Trắc nghiệm mĩ thuật 3 kết nối bài 4: Vẻ đẹp của khối
Bộ câu hỏi trắc nghiệm mĩ thuật 3 kết nối tri thức với cuộc sống. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm bài 4: Vẻ đẹp của khối. Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng, tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp bổ sung thêm các câu hỏi.
Xem: => Giáo án Mĩ thuật 3 kết nối tri thức (bản word)
1. NHẬN BIẾT (9 CÂU)
Câu 1: Trong hội họa, một vật nổi khối trên mặt phẳng nhờ
A. sự thay đổi góc quan sát
B. các độ đậm, nhạt khác nhau
C. nghệ thuật phối cảnh
D. kĩ thuật dựng hình
Câu 2: Các loại quả như cam, bưởi, dưa hấu có đặc điểm giống nhau là:
A. Đều có dạng khối cầu
B. Kích thước tương đối giống nhau
C. Đều có vị chua
D. A và C
Câu 3: Theo em, các vật nào sau đây không có dạng khối cầu?
A. Quả địa cầu
B. Quả dưa hấu
C. Quả xoài
D. Quả táo
Câu 4: Để tái hiện lại hình ảnh một mẫu vật trên mặt phẳng giấy, chúng ta cần:
A. Chọn góc quan sát vật mẫu
B. Xác định đặc điểm nổi bật của vật mẫu
C. Chọn giấy vẽ và vật mẫu
D. A và B
Câu 5: Bố cục bức vẽ được xác định bằng cách:
A. ước lượng, đánh dấu
B. in, khắc
C. ướm mẫu vật lên giấy
D. Cả A, B, C
Câu 6: Khi nhìn ở các góc khác nhau thì vật mẫu sẽ có đặc điểm:
A. không giống hình dạng vốn có
B. thay đổi theo góc nhìn
C. độ đậm nhạt trên vật mẫu khác nhau
D. B và C
Câu 7: Khối cầu là:
A. hình dạng hay gặp nhất trong không gian
B. có nhiều ứng dụng trong cuộc sống
C. khối cơ bản trong mĩ thuật
D. rất phổ biến trong thời trang
Câu 8: Khi vẽ mẫu vật, cần lưu ý điều gì?
A. ước lượng chiều rộng, chiều cao của vật mẫu
B. không nên vẽ hình to hơn vật mẫu
C. đánh bóng vật mẫu để tạo chiều sâu cho bức tranh
D. Cả A, B, C
Câu 9: Đối tượng thường xuất hiện trong tranh tĩnh vật là
A. Các đồ vật tĩnh như lọ hoa, quả, bàn, ghế,...
B. Cuộc sống sinh hoạt của con người
C. Chân dung người
D. Cảnh đường phố
2. THÔNG HIỂU (9 CÂU)
Câu 1: Theo em, đâu là bước quan trọng nhất khi tiến hành vẽ một bức tranh tĩnh vật?
A. Xác định bố cục của mẫu vật
B. Quan sát, xác định tỉ lệ mẫu vật và phác thảo
C. Phối màu cho tranh
D. Vẽ thêm các chi tiết sao cho giống vật mẫu
Câu 2: Vật dụng nào sau đây không cần thiết khi vẽ một bức tranh tĩnh vật?
A. Mẫu vật
B. Giấy, màu, bút vẽ
C. Thước ngắm
D. Giá vẽ
Câu 3: Sau khi xác định bố cục, tỉ lệ, có mấy cách để vẽ mẫu vật?
A. 2
B. 3
C. 4
D. 5
Câu 4: Độ đậm nhạt cơ bản trên mẫu vật được chia làm mấy mức:
A. 2
B. 3
C. 4
D. 5
Câu 5: Để vẽ được một bức tranh tĩnh vật đẹp, em cần:
A. Quan sát kỹ đối tượng định vẽ, xác định tỉ lệ của các mẫu vật
B. Biết cách thể hiện các mảng sáng, tối trên mẫu vật
C. Tư duy về hình khối tốt
D. Cả 3 yếu tố trên
Câu 6: Muốn có thành phẩm là một hình tròn cân đối, người thợ mộc thường bắt đầu đẽo gọt từ:
A. hình thoi
B. hình vuông
C. hình chữ nhật
D. hình tam giác
Câu 7: Ứng dụng của việc ghép khối cầu bằng các múi bao quanh một đường trục thẳng là:
A. Mô hình quả địa cầu
B. Quả bóng nhựa
C. Đèn lồng
D. Lăng kính
Câu 8: Việc xác định ánh sáng, màu sắc, bố cục, tỉ lệ vật mẫu có tác dụng:
A. Làm cho bức tranh tĩnh vật trở nên có chiều sâu
B. Tái hiện một cách chân thực nhất vật mẫu
C. Làm cho bức tranh trở nên sinh động
D. A và B
Câu 9: Đâu không phải một qui luật được áp dụng trong tranh tĩnh vật?
A. Qui luật ánh sáng
B. Quy luật phối cảnh 3D
C. Quy luật xa – gần
D. A và C
3. VẬN DỤNG (2 CÂU)
Câu 1: Tranh tĩnh vật có thể được sử dụng để làm gì?
A. Trang trí nhà cửa, phòng làm việc, góc học tập,…
B. Tái hiện lại cuộc sống sinh hoạt hàng ngày của ông cha ta thời chưa có chữ viết
C. Mô tả cảnh quan của một khu vực ít người biết đến
D, Cả A, B, C
Câu 2: Cách sắp xếp bố cục, màu sắc của mẫu vật trong tranh cần
A. Tùy vào cảm xúc của người vẽ
B. Không cần tuân theo bố cục
C. Rời rạc, cách xa nhau
D. Hài hoà, cân đối