Trắc nghiệm hoạt động trải nghiệm 3 kết nối CĐ-Giữ gìn nhà cửa ngắn nắp, sạch sẽ: Tuần 13

Bộ câu hỏi trắc nghiệm hoạt động trải nghiệm 3 kết nối tri thức với cuộc sống. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm CĐ-Giữ gìn nhà cửa ngắn nắp, sạch sẽ: Tuần 13. Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng, tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp bổ sung thêm các câu hỏi.

1. NHẬN BIẾT (9 CÂU)

Câu 1: Đâu không phải là việc làm sắp xếp nơi ở của em?

A. Gấp, xếp chăn màn gọn gàng sau khi ngủ dậy

B. Gấp quần, áo sau khi đã giặt phơi khô.

C. Cất riêng từng loại trang phục theo quy định

D. Chăn, gối ngủ dậy không gấp để sau đó ngủ tiếp.

Câu 2: Sắp xếp nơi ở gọn gàng, ngăn nắp sẽ

A. mất thời gian khi sắp xếp

B. giúp chúng ta nhanh chóng tìm được những đồ dùng cá nhân khi cần

C. ảnh hưởng, mất nhiều thời gian.

D. khó tìm kiếm đồ dùng cá nhân của mình.

Câu 3: Sắp xếp nơi ở gọn gàng, ngăn nắp sẽ

A. mất thời gian khi sắp xếp

B. khó tìm kiếm đồ dùng cá nhân

C. ảnh hưởng, mất nhiều thời gian.

D. không gian thông thoáng, đẹp mắt.

Câu 4: Đâu là cách sắp xếp nơi ở của em gọn gàng, ngăn nắp?

A. Gấp quần áo gọn gàng và xếp đúng nơi quy định.

B. Sau khi ngủ dậy không gấp chăn, màn

C. Phơi khô quần áo không cần cất giữ

D. Đồ dùng cá nhân dùng xong để mỗi nơi một đồ

Câu 5: Việc nên làm để nơi ở của em luôn gọn gàng, ngăn nắp

A. không cần gấp chăn màn

B. gấp quần áo gọn gàng và để đúng nơi quy định

C. để tất cả quần áo vào tủ không cần gấp

D. tiện đâu để luôn đồ dùng cá nhân ở đó

Câu 6: Cách sắp xếp nơi ở của mỗi người khác nhau do

A. sở thích

B. điều kiện

C. thời gian

D. khả năng

Câu 7: Nơi ở là không gian của riêng em nên không cần phải sắp xếp gọn gàng, ngăn nắp. Em có suy nghĩ như thế nào với ý kiến trên?

A. Không đồng tình

B. Đồng tình

C. Không có ý kiến

D. Đó là suy nghĩ đúng đắn.

Câu 8: Để đánh giá mỗi cá nhân có nếp sống cũng như tính cẩn thân, chăm chỉ dựa vào

A. nơi sinh hoạt cá nhân

B. tính cách cá nhân

C.  diện mạo bên ngoài

D. khả năng cá nhân

Câu 9: Sắp xếp đồ dùng cá nhân làm mất thời gian của em nên chỉ để vật dụng cá nhân sao cho tiện sử dụng. Em có suy nghĩ gì về ý kiến trên?

A. Không có ý kiến

B. Không đồng ý

C. Đồng ý

D. Việc làm khoa học

2. THÔNG HIỂU (9 CÂU)

Câu 1: Mỗi chúng ta hiểu rõ ý nghĩa của việc sắp xếp nơi sinh hoạt cá nhân để

A. mất thời gian sắp xếp đồ dùng

B. tốn thêm diện tích để sắp xếp đồ dùng cá nhân

C. đồ dùng cá nhân tuỳ ý cho tiện sử dụng

D. bố trí, sắp xếp nơi ở của mình cho gọn gàng, ngăn nắp.

Câu 2: Việc làm không nên khi sắp xếp nơi ở của em?

