Giáo án chuyên đề giáo dục kinh tế và pháp luật 10 chân trời sáng tạo

Giáo án giảng dạy theo bộ sách chuyên đề học tập giáo dục kinh tế và pháp luật 10 bộ sách chân trời sáng tạo. Bộ giáo án giúp giáo viên hướng dẫn học sinh mở rộng kiến thức sinh học phổ thông, phát triển năng lực, nâng cao khả năng định hướng nghệ nghiệp cho các em sau này. Thao tác tải về rất đơn giản, tài liệu file word có thể chỉnh sửa dễ dàng, mời quý thầy cô tham khảo bài demo.

Click vào ảnh dưới đây để xem giáo án rõ

Giáo án chuyên đề giáo dục kinh tế và pháp luật 10 chân trời sáng tạo
Giáo án chuyên đề giáo dục kinh tế và pháp luật 10 chân trời sáng tạo
Giáo án chuyên đề giáo dục kinh tế và pháp luật 10 chân trời sáng tạo
Giáo án chuyên đề giáo dục kinh tế và pháp luật 10 chân trời sáng tạo
Giáo án chuyên đề giáo dục kinh tế và pháp luật 10 chân trời sáng tạo
Giáo án chuyên đề giáo dục kinh tế và pháp luật 10 chân trời sáng tạo
Giáo án chuyên đề giáo dục kinh tế và pháp luật 10 chân trời sáng tạo
Giáo án chuyên đề giáo dục kinh tế và pháp luật 10 chân trời sáng tạo
Giáo án chuyên đề giáo dục kinh tế và pháp luật 10 chân trời sáng tạo
Giáo án chuyên đề giáo dục kinh tế và pháp luật 10 chân trời sáng tạo
Giáo án chuyên đề giáo dục kinh tế và pháp luật 10 chân trời sáng tạo
Giáo án chuyên đề giáo dục kinh tế và pháp luật 10 chân trời sáng tạo

Bản xem trước: Giáo án chuyên đề giáo dục kinh tế và pháp luật 10 chân trời sáng tạo

Một số tài liệu quan tâm khác


Ngày soạn:…/…/…

Ngày dạy:…/…/…

 

CHUYÊN ĐỀ 1: TÌNH YÊU, HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH

BÀI 1: TÌNH YÊU

(3 tiết)

  1. MỤC TIÊU
  2. Về kiến thức

Sau bài học này, HS sẽ:

  • Trình bày được thế nào là tình yêu chân chính và một số điều cần tránh trong tình yêu.
  1. Năng lực
  • Năng lực chung:
  • Giải quyết vấn đề sáng tạo: phân tích được tình huống trong học tập, trong cuộc sống; phát hiện và nêu được tình huống có vấn đề trong học tập, trong cuộc sống.
  • Năng lực đặc thù: Năng lực điều chỉnh hành vi, phát triển bản thân
  • Trình bày được thế nào là tình yêu chân chính và một số điều cần tránh trong tình yêu.
  1. Phẩm chất
  • Tự giác, tích cực thực hiện các chuẩn mực đạo đức xã hội.
  1. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
  2. Đối với giáo viên
  • Sách Chuyên đề học tập Giáo dục kinh tế pháp luật 10, SGV Chuyên đề học tập Giáo dục kinh tế pháp luật 10, Giáo án (kế hoạch dạy học).
  • Tranh ảnh, clip, câu chuyện, trò chơi, ví dụ thực tế,…liên quan tới tình yêu.
  • Máy tính, máy chiếu (nếu có).
  1. Đối với học sinh
  • Sách chuyên đề học tập Giáo dục kinh tế pháp luật 1010.
  • Tranh ảnh, tư liệu sưu tầm liên quan đến nội dung bài học Tình yêu.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

  1. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
  2. Mục tiêu: Tạo cảm hứng học tập cho HS; dùng những kiến thức, kĩ năng cần thiết của bản thân để giải thích và kích thích nhu cầu tìm hiểu, khám phá kiến thức mới.
  3. Nội dung: GV cho HS lắng nghe bài hát Yêu là tha thu; HS lắng nghe bài hát và trả lời câu hỏi.
  4. Sản phẩm: HS trả lời được câu hỏi mà GV đặt ra và kết nối được với nội dung bài học.
  5. Tổ chức thực hiện

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV chia HS thành các nhóm nhỏ, cho HS lắng nghe bài hát Yêu là tha thu.

https://www.youtube.com/watch?v=-nnWBhKZeg0

- GV yêu cầu các nhóm trả lời câu hỏi:

+ Tình yêu của chàng trai và cô gái trong bài hát đã trải qua những giai đoạn nào?

