nhân để mua một căn hộ mới trong vòng 5 năm tới. Anh Tuấn đã bắt đầu tiết kiệm hàng tháng và đầu tư vào quỹ mở. Anh cũng đã lập một danh sách chi tiêu hàng tháng và cố gắng tiết kiệm từ các khoản chi tiêu không cần thiết. Tuy nhiên, anh cũng đang cân nhắc việc vay ngân hàng để hỗ trợ tài chính cho việc mua nhà sớm hơn dự kiến.
a. Việc lập kế hoạch tài chính cá nhân giúp anh Tuấn quản lý chi tiêu và tiết kiệm hiệu quả hơn.
b. Việc vay ngân hàng không ảnh hưởng đến kế hoạch tài chính của anh Tuấn nếu anh có khả năng trả nợ.
c. Chi tiêu không cần thiết có thể được cắt giảm hoàn toàn mà không ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống.
d. Đầu tư vào quỹ mở có thể giúp anh Tuấn tăng trưởng tài sản và đạt được mục tiêu tài chính dài hạn
Đáp án:
Câu 7: Đọc tình huống dưới đây, em hãy lựa chọn đúng sai cho các nhận xét a, b, c, d.
Anh Minh đang có ý định mua một chiếc xe máy mới với giá 50 triệu đồng. Để có đủ tiền mua xe, anh đã lên kế hoạch tài chính cá nhân. Anh dự định trong vòng 6 tháng sẽ tiết kiệm mỗi tháng 5 triệu đồng từ thu nhập của mình và sử dụng một khoản tiền tiết kiệm hiện có là 20 triệu đồng.
a. Anh Minh đã lên kế hoạch tài chính cá nhân dài hạn vì thời gian thực hiện kế hoạch của anh là 6 tháng.
b. Anh Minh đã sử dụng toàn bộ thu nhập của mình để mua xe mà không dành bất kỳ khoản tiền nào cho các chi phí khác.
c. Kế hoạch của anh Minh không cần theo dõi và điều chỉnh vì anh đã có đủ tiền tiết kiệm ngay từ đầu.
d. Anh Minh đã xác định rõ mục tiêu và thời hạn cụ thể cho kế hoạch tài chính cá nhân của mình.
Đáp án:
=> Giáo án KTPL 10 chân trời bài 11: Lập kế hoạch tài chính cá nhân