Trắc nghiệm tự nhiên và xã hội 3 cánh diều Bài 12: các bộ phận của thực vật và chức năng của chúng

Bộ câu hỏi trắc nghiệm tự nhiên và xã hội 3 cánh diều. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Bài 12: các bộ phận của thực vật và chức năng của chúng. Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng, tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp bổ sung thêm các câu hỏi.

Xem: => Giáo án tự nhiên và xã hội 3 cánh diều (bản word)

Click vào ảnh dưới đây để xem tài liệu

Trắc nghiệm tự nhiên và xã hội 3 cánh diều Bài 12: các bộ phận của thực vật và chức năng của chúng
Trắc nghiệm tự nhiên và xã hội 3 cánh diều Bài 12: các bộ phận của thực vật và chức năng của chúng
Trắc nghiệm tự nhiên và xã hội 3 cánh diều Bài 12: các bộ phận của thực vật và chức năng của chúng

CHỦ ĐỀ 4. THỰC VẬT VÀ ĐỘNG VẬT

 

BÀI 12: CÁC BỘ PHẬN CỦA THỰC VẬT VÀ CHỨC NĂNG CỦA CHÚNG

 

A. TRẮC NGHIỆM

1. NHẬN BIẾT (20câu)

Câu 1: Rễ cây có những loại chính

A. Rễ chùm và dễ héo.

B. Rễ chùm và dễ khô.

C. Rễ cọc và rễ chùm.

D. Rễ cọc và dễ tơi.

Câu 2: Cây su hào có đặc điểm

A. Lá ngắn, củ tròn.

B. Lá ngắn, củ vuông.

C. Lá dài, củ tròn.

D. Lá dài, củ vuông.

Câu 3: Thứ tự các bộ phận của cây là

A. Rễ, thân cây, cành cây, lá cây, hoa, quả.

B. Quả, rễ, thân cây, lá cây, hoa, cành cây.

C. Quả, hoa, lá cây, cành cây, thân cây, rễ.

D. Rễ, quả, hoa, thân cây, cành cây, lá cây.

Câu 4: Đây là loại cây nào?

 

A. Cây bưởi.

B. Cây mít.

C. Cây chuối.

D. Cây hồng.

Câu 5: Các bộ phân của lá cây là

A. Cuống lá, phiến lá, gân lá.

B. Gân lá, cuống lá, thân lá.

C. Phiến lá, gân lá, cành lá.

D. Thân lá, cuống lá, phiến lá.

Câu 6: Tên của loại lá trong bức ảnh là gì?

 

 

A. Lá mướp.

B. Lá sen.

C. Lá chuối.

D. Lá dong.

Câu 7: Các bộ phận của hoa là

A. Nhụy hoa, gân hoa hoa, cánh hoa, đài hoa.

B. Nhụy hoa, nhị hoa, cánh hoa, phiến hoa.

C. Nhụy hoa, nhị hoa, cánh hoa, đài hoa.

D. Nhụy hoa, nhị hoa, phiến hoa, đài hoa.

Câu 8: Hoa bưởi có màu

A. Màu tím.

B. Màu cam.

C. Màu hồng.

D. Màu trắng.

Câu 9: Các bộ phận của quả là

A. Vỏ, thịt quả, nhụy.

B. Vỏ, nhụy, hạt.

C. Vỏ, gân quả, hạt.

D. Vỏ, thịt quả, hạt.

Câu 10: Đây là loại quả gì?

 