+ Chàng trai và cô gái đã làm gì để vun đắp cho tình yêu của mình?

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS lắng nghe bài hát Yêu là tha thu.

- GV hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời đại diện một số nhóm trình bày kết quả thảo luận.

- GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá và kết luận.

- GV dẫn dắt HS vào bài học: Tình yêu là một trạng thái cảm xúc tự nhiên của con người. Đó là thứ tình cảm thiêng liêng và cao quý gắn kết hai con người xa lạ mong muốn được sống bên nhau, đồng cảm và hi sinh vì nhau. Vậy, làm thế nào để xây dựng tình yêu chân chính, thực hiện được những điều cần tránh trong tình yêu,... là các nội dung thú vị của bài học này. Chúng ta cùng vào Bài 1 – Tình yêu.

  1. HOẠT ĐỘNG KHÁM PHÁ
  2. THẾ NÀO LÀ TÌNH YÊU CHÂN CHÍNH

Hoạt động 1. Tìm hiểu khái niệm tình yêu

  1. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS nêu được khái niệm tình yêu.
  2. Nội dung: HS đọc các thông tin trong mục 1 SGK tr5, 6 để trả lời câu hỏi
  3. Sản phẩm: HS biết được khái niệm tình yêu chân chính.
  4. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV chia HS thành các nhóm nhỏ, yêu cầu các nhóm đọc câu chuyện của hai nhân vật Ngọc Bảo, Lệ Thu SGK tr5, 6, thảo luận và trả lời câu hỏi:

+ Tình yêu của Lệ Thu và Ngọc Bảo có gì đặc biệt? Tình yêu đó được biểu hiện như thế nào?

+ Em có cảm nhận như thế nào về tình yêu của 2 nhân vật trong thông tin trên?

- GV hướng dẫn HS rút ra kết luận: Em quan niệm như thế nào về tình yêu?

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS thảo luận theo nhóm nhỏ, đọc câu chuyện của hai nhân vật Ngọc Bảo và Lệ Thu để trả lời câu hỏi.

- HS nêu các quan niệm về tình yêu.

- GV hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời đại diện HS trả lời câu hỏi liên đến câu chuyện của hai nhân vật Ngọc Bảo và Lệ Thu.

- GV mời đại diện 2-3 HS trình bày một số quan niệm về tình.

- GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhân xét, kết luận về khái niệm tình yêu.

- GV chuyển sang nội dung mới.

1. Tìm hiểu khái niệm tình yêu

* Trả lời câu hỏi thảo luận

- Sự đặc biệt trong tình yêu của Lệ Thu và Ngọc Bảo: hai người đều là người khuyết tật.

- Biểu hiện của tình yêu đó:

+ Ngọc Bảo chủ động nhắn tin, trò chuyện, chia sẻ những niềm vui, khó khăn trong cuộc sống.

+ Sự đồng cảm, hòa hợp về tính cách.

+ Được sự ủng hộ từ hai phía gia đình.

* Quan niệm tình yêu

- Là một dạng tình cảm đặc biệt (quyến luyến, nhớ nhung, bồn chồn,…).

- Nảy sinh trên cơ sở sự hòa hợp về tâm hồn (rung cảm, thấu hiểu, đồng điệu,…).

- Có sự khát khao được gần gũi chia sẻ .

 

Hoạt động 2. Tìm hiểu khái niệm tình yêu chân chính

  1. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS nêu được khái niệm tình yêu chân chính.
  2. Nội dung: HS đọc trường hợp và thực hiện yêu cầu.
  3. Sản phẩm: HS biết thế nào là tình yêu chân chính.
  4. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu HS làm việc cá nhân, đọc trường hợp của anh T và chị S SGK tr.6 và trả lời câu hỏi:

+ Nêu những biểu hiện trong tình yêu của hai nhân vật trong trường hợp trên.

+ Cho biết tình yêu của anh T và chị S có phải tình yêu chân chính không? Giải thích vì sao.

