Trắc nghiệm hoạt động trải nghiệm 3 kết nối tri thức Chủ đề 7 tuần 27: hoạt động vì cộng đồng

Bộ câu hỏi trắc nghiệm tin học 3 chân trời sáng tạo. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Chủ đề 7 tuần 27: hoạt động vì cộng đồng. Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng, tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp bổ sung thêm các câu hỏi.

CHỦ ĐỀ 7 TUẦN 27: HOẠT ĐỘNG VÌ CỘNG ĐỒNG

(20 câu)

A. TRẮC NGHIỆM

1. NHẬN BIẾT (10 câu)

Câu 1: Người khuyết tật là những người gặp khó khăn về gì?

A. Sinh hoạt bất tiện, đôi khi phải nhờ đến sự giúp đỡ của người khác.

B. Một số người khả năng tiếp thu bị hạn chế, mất nhiều thời gian và công sức hơn trong quá trình học tập.

C. Khó khăn khi tìm kiếm việc làm và lựa chọn công việc phù hợp.

D. Cả ba đáp án trên đều đúng.

Câu 2: Người khuyết tật có thể làm gì?

A. Vận động viên.

B. Giáo viên.

C. Sản xuất các sản phẩm thủ công.

D. Cả ba đáp án trên đều đúng.

Câu 3: Vì sao người khuyết tật không thể làm các công việc nặng?

A. Vì họ không có khả năng có thể làm được việc nặng.

B. Vì họ thích làm việc nhẹ

C. Vì họ không thích..

D. Cả ba đáp án trên đều đúng.

Câu 4: Người khuyết tật không thể làm việc gì sau đây?

A. Sản xuất các sản phẩm thủ công.

B. Đánh đàn, ca hát.

C. Các việc cần nhiều sức lực.

D. Mát-xa, bấm huyệt.

Câu 5: Đâu là sai khi nói về người khuyết tật?

A. Họ có thể làm tất cả mọi việc.

B. Khó khăn khi tìm kiếm việc làm và lựa chọn công việc phù hợp.

C. Có tâm lý mặc cảm, không dám nghĩ đến chuyện kết hôn.

D. Một số gặp khó khăn trong việc hoà nhập cộng đồng.

Câu 6: Đâu là đặc điểm của người khuyết tật?

A. Một số người khả năng tiếp thu bị hạn chế, mất nhiều thời gian và công sức hơn trong quá trình học tập.

B. Khó khăn khi tìm kiếm việc làm và lựa chọn công việc phù hợp.

C. Có tâm lý mặc cảm, không dám nghĩ đến chuyện kết hôn.

D. Cả ba đáp án trên đều đúng.

Câu 7: Em có thể có cảm xúc gì khi nghĩ về người khuyết tật?

A. Ngưỡng mộ.

B. Khâm phục.

C. Cảm thông.

D. Cả ba đáp án trên đều đúng.

Câu 8: Em không nên có thái độ gì với người khuyết tật?

A. Ngưỡng mộ.

B. Ghét bỏ.

C. Khâm phục.

D. Cảm thông.

Câu 9: Đâu là cách giao tiếp, ứng xử đúng với người khuyết tật?

A. Có thái độ tôn trọng, đối xử bình đẳng.

B. Nhẫn nại, vị tha và sẵn sàng giúp họ vượt qua khó khăn.

C. Không tỏ ra thương hại, khinh miệt hay thiếu lễ độ.

D. Cả ba đáp án trên đều đúng.

Câu 10: Đâu là cách giao tiếp, ứng xử không đúng với người khuyết tật?

A. Có thái độ tôn trọng, đối xử bình đẳng.

B. Nhẫn nại, vị tha và sẵn sàng giúp họ vượt qua khó khăn.

C. Tỏ ra khinh thường họ.

D. Không tỏ ra thương hại, khinh miệt hay thiếu lễ độ.

 

2. THÔNG HIỂU (5 CÂU)

Câu 1: Lập kế hoạch giúp đỡ người khuyết tật là làm gì?

A. Tìm hiểu về người khuyết tật để có sự đồng cảm với họ.

B. Học cách giao tiếp và ứng xử với người khuyết tật.

C. Lựa chọn những việc có thể làm để giúp đỡ người khuyết tật mà em biết.

D. Cả ba đáp án trên đều đúng.

Câu 2: Đâu là việc nên làm với người khuyết tật?

A. Viết thư động viên người khuyết tật.

B. Tỏ ra khinh thường người khuyết tật.

C. Tỏ ra khinh miệt người khuyết tật.

D. Cả ba đáp án trên đều đúng.

Câu 3: Em có thể làm gì để giúp đỡ người khuyết tật?

A. Cổ vũ khi họ lên sân khấu biểu diễn hoặc phát biểu.

B. Chủ động học phương pháp giao tiếp của người khuyết tật: ngôn ngữ kí hiệu, chữ nổi,...

C. Góp tiền ủng hộ các sản phẩm do người khuyết tật làm ra.

D. Cả ba đáp án trên đều đúng.

Câu 4: Hãy chọn đáp án đúng

A. Tỏ ra khinh thường người khuyết tật.

B. Tỏ ra khinh miệt người khuyết tật.

C. Góp tiền ủng hộ các sản phẩm do người khuyết tật làm ra.

D. Cả ba đáp án trên đều đúng.

Câu 5: Hãy chọn đáp án sai

A. Cổ vũ khi họ lên sân khấu biểu diễn hoặc phát biểu.

B. Tỏ ra khinh thường người khuyết tật.

C. Chủ động học phương pháp giao tiếp của người khuyết tật: ngôn ngữ kí hiệu, chữ nổi,...

D. Góp tiền ủng hộ các sản phẩm do người khuyết tật làm ra.

 

3. VẬN DỤNG (3 CÂU)

Câu 1: Nguyên nhân nào dẫn đến việc người khuyết tất không hòa nhập được với cộng đồng?

A. Kì thị và phân biệt đối xử.

B. Kì thị ngoại hình.

C. Ngại giao tiếp.

D. Tinh thần bất ổn.

Câu 2: Tôn trọng người khuyết tật thể hiện điều gì?

A. Thể hiện lối sống có văn hóa.

B. Thể hiện lối sống tiết kiệm.

C. Thể hiện lối sống thực dụng.

D. Thể hiện lối sống vô cảm.

Câu 3: Những hành vi nào sau đây thể hiện không tôn trọng người khuyết tật:

A. Đi nhẹ, nói khẽ trong nơi ở của người khuyết tật

B. Châm chọc, chế giễu người khuyết tật.

C. Biết lắng nghe ý kiến của mọi người.

D. Tự nhận lỗi về mình

 

4. VẬN DỤNG CAO (2 CÂU)

Câu 1: Hoạt động: Tặng sách cho trẻ em vùng cao là một trong những biểu hiện của sự

A. hiếu học và tôn sư trọng đạo.

B. dũng cảm, bất khuất, kiên cường.

C. quan tâm, cảm thông và chia sẻ.

D. yêu nước, đoàn kết và dũng cảm.

Câu 2: Câu tục ngữ nào dưới đây không thể hiện sự quan tâm, chia sẻ?

A. Nhường cơm, sẻ áo.

B. Chia ngọt, sẻ bùi.

C. Lá lành đùm lá rách.

D. Năng nhặt chặt bị.

 

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Trắc nghiệm hoạt động trải nghiệm 3 kết nối tri thức - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu môn khác

Tài liệu mới cập nhật

Chat hỗ trợ
Chat ngay