Trắc nghiệm mĩ thuật 3 kết nối tri thức Chủ đề 6_Biết ơn thầy cô

Bộ câu hỏi trắc nghiệm mĩ thuật 3 kết nối tri thức với cuộc sống. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệmChủ đề 6_Biết ơn thầy cô. Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng, tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp bổ sung thêm các câu hỏi.

Click vào ảnh dưới đây để xem tài liệu

Trắc nghiệm mĩ thuật 3 kết nối tri thức Chủ đề 6_Biết ơn thầy cô
Trắc nghiệm mĩ thuật 3 kết nối tri thức Chủ đề 6_Biết ơn thầy cô
Trắc nghiệm mĩ thuật 3 kết nối tri thức Chủ đề 6_Biết ơn thầy cô

CHỦ ĐỀ 6: BIẾT ƠN THẦY CÔ

A. TRẮC NGHIỆM

1. NHẬN BIẾT (8 câu)

Câu 1: “Thầy cô giáo” là gì?

A. Là những người đã sinh ra và nuôi lớn chúng ta.   

B. Là những người gắn bó với ta suốt cuộc đời.  

C. Là những người dạy dỗ, truyền đạt tri thức cho chúng ta.   

D. Là những người bảo vệ, dọn dẹp trên đường.    

Câu 2: “Biết ơn thầy cô” là gì?

A. Là hành động tri ân thầy cô giáo đã có công dạy dỗ học sinh.  

B. Là tình cảm mến yêu, kính trọng của học trò dành cho thầy cô.  

C. Là những báo đáp bằng vật chất, tinh thần của người học sinh dành tặng cho thầy cô sau những ngày tháng học tập dưới sự hướng dẫn của thầy cô.  

D. Tất cả các đáp án trên đều đúng.

Câu 3: Đâu là biểu hiện của biết ơn thầy cô?

A. Trốn học, không chịu vào lớp để học.

B. Nói xấu thầy cô giáo.

C. Tặng hoa cho thầy cô nhân ngày 20/11.

D. Không có đáp án nào đúng.

Câu 4: Ngày Nhà giáo Việt Nam diễn ra vào thời gian nào?

A. 18/10.

B. 20/11.

C. 12/12.

D. 5/9.

Câu 5: Đâu không phải là việc làm hằng ngày của thầy cô ở trường?

A. Kiểm tra bài cũ.  

B. Chăm sóc cây cối.

C. Giới thiệu bài mới.

D. Giảng bài.   

Câu 6: Có những vật liệu nào dùng để làm sản phẩm mĩ thuật về chủ đề Biết ơn thầy cô?

a. Đất nặn                     b. Giấy màu                   c. Thủy tinh                  d. Bút màu

e. Túi bóng                   f. Que                             g. Hồ dán                      h. Màu goat

A. a, b, e, f, h.  

B. b, c, d, e, g

C. a, b, d, g, h

D. b, d, e, f, g   

Câu 7: “Báo tường” là gì?

A. Là những bài báo đăng trên tạp chí, quyển sách. 

B. Là những bài báo khoa học, bài luận in trong Sách giáo khoa. 

C. Là những bản tin, bài viết đăng trên các trang mạng.   

D. Là những bài viết, tranh vẽ được trình bày trên giấy có khổ lớn để treo lên tường nhằm truyền tải những thông tin có tính chất nội bộ trong một cơ quan, nhà trường,…   

Câu 8: Đâu không phải là vật liệu để làm báo tường?

A. Ống hút.

B. Giấy A0, giấy màu.

C. Bút màu dạ, màu sáp.

D. Keo dán.

2. THÔNG HIỂU (7 câu)

Câu 1: Tại sao cần phải biết ơn thầy cô?

A. Vì thầy cô giáo là những người đã có công lao dạy cho chúng ta những kiến thức mới và bổ ích.  

B. Vì thầy cô giáo là người quan tâm chúng ta nhất trong nhà trường.    

C. Vì thầy cô giáo là những người tận tụy, tận tình vì chúng ta.

D. Tất cả các đáp án trên.  

Câu 2: Nêu ý nghĩa của biết ơn thầy cô?