- GV hướng dẫn HS rút ra kết luận: Trình bày cách hiểu của em về tình yêu chân chính.

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS làm việc cá nhân, đọc trường hợp của anh T và chị S SGK tr.6 và trả lời câu hỏi.

- HS nêu các quan niệm về tình yêu chân chính.

- GV hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời đại diện HS trả lời câu hỏi liên đến trường hợp của anh T và chị S.

- GV mời đại diện 2-3 HS trình bày một số cách hiểu về tình yêu chân chính.

- GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhân xét, kết luận về khái niệm tình yêu chân chính.

- GV chuyển sang nội dung mới.

2. Tìm hiểu khái niệm tình yêu chân chính

* Trả lời câu hỏi

- Những biểu hiện trong tình yêu của hai nhân vật:

+ Thường xuyên liên lạc cho nhau.

+ Có nhiều điểm chung về du lịch, khám phá cảnh đẹp.

+ Nảy sinh tình cảm và chính thức tìm hiểu nhau.

- Tình yêu của anh T và chị S là tình yêu chân chính vì tình cảm họ dành cho dựa trên sự chân thành, tôn trọng và tin cậy.

* Khái niệm tình yêu chân chính

- Tình yêu chân chính là tình yêu trong sáng, lành mạnh, phù hợp với quan niệm đạo đức tiến bộ của xã hội.

* Biểu hiện của tình yêu chân chính

Chân thành, tôn trọng, vị tha, chung thủy.

 

 

  1. MỘT SỐ ĐIỀU CẦN TRÁNH TRONG TÌNH YÊU

Hoạt động 3. Tìm hiểu một số điều cần tránh trong tình yêu

  1. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS trình bày được một số điều cần tránh trong tình yêu chân chính.
  2. Nội dung: HS đọc lá thư và thực hiện yêu cầu.
  3. Sản phẩm: HS biết được một số điều cần tránh trong tình yêu chân chính.
  4. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV chia HS thành 6 nhóm, yêu cầu HS đọc lá thư của người mẹ gửi con gái SGK tr.7, thảo luận và trả lời câu hỏi:

+ Nêu những điều cần tránh trong tình yêu mà người mẹ nhắc nhở con gái trong lá thư trên.

+ Cho biết suy nghĩ của em về những ý kiến của người mẹ trong lá thư.

- GV hướng dẫn HS liên hệ, vận dụng: Nêu những điều cần tránh trong tình yêu ở lứa tuổi học sinh THPT.

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS thảo luận theo nhóm, đọc lá thư của người mẹ gửi người con để trả lời câu hỏi.

- HS liên hệ thực tế, liên hệ bản thân, trao đổi, tìm những điều cần tránh trong tình yêu ở lứa tuổi học sinh THPT.

- GV hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời đại diện HS trả lời câu hỏi về lá thư người mẹ gửi người con.

- GV mời đại diện một số HS nêu những điều cần tránh trong tình yêu ở lứa tuổi học sinh THPT.

- GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá và kết luận về một số điều cần tránh trong tình yêu.

3. Tìm hiểu một số điều cần tránh trong tình yêu

* Trả lời câu hỏi thảo luận

- Những điều cần tránh trong tình yêu mà người mẹ nhắc nhở con gái trong lá thư: nắm tay bạn khác giới, yêu theo phong trào, không đặt cái cái tôi của mình lên quá lớn, không được quá bản năng, vội vã trong tình cảm,…

+ Suy nghĩ về những ý kiến của người mẹ trong lá thư: Người mẹ lo lắng, quan tâm đến người con; muốn người con có những quyết định, lựa chọn đúng đắn và biết được những điều cần phải tránh trong tình yêu.

* Những điều cần tránh trong tình yêu

- Ngộ nhận: tình yêu một chiều, luôn “ảo tưởng” về tình cảm của người khác dành cho mình.

- Yêu vội: vội vã dấn thân vào một mối quan hệ yêu đương khi chưa thật sự sẵn sàng và dành thời gian tìm hiểu nhu cầu, sở thích của nhau.

- Không rõ ràng trong tình cảm: không dứt khoát và rõ ràng về việc yêu ai và cảm xúc của bản thân có phải là tình yêu hay không.

- Yêu nhiều người cùng lúc: dễ dãi, không tôn trọng và đùa giỡn với tình cảm của người khác khi cùng một lúc thiết lập mối quan hệ lứa đôi với nhiều người.

