Trắc nghiệm mĩ thuật 3 kết nối tri thức Chủ đề 8_Chân dung người thân trong gia đình

Bộ câu hỏi trắc nghiệm mĩ thuật 3 kết nối tri thức với cuộc sống. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Chủ đề 8_Chân dung người thân trong gia đình. Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng, tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp bổ sung thêm các câu hỏi.

Click vào ảnh dưới đây để xem tài liệu

Trắc nghiệm mĩ thuật 3 kết nối tri thức Chủ đề 8_Chân dung người thân trong gia đình
Trắc nghiệm mĩ thuật 3 kết nối tri thức Chủ đề 8_Chân dung người thân trong gia đình
Trắc nghiệm mĩ thuật 3 kết nối tri thức Chủ đề 8_Chân dung người thân trong gia đình
Trắc nghiệm mĩ thuật 3 kết nối tri thức Chủ đề 8_Chân dung người thân trong gia đình
Trắc nghiệm mĩ thuật 3 kết nối tri thức Chủ đề 8_Chân dung người thân trong gia đình

CHỦ ĐỀ 8: CHÂN DUNG NGƯỜI THÂN TRONG GIA ĐÌNH

A. TRẮC NGHIỆM

1. NHẬN BIẾT (10 câu)

Câu 1: “Vẽ chân dung” là gì?

A. Là cách người vẽ dựa vào những đặc điểm trên khuôn mặt để thể hiện.   

B. Là cách người vẽ dựa vào những đặc điểm trên cơ thể để thể hiện.

C. Là cách người vẽ dựa vào trí tưởng tượng để thể hiện về một người.

D. Tất cả các đáp án đều đúng.    

Câu 2: Đâu không là loại tranh chân dung?

A. Toàn thân.

B. Tay, chân.

C. Bản thân. 

D. Tập trung thể hiện biểu cảm trên khuôn mặt.

Câu 3: Trong bức tranh chân dung nhân vật có những đặc điểm về gì?

a. Giới tính             b. Chiều cao              c. Độ tuổi                  d. Khuôn mặt

e. Cân nặng            f. Làn da                    g. Mái tóc                 h. Trang phục

A. a, b, c, e, g

B. a, c, f, g, h

C. a, c, d, f, g

D. a, b, e, g, h

Câu 4: Chân dung có khuôn mặt hình trái xoan, mái tóc dài ngang vai, hơi nâu, mắt to, lông mày mảnh và cong, mũi thẳng và nụ cười rất tươi là chân dung của ai?

A. Ông.

B. Em trai.

C. Mẹ.  

D. Bố.

Câu 5: Có mấy cách vẽ chân dung?

A. 2 cách.  

B. 3 cách.   

C. 4 cách.    

D. 5 cách.  

Câu 6: Đây là các bước vè tranh theo cách nào?

A. Vẽ qua trí nhớ.  

B. Vẽ bằng cách quan sát trực tiếp.     

Câu 7: Đây là chân dung tự hòa của họa sĩ nào?

A. Rembrandt

B. Leonardo da Vinci

C. Picasso

D. Pieter Bruegel

Câu 8: Những hình thức và chất liệu nào sau đây không được dùng để thể hiện sản phẩm mĩ thuật chân dung?

A. Vẽ bằng màu.

B. Nặn tạo dáng, miết đất nặn.    

C. Xé dán bằng giấy màu.    

D. Vẽ bằng giấy than.   

Câu 9: Những dụng cụ, vật liệu nào dùng để tạo bức tranh chân dung trong gia đình?

a. giấy trắng              b. giấy màu                 c. bút mực                   d. bút chì

e. com-pa                  f. que gỗ                      g. đất nặn                    h. sợi dây len

A. a, b, d, f, g

B. a, c, e, g, h

C. a, b, d, g, h

D. a, c, e, f, g

Câu 10: Những hình thức và chất liệu nào sau đây không được dùng để thể hiện sản phẩm mĩ thuật chân dung?

A. Vẽ bằng màu.

B. Nặn tạo dáng, miết đất nặn.   

C. Xé dán bằng giấy màu.    

D. Vẽ bằng giấy than.  

2. THÔNG HIỂU (7 câu) 

Câu 1: Đâu là miêu tả chân dung nhân vật được thể hiện trong tác phẩm sau?

A. Mái tóc dài ngang vai, màu tóc hơi nâu đỏ, mắt cận, dáng người hơi tròn, trang phục nội trợ.

B. Râu dài, mặt hơi dài, tóc ngắn.  

C. Mái tóc dài màu nâu vàng, trang phục mùa đông, mắt to, hai má hồng, lông mày mảnh.

D. Cả 3 đáp án trên đều sai.

Câu 2: Tại sao sáng tác của trường phái Lập thể thường sử dụng các hình, các đường cắt không tuân thủ theo quy tắc thông thường với những góc nhìn khác nhau?