A. Không có ý nghĩa gì.

B. Để thấy cô giáo không mắng và ghét mình.  

C. Gắn kết tình cảm giữa thầy và trò, thể hiện tình cảm quý trọng cuả học sinh đối với người thầy đã dạy dỗ mình. .  

D. Để biến thầy cô giáo thành người cha, người mẹ thực sự của mình.  

Câu 3: Biết ơn thầy cô không phải là có hành vi nào sau đây?

A. Ngoan ngoãn, lễ phép với thầy cô.

B. Cãi lời thầy cô, không chịu học tập nghiêm túc.

C. Nói lời cảm ơn thầy cô.

D. Ý thức học tập và rèn luyện tốt.    

Câu 4: Bức tranh dưới đây dùng những màu cơ bản nào?

A. màu vàng, màu đỏ, màu xanh da trời.

B. màu xanh lá cây, màu xám, màu tím.

C. màu đỏ, màu xanh lá cây, màu xanh dương, màu tím.   

D. màu vàng, màu xanh da trời, màu cam.

Câu 5: Đâu không phải là nội dung được thể hiện trong bức tranh sau?

A. Chân dung thầy cô giáo.   

B. Các học sinh tặng hoa, quà cho cô giáo nhân ngày 20/11.

C. Thầy giáo đang giảng bài. 

D. Buổi sinh hoạt văn nghệ của lớp chào mừng ngày 20/11.

Câu 6: Sắp xếp các bước để làm báo tường như sau?

a. Trang trí xung quanh tờ báo.

b. Viết nội dung báo cáo.

c. Chọn tên đầu báo.

d. Hoàn thiện bài báo.

A. a – b – c – d  

B. b – d – a – c   

C. c – a – b – d   

D. d – c – d – b   

Câu 7: Chúng ta nên chọn màu cho đầu báo tường như thế nào?

A. Màu tươi sáng, rực rỡ.

B. Chữ viết đầu báo nên to, rõ ràng.

C. Trang trí đẹp mắt.

D. Cả A, B, C đều đúng.

3. VẬN DỤNG (3 câu)

Câu 1: Em được giao nhiệm vụ chọn tên đầu báo tường, em sẽ chọn tên như thế nào để thể hiện tình cảm biết ơn của mình tới thầy cô?

A. Lá lành đúm lá rách.     

B. Ếch ngồi đáy giếng.     

C. Chắp cánh ước mơ.    

D. Em yêu hòa bình.    

Câu 2: Em sẽ đưa ra lời khuyên gì cho một người bạn của em không biết thể hiện sự biết ơn với thầy cô?

A. Em sẽ khuyên bạn nên yêu quý, kính trọng, quan tâm thầy cô của mình từ những việc làm nhỏ nhất.  

B. Em sẽ khuyên bạn tốt nhất là đừng nên làm gi.

C. Em sẽ bảo bạn là đồ ngốc không biết cách thể hiện sự biết ơn với thầy cô.  

D. Em không khuyên bạn vì đó không phải là việc của em.    

Câu 3: Một bạn sử dụng quá nhiều các hình ảnh không liên quan để trang trí báo tường, em sẽ giúp bạn sửa như thế nào?

A. Mặc kệ bạn vì đó không phải việc của mình.  

B. Trách móc, chê cười bạn là đứa không biết làm gì.   

C. Khuyên bạn nên sử dụng vừa phải hình ảnh, nên có người, hoa và họa tiết liên quan đến chủ đề là chủ yếu.  

D. Bảo bạn sử dụng nhiều hơn, dày kín nữa cho đẹp.  

4. VẬN DỤNG CAO (2 câu)

Câu 1: Em nên có thái độ và tình cảm gì đối với thầy cô giáo của mình?

A. Không có cảm xúc gì.

B. Biết ơn, kính mến.

C. Yêu quý, kính trọng.  

D. Cả B và C đều đúng.   

Câu 2: Để thể hiện lòng biết ơn với thầy cô, em sẽ làm gì?

A. Lắng nghe, tích cực hưởng ứng trong khi thầy cô giảng bài.  

B. Lễ phép, nghe lời thầy cô.  

C. Nói lời cảm ơn chân thành với thầy cô.

D. Tất cả các đáp án đều đúng.     

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Trắc nghiệm mĩ thuật 3 kết nối tri thức - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu môn khác

Tài liệu mới cập nhật

Chat hỗ trợ
Chat ngay