- Quan hệ tình dục sớm, không an toàn: quan hệ tình dục trước 18 tuổi và thiếu sự tìm hiểu về các biện pháp tránh thai an toàn, thiếu kiến thức về giới tính.

  1. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP

Nhiệm vụ 1: Thảo luận cùng bạn bè và cho biết ý kiến về các nhận định

  1. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS xác định được thế nào là tình yêu chân chính.
  2. Nội dung: HS đọc các câu nhận định và trả lời.
  3. Sản phâm: HS trả lời và đưa ra giải thích về các nhận định.
  4. Tổ chức thực hiện

Bước 1: GV chuyên giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu HS làm việc cá nhân và giao nhiệm vụ cho HS: Em hãy cho biết quan điểm về các nhận định sau:

+ Dao A: Tình yêu chân chính là sự quan tâm, chăm sóc, lo lắng,... dành cho một

người nào đó mà bạn yêu thương và mong muốn mang lại thật nhiều hạnh phúc cho cuộc sống của họ.

+ Dang D: Tình yêu sẽ không thể tồn tại nếu thiếu đi tình dục. Tình dục vừa là chất xúc tác, cũng vừa là chất độc có thể “giết chết” một mối quan hệ. Hãy luôn cân nhắc về “con dao hai lưỡi” này trong tình yêu.

+ Xuan C: Tình yêu không bắt nguồn từ tiền bạc, nhưng tiền bạc nuôi dưỡng tình yêu. Nếu không đảm bảo về tài chính, tình yêu sẽ tan vỡ. Tình yêu ở thế kỉ XXI không thể chấp nhận tư tưởng “Một túp lều tranh, hai quả tim vàng” nữa!

+ Huan D: Tình yêu có nghĩa là mạo hiểm cuộc sống của bạn cho người mình yêu. Tình yêu là cho đi tất cả những gì của bản thân đang có và không giữ lại cho mình bất cứ điều gì. Chân thành chính là gốc rễ để nuôi sống tình yêu, giúp tình yêu tồn tại bền vững.

- Sau khi làm việc, suy nghĩ về các nhận định, HS trao đổi ý kiến cá nhân của mình cùng bạn bên cạnh.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học về tình yêu chân chính để thực hiện nhiệm vụ.

- GV theo dõi quá trình làm việc của HS, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời đại diện một số HS trình bày ý kiến trước lớp:

+ Đồng ý với ý kiến của bạn Dao A: Tình yêu là hành động quan tâm, chăm sóc và lo lắng… dành cho một người nào đó mà bạn yêu thương nhất và mong muốn mang lại thật nhiều hạnh phúc đến cuộc sống của họ. Đây là biểu hiện của một tình yêu chân chính.

+ Đồng ý với ý kiến của bạn Dang D: Sự đồng cảm và chia sẻ cao sẽ dẫn đến sự va chạm. Tình dục và tình yêu ra làm hai khi nó là một thể thống nhất. Tình dục có rất nhiều mức độ với nhiều hành vi khác nhau. Tuy nhiên, ở mức độ nào đi nữa thì tình dục vẫn cần phải có trách nhiệm và sự tôn trọng nhất định giữa hai người yêu nhau. Một tình yêu đặt trên nền tảng chủ yếu là tình dục thì thật mong manh, và tình yêu ấy có thể tồn tại không lâu. Do vậy, cần luôn cân nhắc về “con dao hai lưỡi” này trong tình yêu.

+ Đồng ý với ý kiến của bạn Xuan C: Tình yêu không bắt nguồn từ tiền bạc, nhưng tiền bạc nuôi dưỡng tình yêu. Nếu không đảm bảo về tài chính, tình yêu sẽ có nguy cơ tan vỡ. Một tình yêu chân chính sẽ không thể lâu bền và vững chắc khi cả hai không đảm bảo về kinh tế. Vì vậy, cần biết cố gắng xây dựng, vun đắp vững chắc cho cuộc sống để bảo đảm tình yêu được lâu bền.

+ Không đồng ý với ý kiến của bạn Huan D: Tình yêu chân chính là một tình yêu chân thành, vị tha và chung thủy. Tuy nhiên, không vì lẽ đó mà chấp nhận mạo hiểm cuộc sống của bạn cho người mình yêu. Tình yêu không phải là cho đi tất cả những gì của bản thân đang có và không giữ lại cho mình bất cứ điều gì. Như vậy là một tình yêu mù quáng.

- GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá và chốt đáp án.

- GV chuyển sang nội dung mới.

Nhiệm vụ 2: Đọc các trường hợp và thực hiện yêu cầu

  1. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS xác định được các biểu hiện của tình yêu chân chính.
  2. Nội dung: GV yêu cầu HS làm việc cá nhân, đọc thông tin và thực hiện yêu cầu.
  3. Sản phẩm: HS sử dụng được kiến thức để xác định được các biểu hiện của tình yêu chân chính.
  4. Tổ chức thực hiện

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu HS làm việc cá nhân và nêu yêu cầu: Em hãy đọc các trường hợp sau và xác định những biểu hiện của tình yêu chân chính:

+ Trường hợp 1.

Khi chia sẻ về chuyện tình 4 năm của mình, V kể rằng, bí quyết giúp anh và T giữ được mối quan hệ bền chặt và hạnh phúc chính là sự thẳng thắn, không bao che cho khuyết điểm của nhau. Mỗi lần tranh cãi, cả hai đều thẳng thắn, thậm chí to tiếng, nhưng sau đó một bên im lặng trước để căng thẳng không leo thang. Mỗi bên nhường nhau một ít. Tuy nhiên, khi người này làm sai, người kia sẽ phải chỉ ra lỗi và cả hai cùng tìm cách giải quyết. V và T luôn đồng hành cùng nhau trên mọi chặng đường sự nghiệp và cuộc sống. Dù làm khác nghề, nhưng họ luôn tâm sự, hỏi ý kiến nhau về quyết định của mình.

+ Trường hợp 2.

C yêu đơn phương Y đã 5 năm. Đối với C, Y luôn là một người bạn thân đặc biệt

để anh chia sẻ mọi buồn vui trong cuộc sống. Còn với Y, cô luôn tìm thấy ở C sự

đồng điệu và chấp nhận anh vô điều kiện. Y chưa bao giờ bỏ rơi C, luôn bên cạnh anh ngay cả khi anh phá sản, trắng tay. Những lúc ấy, C cảm thấy như đã tìm được người bạn đời của mình. C quyết tâm thổ lộ tình cảm của mình với Y. Và câu trả lời mà anh nhận được hơn cả mong đợi: “Y đợi câu nói này của C đã 5 năm rồi. Dù C có thất bại, Y luôn yêu và tin tưởng C. Hãy tiếp tục cùng nhau nhé!”

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học về biểu hiện của tình yêu chân chính để thực hiện nhiệm vụ.

- GV hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời đại diện HS trả lời:

+ Trường hợp 1: Những biểu hiện của tình yêu chân chính giữa anh V và chị T là

  • Thẳng thắn, không bao che cho khuyết điểm của nhau.
  • Mỗi lần tranh cãi, một bên im lặng trước để căng thẳng không leo thang. Mỗi bên nhường nhau một ít, sau đó cả hai cùng tìm cách giải quyết.
  • Luôn đồng hành cùng nhau trên mọi chặng đường sự nghiệp và cuộc sống.

-> Biểu hiện của sự vị tha, chân thành, tôn trọng.

+ Trường hợp 2: Những biểu hiện của tình yêu chân chính giữa chị Y và anh C là

  • Y luôn là một người bạn thân đặc biệt để anh C chia sẻ mọi buồn vui trong cuộc sống.
  • Y luôn bên cạnh anh C ngay cả khi anh phá sản, trắng tay. Dù C có thất bại, Y luôn yêu và tin tưởng C.
  • Anh C cảm nhận được sự chân thành của chị Y và quyết tâm thổ lộ tình cảm với c.

à Biểu hiện của sự chung thủy, chân thành, tôn trọng.

- GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá và chốt đáp án.

- GV chuyển sang nội dung mới.

Nhiệm vụ 3: Đọc các trường hợp và xác định những điều cần tránh trong tình yêu

  1. Mục tiêu: HS nhận diện được một số điều cần tránh trong tình yêu.
  2. Nội dung: GV yêu cầu HS làm việc nhóm, đọc các trường hợp và thực hiện theo yêu cầu.

