Trắc nghiệm hoạt động trải nghiệm 3 kết nối CĐ-Mái trường em yêu: Tuần 10

Bộ câu hỏi trắc nghiệm hoạt động trải nghiệm 3 kết nối tri thức với cuộc sống. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm CĐ-Mái trường em yêu: Tuần 10. Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng, tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp bổ sung thêm các câu hỏi.

1. NHẬN BIẾT (9 CÂU)

Câu 1: Ở môi trường học mới có những vấn đề nảy sinh trong quan hệ bạn bè là

A. hiểu được bạn mình.

B. bị bạn giận khi mình làm gì đó không vừa ý

C. cùng nhau học nhóm

D. động viên, chia sẻ với nhau.

Câu 2: Những vấn đề thường mắc phải trong quan hệ bạn bè?

A. bị bạn bắt nạt

B. bạo lực tinh thần

C. bạn đố kị, ghen tị với mình

D. Tất cả những vấn đề trên.

Câu 3: Đâu không phải là vấn đề nảy sinh trong qua hệ bạn bè?

A. không chơi hoà đồng với bạn

B. không hiểu tính cách bạn

C. vui vẻ khi bạn đạt điểm cao hơn mình

D. bạn lôi kéo làm việc không nên làm.

Câu 4: Nêu những vướng mắc mà lứa tuổi các em thường gặp phải trong quan hệ bạn bè?

A. Bị bạn nói xấu

B. Bị bạn bắt nạt

C. Bạn lôi kéo làm những việc không nên.

D. Gặp phải tất cả những vướng mắc trên.

Câu 5: Khi gặp vấn đề nảy sinh trong quan hệ bạn bè, chúng ta cần

A. giải thích và nói chuyện với bạn để hiểu nhau.

B. im lặng, không cần giải thích.

C. đi nói xấu bạn với mọi người

D. không chơi với bạn đó nữa.

Câu 6: Khi gặp vấn đề nảy sinh trong quan hệ bạn bè chúng ta cần

A. cùng bạn giải quyết những vấn đề khúc mắc

B. gặp bạn nói chuyện chân thành và thẳng thắn

C. lắng nghe bạn nói và đặt mình vào vị trí của bạn để hiểu.

D. làm tất cả những việc trên.

Câu 7: Khi gặp vấn đề nảy sinh trong quan hệ bạn bè chúng ta im lặng, không nói để các bạn hiểu sẽ dẫn đến

A. tình bạn tốt đẹp hơn

B. mất đoàn kết tình bạn

C. bị bạn đố kị

D. bị các bạn bắt nạt.

Câu 8: Khi bị bạn rủ rê, lôi kéo làm những việc không nên làm em sẽ

A. kiên định từ chối

B. cùng bạn tham gia

C. rủ các bạn khác cùng tham gia

D. coi như không có chuyện gì.

Câu 9: Khi mâu thuẫn và gặp vấn đề khúc mắc với bạn, em sẽ làm gì?

A. giải quyết một cách ép buộc, cho xong

B. giải quyết và nói chuyện một cách thiện chí

C. không chơi với bạn nữa

D. nói xấu bạn đó với các bạn khác.

2. THÔNG HIỂU (9 CÂU)

Câu 1: Trong mối quan hệ bạn bè có mẫu thuẫn, cần phải lắng nghe bạn nói, đặt mình vào vị trí của bạn để thấu hiểu, đồng thời nói rõ cảm xúc, suy nghĩ của mình về vấn đề xảy ra. Em suy nghĩ về ý kiến trên như thế nào?

A. Không đồng tình với ý kiến trên.

B. Đồng tình với ý kiến trên.

C. Không ủng hộ với việc làm đó vì mất thời gian.

D. Không nghe bạn giải thích và cho rằng mình luôn đúng.

Câu 2: Nêu bạn A có khúc mắc và hiểu lầm em thì em sẽ làm gì?

A. gặp bạn nói chuyện chân thành và thẳng thắn.

B. không cần giải thích với bạn A

C. nói xấu bạn A với cô giáo

D. không bao giờ chơi với bạn A.

Câu 3: Khi bị bạn ép buộc, doạ nạt để mình phải làm theo ý bạn với những việc không nên em sẽ làm gì?