A. Gấp quần áo và cất đúng nơi quy định

B. Cất đồ dùng theo quy định để tiện sử dụng

C. Gấp chăn, gối sau khi ngủ dậy

D. Để đồ không cần quy định cho tiện lấy khi cần.

Câu 3: Ý nào sau đây không phải ý nghĩa của việc sắp xếp nơi sinh hoạt cá nhân?

A. bố trí, sắp xếp nơi sinh hoạt cá nhân ngăn nắp

B. thuận tiện cho việc sử dụng đồ dùng hằng ngày

C. mất thời gian sắp xếp.

D. không gian thoải mái và đẹp hơn

Câu 4: Thói quen chưa tốt của em đã thay đổi để nơi sinh hoạt cá nhân được gọn gàng, ngăn nắp

A. Cất đồ dùng không theo quy định để tiện sử dụng

B. Gấp chăn, màn sau khi ngủ dậy

C. Cất quần áo, không cần gấp

D. Thỉnh thoảng quét, dọn phòng riêng của mình.

Câu 5: Cảm nhận của em khi nơi ở đã được sắp xếp gọn gàng

A. vui vẻ, thoải mái, tiện sử dụng

B. mất thời gian

C. khó chịu, bận rộn

D. khó lấy đồ dùng hơn

Câu 6: Hằng ngày, bạn Nam chỉ sắp xếp đồ dùng cá nhân sao cho tiện lấy đồ, không cần quy định cụ thể vì bạn còn dành thời gian chơi game. Nếu em là Nam em sẽ làm như thế nào để nơi ở của mình gọn gàng, ngăn nắp?

A. Em sẽ nhờ mẹ sắp xếp đồ dùng cá nhân cho gọn gàng.

B. Em chỉ xếp đồ dùng cá nhân của mình theo tâm trạng

C. Em đồng tình với việc làm của Nam

D. Em sẽ sắp xếp đồ dùng cá nhân và trang trí cho gọn gàng, đẹp hơn cho tiện sử dụng.

Câu 7: Quan sát nơi ở trong em trong gia đình, em chưa vận dụng được để

A. Xác định những chỗ chưa gọn gàng

B. Sắp xếp đồ dùng cá nhân của em gọn gàng

C. Cất quần áo đúng nơi quy định.

D. Trang trí nơi sinh hoạt cá nhân cho phù hợp.

Câu 8: Góc học tập của em được sắp xếp như thế nào?

A. Cất giữ rất nhiều đồ chơi

B. Cất giữ rất nhiều đồ lưu niệm

C. Gọn gàng, ngăn nắp, đúng vị trí.

D. Không cần sắp xếp để tìm kiếm đồ dùng cho dễ dàng.

Câu 9: Em sẽ thiết kế góc học tập của mình như thế nào?

A. Sắp xếp sách vở, đồ dùng ngăn nắp

B. Trang trí góc học tập đầy đủ ánh sáng

C. Trang trí học tập để ngồi học thấy thoải mái, dễ chịu.

D. Tất cả các thiết kế trên.

3. VẬN DỤNG (2 CÂU)

Câu 1: Vật nào sau đây không nên để ở góc học tập

A. Sách vở

B. Bút, thước kẻ

C. Cặp sách

D. Đồ chơi

Câu 2: Bạn Hoa thường xuyên ngồi học ở bàn ăn vì góc học tập của bạn để rất nhiều sách vở. Vậy theo em bạn Hoa nên làm như thế nào?

A. Vẫn ngồi ở bàn ăn để đi lại cho tiện

B. Cần sắp xếp sách vở ngăn nắp và ngồi học ở góc học tập để tập trung hơn.

C. Để sách vở xuống giường ngủ để lấy chỗ ngồi học

D. Bỏ bớt sách vở, đồ dùng học tập đi.

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Trắc nghiệm hoạt động trải nghiệm 3 kết nối tri thức - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu môn khác

Tài liệu mới cập nhật

Chat hỗ trợ
Chat ngay