 

  1. Sản phẩm: HS xác định được những điều cần tránh trong tình yêu.
  2. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV chia HS thành 6 nhóm (2 nhóm cùng thực hiện 1 nhiệm vụ).

- GV nêu yêu cầu cho các nhóm thực hiện: Hãy chỉ ra những điều cần tránh trong tình yêu qua các trường hợp sau:

+ Nhóm 1, 2: trường hợp 1

D và bạn trai yêu nhau từ khi còn học trung học phổ thông. Khi học năm thứ hai

đại học, dù được bạn trai yêu thương nhưng D vẫn quyết định chia tay để đến với

người khác. D cho rằng mình xinh đẹp và học giỏi thì có nhiều sự lựa chọn, chàng trai nào có điều kiện kinh tế và lo được cho mình thì mình chọn.

+ Nhóm 3, 4: trường hợp 2

N là một cô gái xinh xắn, lại là lớp phó học tập hay giúp đỡ bạn bè cùng trường.

N và M yêu nhau nhưng cả hai đều không dám hẹn hò hay công khai với bố mẹ,

bạn bè. M tự nhủ: “Mình phải cố gắng để đậu vào ngôi trường đại học mà bạn gái cũng thích. Chắc chắn sẽ có nhiều điều kiện gần nhau hơn”. Dần dần, M nhận thấy khả năng của mình có hạn, khó có thể đậu vào trường đại học mong muốn. M rất lo lắng, căng thẳng, thường cáu gắt, học tập có phần sa sút. Trong một lần bực tức, M đã lớn tiếng và chia tay N vì sự tự ti của chính mình.

+ Nhóm 5, 6: trường hợp 3

Chia tay mối tình đầu được 1 năm nhưng H vẫn không quên được người yêu cũ.

Trong chuyến đi dã ngoại, H tình cờ kết bạn với T qua ứng dụng mạng xã hội. Chỉ một vài cuộc trò chuyện ngắn ngủi, H cảm thấy T rất thân thuộc, thấu hiểu được cảm xúc của mình. T cũng có cảm tình với H, cô chia sẻ điều này và muốn hẹn gặp anh. Sau buổi gặp mặt, T nhận thấy H là định mệnh của đời mình. Cô muốn thiết lập mối quan hệ lứa đôi với H. H nửa đồng ý, nửa không. H sợ rằng khi bước vào mối quan hệ này, H sẽ làm khổ T vì anh vẫn còn rất nặng lòng với người yêu cũ.

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học về những điều cần tránh trong tình yêu, thảo luận để thực hiện nhiệm vụ.

- GV hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời đại diện các nhóm trả lời:

+ Trường hợp 1: Yêu nhiều người, không chung thủy.

+ Trường hợp 2: Tự ti trong tình yêu.

+ Trường hợp 3: Yêu “vội”, yêu để khỏa lấp nỗi nhớ người yêu cũ.

- GV yêu cầu các nhóm có cùng nội dung thảo luận lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến hoặc đặt câu hỏi khác (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá và chốt đáp án.

- GV chuyển sang nội dung mới.

Nhiệm vụ 4: Xử lí tình huống

  1. Mục tiêu: HS nhận diện một số điều cần tránh trong tình yêu.
  2. Nội dung: HS đọc tình huống và xử lí tình huống.
  3. Sản phẩm: HS xác định được một số điều cần tránh trong tình yêu.
  4. Tổ chức thực hiện

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu HS làm việc cá nhân, đọc tình huống sau, đóng vai và xử lí tình huống: Thấy Q ôm bạn trai trước cổng nhà sau khi đi xem phim buổi tối về, đợi Q vào, chị gái liền gọi đến phòng khách nhắc nhở:

- Em còn là học sinh. Chị nghĩ em không nên có hành động thân mật như vậy.

Q vùng vằng, tỏ vẻ khó chịu:

- Em cũng lớn rồi. Em biết mình làm gì là đúng mà chị.

Thấy vậy, chị gái nhẹ nhàng nói:

Em yêu ai, bố mẹ và chị không cấm. Nhưng khi yêu rồi, hai đứa phải biết tôn trọng và giữ gìn cho nhau. Đừng đi quá giới hạn để tránh những hệ lụy đáng tiếc là được.

Q phản ứng:

- Chị và bố mẹ đừng quá lo! Em thấy mấy chuyện đó bình thường. Mấy đứa bạn

em thay người yêu như cơm bữa. Tụi nó còn thể hiện tình cảm công khai trước mặt em nữa kia.