A. ủng hộ việc làm của họ

B. không nói với ai và làm theo họ

C. lo sợ và tham gia cùng họ

D. tự bảo vệ bản thân và chính kiến của mình.

Câu 4: Để giữ gìn và phát triển tình bạn, cần phải

A. chân thành với nhau

B. tôn trọng lẫn nhau

C. chủ động giải quyết vấn đề khúc mắc

D. thực hiện tất cả các việc làm trên.

Câu 5: Việc làm nào sau đây không đúng khi xử lí vấn đề nảy sinh trong quan hệ bạn bè?

A. Không nên né tránh khi có khúc mắc

B. Thiện chí trao đổi với bạn để giải quyết

C. Không nghe bạn nói và giải thích.

D. Nói chuyện một cách chân thành và thẳng thắn.

Câu 6: Việc làm nào sau đây không giúp chúng ta xây dựng tình bạn?

A. thường xuyên gây chuyện với bạn

B. có khúc mắc thì tránh mặt, im lặng

C. giải quyết vấn đề mang tính chất ép buộc

D. chủ động đối diện và thiện chí.

Câu 7: Minh và Thanh ngồi cạnh nhau. Trong giờ kiểm tra Toán, Minh không làm được bài nên muốn Thanh cho chép bài nhưng Thanh không đồng ý. Sau giờ kiểm tra, Minh nói xấu về Thanh với các bạn. Nếu em là Thanh em sẽ làm như thế nào?

A. Giải thích cho Minh và hiểu được thiện chí về việc làm của mình.

B. Đi nói xấu lại Minh với các bạn.

C. Cãi nhau với Minh và nói Minh lười học.

D. Im lặng và không chơi với Minh nữa.

Câu 8: Hải và Nam chơi thân với nhau từ tiểu học. Nam rất ham chơi điện tử. Một lần, Nam rủ Hai đi chơi điện tử nhưng Hải không muốn đi. Nam nói: “Nếu cậu không đi chơi cùng tớ, tớ sẽ không chơi với câu nữa". Nếu là Hải, em sẽ làm gì?

A. Nói xấu Nam với các bạn và thầy cô

B. Không chơi với Nam nữa

C. Bảo vệ quan điểm và nói cho Nam hiểu tác hại của việc ham chơi điện tử

D. Tránh mặt Nam, không nói chuyện với Nam.

Câu 9: Nga và Hoa tranh cãi về một bài hát yêu thích, sau đó Nga và Hoa không chơi với nhau nữa. Em sẽ giúp hai bạn giải quyết khúc mắc như thế nào?

A. Tạo thêm mâu thuẫn cho hai bạn.

B. Khuyên hai bạn không chơi với nhau nữa để tranh hiểu lầm

C. Giải quyết khúc mắc cho xong chuyện.

D. Khuyên hai bạn nói chuyện, đặt địa vị của mình để hiểu bạn.

3. VẬN DỤNG (2 CÂU)

Câu 1: Từ đầu năm học, Hương và Lan đi đâu cũng có nhau vì học cùng lớp ở tiểu học. Hôm nay, Hương thấy Lan đi với Mai – một bạn mới quen, mà không để ý gì đến mình nên rất giận Lan. Lan không hiểu vì sao Hương lại giận mình. Nếu là Lan, em sẽ làm gì?

A. Không quan tâm đến Hương nữa vì mình không làm gì sai

B. Tìm gặp Hương nói chuyện và giải thích cho Hương hiểu một cách chân thành

C. Nói những lời làm tổn thương Hương vì Hương giận mình.

D. Nói xấu Hương với các bạn trong lớp.

Câu 2: Khi gặp vấn đề nảy sinh trong quan hệ bạn bè chúng ta không nên

A. im lặng, không cần giải thích.

B. đi nói xấu bạn với mọi người

C. không chơi với bạn đó nữa.

D. Tất cả các đáp án trên

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Trắc nghiệm hoạt động trải nghiệm 3 kết nối tri thức - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu môn khác

Tài liệu mới cập nhật

Chat hỗ trợ
Chat ngay