A. Vì họ thích thì làm họ làm như vậy.

B. Vì như thế mới đẹp nhất.  

C. Vì để nhấn mạnh các yếu tố muốn thể hiện trong tác phẩm của mình.   

D. Cả A, B và C đều đúng.  

Câu 3: Sắp xếp các bước để vẽ chân dung qua trí nhớ?

a. Phác hình cân đối trên khổ giấy

b. Vẽ các chi tiết, bộ phận trên khuôn mặt theo đặc điểm riêng của nhân vật.

c. Nhớ lại hình dạng, đặc điểm trên khuôn mặt nhân vật muốn thể hiện.

d. Sử dụng màu sắc có đậm, nhạt để làm nổi bật hình ảnh chân dung.

A. a – b – d – c      

B. c – a – b – d  

C. d – c – a – b     

D. b – d – c – a     

Câu 4: Tại sao các đường nét màu sắc diễn tả các chi tiết trên khuôn mặt phải làm nổi bật được đặc điểm riêng và cảm xúc của nhân vật?

A. Vì như thế mới đẹp.  

B. Vì như thế mới đúng với mục đích của vẽ chân dung.  

C. Vì như thế mới đạt tiêu chuẩn.   

D. Tất cả các đáp án trên đều đúng.

Câu 5: Đâu không phải là lưu ý khi vẽ sản phẩm mĩ thuật chân dung người thân từ màu bằng hình thức vẽ?

A. Vẽ hình tùy thích, không theo tỉ lệ nào trên khổ giấy.     

B. Chọn và vẽ các chi tiết thể hiện rõ đặc điểm nhân vật.

C. Chọn và vẽ các chi tiết thể hiện rõ cảm xúc nhân vật.

D. Trang trí thêm một số chi tiết cho bức tranh thêm sinh động.     

Câu 6: Khi làm sản phẩm mĩ thuật chân dung từ đất nặn, cần chú ý những điều gì?

A. Chọn màu phù hợp để thể hiện bài miết đất hoặc nặn tạo dáng.  

B. Độ đậm – nhạt.

C. Sự kế hợp giữa các màu cho nổi bật chân dung muốn thể hiện.  

D. Cả A, B và C đều đúng.

Câu 7: Sắp xếp các bước sau để tạo bức tranh chân dung người thân trong gia đình?

a. Dùng sợi len để thể hiện tóc.

b. Tạo hình áo bằng giấy màu và nét vẽ.

c. Chọn và vẽ hình chân dung người thân trong gia đình cân đối với phần giấy (không to quá, không nhỏ quá).

d. Tạo các chi tiết trên khuôn mặt sao cho rõ đặc điểm của nhân vật đã chọn.

e. Miền đất phần áo nhân vật và nền sản phẩm.

f. Sử dụng cúc áo, giấy màu, sợi len để tạo hình các con cá, rêu,… để trang trí phần nền sản phẩm theo ý thích.

g. Dùng đất nặn miết, đắp nối theo hình khuôn mặt đã vẽ.

A. a – c – e – f – d – b – g.  

B. d – f – g – a – c – e – b.  

C. c – g – d – a – e – b – f.   

D. b – e – g – c – d – a – f.  

3. VẬN DỤNG (3 câu)

Câu 1: Để vẽ chân dung bố, em không nên vẽ đặc điểm nào sau đây?

A. Mái tóc dài.

B. Khuôn mặt vuông chữ điền.

C. Râu dài, đen.

D. Lông mày đậm.    

Câu 2: Để vẽ chân dung em gái, em sẽ vẽ đặc điểm nào sau đây?

A. Khuôn mặt vuông chữ điền. 

B. Râu dài.  

C. Giới tính nam. 

D. Trang phục học sinh.

Câu 3: Điền tiếp vào chỗ trống sau để hoàn thành câu?

“Các thành viên trong gia đình, mỗi người đều có ……... và …….. khác nhau trên khuôn mặt”.

A. hình dáng – tính cách.

B. mặt – mũi.

C. nụ cười – đôi mắt.

D. đặc điểm – cảm xúc.   

4. VẬN DỤNG CAO (2 câu)

Câu 1: Em cần phải có tình cảm như thế nào với các thành viên trong gia đình?

A. Không cần có tình cảm gì.

B. Thờ ơ, lạnh nhạt, chán ghét.  

C. Yêu thương, đoàn kết, quý mến.

D. Không quan tâm đến cuộc sống của nhau.

Câu 2: Khi làm sản phẩm mĩ thuật chân dung người thân trong gia đình, một bạn đã làm các bước như sau

1.    Chọn một người thân trong gia đình thể hiện SPMT.

2.    Chọn chất liệu để thể hiện.

3.    Vẽ phác hình chân dung của nhân vật không cân đối trên khổ giấy.

4.    Làm sản phẩm 2D phù hợp với năng lực.

Em sẽ chỉnh sửa các bước cho bạn như thế nào cho đúng?

A. Đảo bước 3 lên bước 2 và chỉnh cho chân dung nhân vật cân đối.

B. Đảo bước 2 xuống bước 4.   

C. Đảo bước 1 xuống bước 3, bước 4 lên bước 2.  

D. Giữ nguyên không thay đổi gì.  

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Trắc nghiệm mĩ thuật 3 kết nối tri thức - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu môn khác

Tài liệu mới cập nhật

Chat hỗ trợ
Chat ngay