Trắc nghiệm tin học 3 kết nối bài 2: Xử lí thông tin
Bộ câu hỏi trắc nghiệm tin học 3 kết nối tri thức với cuộc sống. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm bài 2: Xử lí thông tin. Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng, tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp bổ sung thêm các câu hỏi.
Xem: => Giáo án tin học 3 kết nối tri thức (bản word)
1. NHẬN BIẾT
Câu 1: Quá trình con người xử lí thông tin là:
A. Thu nhận thông tin Xử lí thông tin Quyết định.
B. Thu nhận thông tin Quyết định. Xử lí thông tin
C. Xử lí thông tin Thu nhận thông tin Quyết định.
D. Xử lí thông tin Quyết định Thu nhận thông tin
Câu 2: Bộ phận của con người làm nhiệm vụ xử lí thông tin và điều khiển các hành động của con người:
A. Chân tay.
B. Đôi tai
C. Bộ não
D. Đôi mắt
Câu 3: An chụp ảnh núi bằng điện thoại, khi đó ống kính máy ảnh của điện thoại sẽ thu nhận được thông tin dưới dạng:
A. Hình ảnh.
B. Âm thanh.
C. Chữ.
D. Chữ, hình ảnh.
Câu 4: An chụp ảnh núi bằng điện thoại, khi đó ống kính máy ảnh của điện thoại sẽ thu nhận thông tin. Sau khi xử lí, thì kết quả là:
A. Một bức ảnh.
B. Một tệp hình ảnh mà ta có thể nhìn lại nó trên màn hình.
C. Các dòng chữ.
D. Màu sắc của cảnh vật.
Câu 5: Cho tình huống: “Chạm tay vào nồi canh nóng, An rụt tay lại”. Trong tình huống này, thông tin được An tiếp nhận để xử lí
A. Nồi canh nóng.
B. Nồi canh nặng.
C. An là người nấu canh.
D. Bưng nồi canh phải cẩn thận.
Câu 6: Cho tình huống: “Chạm tay vào nồi canh nóng, An rụt tay lại”. Trong tình huống này, hành động của An là kết quả của việc xử lí thông tin là
A. An chạm tay vào nồi canh.
B. An thấy nồi canh rất nóng.
C. An rụt tay lại.
D. An tìm vải lót tay để bưng nồi canh.
Câu 7: Cho tình huống: “Trong chuyến du lịch biển. Khi đi bộ từ bến xe đến chỗ nghỉ, từ xa, Khoa đã nghe thấy sóng và cảm thấy mùi mằn mặn của nước biển. Khoa bỗng muốn đi nhanh hơn để mau nhìn thấy biển bao la”. Hãy nối mỗi sự kiện ở cột A với khái niệm tương ứng ở cột B.
A | B | |
1. Tiếng sóng biển và mùi mằn mặn của nước biển | a. Hành động kết quả của việc xử lí thông tin | |
2. Đi nhanh hơn để sớm nhìn thấy biển | b. Thông tin được tiếp nhận để xử lí. |
A. 1- b, 2 – a.
B. 1- a, 2 – b.
C. 1- a, 2 – a.
D. 1- b, 2 – b.
Câu 8: Cho tình huống: “Trong chuyến du lịch biển. Khi đi bộ từ bến xe đến chỗ nghỉ, từ xa, Khoa đã nghe thấy sóng và cảm thấy mùi mằn mặn của nước biển. Khoa bỗng muốn đi nhanh hơn để mau nhìn thấy biển bao la”.
Hãy nối mỗi hành động ở cột bên trái với bộ phận cơ thể ở cột bên phải thực hiện hành động ấy.
Hành động | Bộ phận cơ thể | |
1. Tiếp nhận thông tin để xử lí | a. Bộ não. | |
2. Xử lí thông tin. | b. Chân | |
3. Hành động kết quả của việc xử lí thông tin | c. Tai, mũi |
A. 1 – a, 2 – b, 3 - c
B. 1 – c, 2 – b, 3 - a
C. 1 – a, 2 – c, 3 - b
D. 1 – c, 2 – a, 3 – b
Câu 9: Điền vào chỗ trống từ thích hợp đề có nhận định đúng.
Có nhiều thiết bị ………………..để quyết định hành động.
A. thông tin
B. tiếp nhận
C. tiếp nhận thông tin
D. thực hiện
Câu 10: Cho tình huống: “Nhìn ra ngoài trời, Minh thấy nắng to. Khi ra ngoài, Minh đội mũ để không bị nắng làm đau đầu”. Trong tình huống này, thông tin Minh tiếp nhận được là:
A. nắng to
B. nhìn ra ngoài trời.
C. không nắng đầu.
D. đội mũ.
Câu 11: Cho tình huống: “Nhìn ra ngoài trời, Minh thấy nắng to. Khi ra ngoài, Minh đội mũ để không bị nắng làm đau đầu”. Trong tình huống này, kết quả của việc xử lí thông tin là:
A. Minh ra ngoài trời, thấy nắng to.
B. Minh ra ngoài
C. Minh đội mũ để không bị nắng làm đau đầu.
D. Minh không bị nắng đầu
2. THÔNG HIỂU
Câu 1: Cho tình huống: “Bạn An nhận được điểm 10 môn Toán và được cô giáo khen trước lớp. An cảm thấy rất vui và quyết tâm tiếp tục học tốt”. Trong tình huống này, kết quả bạn An đã có suy nghĩ:
A. An được cô giáo khen.
B. An quyết tâm học tốt.
C. An cảm thấy rất vui.
D. An cảm thấy rất vui và quyết tâm tiếp tục học tốt.
Câu 2: Đồ dùng nào sau đây không tiếp nhận thông tin để quyết định hành động:
A. Máy điều hòa nhiệt độ.
B. Ti vi.
C. Tủ lạnh.
D. Nồi nấu canh.
Câu 3: Cho tình huống: “Khi nồi cơm điện hoạt động, ban đầu nó sẽ đun sôi nước để làm chín gạo thành cơm. Đến khi nước cạn, nhận thấy nhiệt độ tăng cao, bộ phận điều khiển của nồi sẽ chuyển về chế độ giữ ấm”. Trong tình huống trên, thông tin nồi cơm điện tiếp nhận để quyết định chuyển từ chế độ đun sôi sang chế độ giữ ấm là:
A. Nhiệt độ của nồi.
B. Loại gạo được nấu.
C. Người nấu cơm.
D. Thời tiết bên ngoài.
Câu 4: Cho tình huống: “Khi nồi cơm điện hoạt động, ban đầu nó sẽ đun sôi nước để làm chín gạo thành cơm. Đến khi nước cạn, nhận thấy nhiệt độ tăng cao, bộ phận điều khiển của nồi sẽ chuyển về chế độ giữ ấm”. Trong tình huống trên, nồi xử lí để đưa ra quyết định:
A. Chọn thời điểm ghế cơm (trộn đều cơm trong nồi).
B. Thay đổi chế độ đun sôi hoặc giữ ấm.
C. Chọn lượng nước nhiều hay ít theo loại gạo.
D. Đong gạo đủ lượng theo yêu cầu của người nấu.
Câu 5: Khi chiếc tủ lạnh hoạt động, nó tiếp nhận thông tin nào để xử lí và kết quả xử lí thông tin là hành động gì? Hãy nối mỗi dòng ở cột A với một dòng phù hợp ở cột B.
A | B | |
1. Đóng điện để giảm nhiệt độ trong tủ hoặc ngắt điện để không làm giảm nhiệt độ nữa | a. Thông tin tiếp nhận để xử lí | |
2. Nhiệt độ trong tủ lạnh | b. Hành động kết quả của việc xử lí thông tin |
A. 1 – b, 2 – a.
B. 1 – a, 2 – b.
C. 1 – a, 2 – a.
D. 1 – b, 2 – b.
3. VẬN DỤNG
Câu 1: Khi nhấn vào nút cộng (+) của bếp từ, bếp đã tiếp nhận được thông tin là
A. mệnh lệnh tăng nhiệt độ.
B. mệnh lệnh giảm nhiệt độ.
C. mệnh lệnh thay đổi chế độ nấu.
D. mệnh lệnh thay đổi nhiệt độ.
Câu 2: Khi nhấn vào nút cộng (+) của bếp từ, bếp đã quyết định hành động là
A. quyết định thay đổi nhiệt độ.
B. quyết định cấp nhiệt
C. quyết định duy trì cấp điện để tăng nhiệt độ của bếp đến khi bếp đạt được nhiệt độ được chỉ thị.
D. quyết định duy trì cấp điện để giảm nhiệt độ của bếp đến khi bếp đạt được nhiệt độ được chỉ thị.
Câu 3: Đèn cảm ứng là đèn điện có bộ phận theo dõi chuyển động. Khi có người đi qua, bộ phận này phát hiện có chuyển động, đèn sẽ được bật sáng. Sau một khoảng thời gian định trước, nếu không thấy có chuyển động nào nữa, đèn sẽ tự động tắt.
Thiết bị tiếp nhận thông tin để hành động trong tình huống trên là:
A. Bộ phận theo dõi chuyển động của đèn.
B. Đèn cảm ứng.
C. Thiết bị phát sáng.
D. Bộ phận phát sáng của đèn.
4. VẬN DỤNG CAO
Câu 1: Điểm giống nhau của các thiết bị tiếp nhận thông tin là:
A. đều có bộ phận tiếp nhận thông tin, bộ phận quyết định và bộ phận hành động.
B. đều có bộ phận tiếp nhận thông tin.
C. đều có bộ phận quyết định và hành động.
D. đều có bộ phận xử lí thông tin.
Câu 2:Điện thoại thông minh sử dụng chức năng bảo mật bằng mã số. Nếu nhập đúng mã số thì điện thoại được mở. Ngược lại nếu nhập sai mã số thì điện thoại không được mở. Điện thoại tiếp nhận thông tin:
A. Các chữ cái khác nhau.
B. Mã số mà người dùng nhập vào.
C. Mã số đúng.
D. Mã số sai.
Câu 3: Điện thoại thông minh sử dụng chức năng bảo mật bằng mã số. Nếu nhập đúng mã số thì điện thoại được mở. Ngược lại nếu nhập sai mã số thì điện thoại không được mở. Kết quả máy thực hiện hành động:
A. Điện thoại được mở nếu đúng mã số.
B. Điện thoại không được mở nếu sai mã số.
C. Cả A và B.
D. Điện thoại được mở.
=> Bài giảng điện tử tin học 3 kết nối tri thức bài 2: Xử lí thông tin