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học về những điều cần tránh trong tình yêu, thảo luận để thực hiện nhiệm vụ.

- GV hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời HS trình bày ý kiến xử lí tình huống trước lớp: Khuyên bạn khi còn là học sinh, không nên có những việc làm và hành động đi quá giới hạn trong chuyện tình cảm để xảy ra những hậu quả đáng tiếc. Cần tập trung vào việc học. Vì học tập tốt, có tương lai thì mới có một tình yêu bền vững được.

- GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá và chốt đáp án.

- GV chuyển sang nội dung mới.

  1. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
  2. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS:

- Trình bày được các biện pháp xây dựng tình yêu chân chính.

- Tóm tắt được các biểu hiện của tình yêu chân chính và một số điều cần tránh trong tình yêu qua sơ đồ tư duy.

  1. Nội dung:

- Thiết kế một sản phẩm về nội dung được yêu cầu.

- Vẽ sơ đồ tư duy tóm tắt các biểu hiện của tình yêu chân chính và một số điều cần tránh trong tình yêu.

  1. Sản phẩm:

- HS trình bày được các biện pháp để xây dựng tình yêu chân chính.

- Sơ đồ tư duy.

  1. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

GV giao nhiệm vụ cho HS làm việc cá nhân và thực hiện ở nhà:

+ Trường em tổ chức toạ đàm với chủ đề “Tình yêu chân chính” và yêu cầu mỗi lớp chuẩn bị bài phát biểu ngắn trong 2 - 3 phút. Em hãy dự thảo ý kiến “Làm cách nào để xây dựng tình yêu chân chính” để phát biểu trong buổi toạ đàm.

+ Em hãy vẽ sơ đồ tư duy tóm tắt về biểu hiện của tình yêu chân chính và những điều cần tránh trong tình yêu tuổi học trò.

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học về tình yêu; kĩ năng tìm kiếm, sưu tầm thông tin, hình ảnh; kĩ năng thiết kế để thực hiện nhiệm vụ.

- GV hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3 : Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

HS nộp sản phẩm vào bài học sau.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá và kết thúc tiết học.

HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ

- Ôn lại kiến thức đã học:

+ Tình yêu chân chính.

+ Một số điều cần tránh trong tình yêu.

- Hoàn thành bài tập phần Vận dụng

- Đọc và tìm hiểu trước nội dung kiến thức Bài 2 – Hôn nhân

 

ĐÁNH GIÁ CUỐI BÀI HỌC

Cấp độ đánh giá

Nội dung đánh giá

Hoàn thành tốt

HS nêu được đầy đủ các nội dung cần đạt. Đánh giá HS ở mức hoàn thành tốt khi có điểm số trên 7 điểm.

Hoàn thành

HS nêu được nội dung cần đạt nhưng chưa đầy đủ. Đánh giá HS ở mức hoàn thành khi có điểm số từ 5 đến 7 điểm.

Chưa hoàn thành

HS chưa nêu được đầy đủ các nội dung cần đạt. Đánh giá HS ở mức chưa hoàn thành tốt khi có điểm số dưới 5 điểm.

 

Giáo án chuyên đề giáo dục kinh tế và pháp luật 10 chân trời sáng tạo
Giáo án chuyên đề giáo dục kinh tế và pháp luật 10 chân trời sáng tạo

MỘT VÀI THÔNG TIN

  • Giáo án tải về là giáo án bản word, dễ dàng chỉnh sửa nếu muốn
  • Font chữ: Time New Roman, trình bày rõ ràng, khoa học.
  • Tất cả các bài đều được soạn theo mẫu ở trên

PHÍ GIÁO ÁN:

  • Phí giáo án: 250k

=> Khi đặt, nhận đủ giáo án cả năm ngay và luôn

CÁCH ĐẶT:

  • Bước 1: gửi phí vào tk: 10711017 - Chu Văn Trí - Ngân hàng ACB (QR)
  • Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án

GIÁO ÁN WORD LỚP 10 - SÁCH CHÂN TRỜI

GIÁO ÁN POWERPOINT LỚP 10 - SÁCH CHÂN TRỜI

Tài liệu quan tâm

Cùng chủ đề

Chat hỗ trợ
Chat ngay