A. Dâu tây.

B. Dâu tằm.

C. Dâu ta.

D. Dâu nước.

Câu 11: Đâu là bộ phận hút nước, muối khoáng nuôi cây

A. Thân cây.

B. Cành cây.

C. Rễ cây.

D. Ngọn cây.

Câu 12: Rễ cây lan rộng, cắm sâu vào đất nhằm mục đích

A. Giúp cây chơi đùa với giun đất.

B. Giúp cây không bị rơi.

C. Giúp cây bám chặt vào đất.

D. Giúp cây đi tìm thỏ.

Câu 13: Đâu là bộ phận giúp chuyển nước, muối khoáng nuôi dưỡng cây

A. Thân cây.

B. Hoa.

C. Lá.

D. Rễ.

Câu 14: Khi cắm một cành hoa héo vào nước, hoa sẽ ra sao

A. Héo đi.

B. Tươi lại.

C. Rủ xuống.

D. Rơi cánh.

Câu 15: Bộ phận nào giúp cây quang hợp, tạo ra chất dinh dưỡng

A. Lá.

B. Thân cây.

C. Rễ.

D. Hoa.

Câu 16: Lá cây là cơ quan gì của cây

A. Tiêu hóa.

B. Hô hấp.

C. Bài tiết.

D. Sinh sản.

Câu 17: Đâu là hiện tượng xảy ra ở lá cây

A. Thoát dinh dưỡng.

B. Thải chất cặn bã.

C. Thoát hơi nước.

D. Toát mồ hôi.

Câu 18: Lá cây thực hiện chức năng hô hấp trong khoảng thời gian

A. Giữ trưa.

B. Hoàng hôn.

C. Bình minh.

D. Cả ngày đêm.

Câu 19: Bộ phận nào giúp cây tạo ra quả

A. Lá.

B. Rễ.

C. Cành.

D. Hoa.

Câu 20: Bộ phận nào của quả có thể phát triển thành một cây mới

A. Hạt.

B. Thịt quả.

C. Vỏ.

D. Không có bộ phận nào.

2. THÔNG HIỂU (10 câu)

Câu 1: Rễ cây có chức năng

A. Giúp cho lá cây được hút nước.

B. Hấp thu nước và chất dĩnh dưỡng của đất.

C. Giúp các sinh vật di chuyển lên cây.

D. Làm đẹp cho cây.

Câu 2: Thân cây có chức năng

A. Vận chuyển vitamin từ rễ cây lên cành lá.

B. Vận chuyển chất đạm từ rễ cây lên cành lá.

C. Vận chuyển chất xơ từ rễ cây lên cành lá.

D. Vận chuyển chất dinh dưỡng từ rễ cây lên cành lá.

Câu 3: Lá cây có lợi ích gì cho cây

A. Giúp cây quang hợp để tạo ra khí thải.

B. Giúp cây quang hợp để tạo ra khí rắn.

C. Giúp cây quang hợp để tạo ra khí oxygen.

D. Giúp cây quang hợp để tạo ra khí độc.

Câu 4: Đâu là loại cây không có hoa

A. Cây phượng.

B. Cây thông.

C. Cây bằng lăng.

D. Cây bưởi.

Câu 5: Đâu không phải là nhân tố để cây phát triển

A. Ánh sáng mặt trời.

B. Nước.

C. Đất.

D. Khói.

Câu 6: Đâu là phát biểu đúng về thân cây

A. Thân cây có chức năng dẫn truyền bùn và các chất dinh dưỡng khác.

B. Thân cây có chức năng dẫn truyền nước và các chất dinh dưỡng khác.

C. Thân cây có chức năng dẫn truyền nước và các chất khí khác.

D. Thân cây có chức năng dẫn truyền bùn và các chất khí khác.

Câu 7: Đâu là phát biểu không đúng về lá cây

A. Lá cây có chức năng trao đổi khí.

B. Lá cây có chức năng hô hấp.

C. Lá cây có chức năng tấn công các sinh vật khác.

D. Lá cây có chức năng quang hợp.

Câu 8: Đâu là phát biểu không đúng về rễ cây

A. Rễ cây là cơ quan sinh dưỡng của thực vật.

B. Rễ cây là cơ quan dự trữ các chất dinh dưỡng của thực vật.

C. Rễ cây là cơ quan sinh sản dinh dưỡng của thực vật.

D. Rễ cây là cơ quan bài tiết của thực vật.

Câu 9: Quả do bộ phận nào của hoa phát triển thành

A. Bầu nhị.

B. Nhụy.

C. Nhị.

D. Bầu nhụy.

Câu 10: Một chiếc cây non mới phát triển cần có những điều kiện

A. Tất cả các đáp án dưới đây.

B. Đất.

C. Nước.

D. Ánh sáng mặt trời.

3. VẬN DỤNG (6 câu)

Câu 1: Đặc điểm nhận biết của cây xương rồng

A. Có nhiều gai nhọn mọc khắp thân.

B. Gai nhọn chỉ nằm ở dưới thân.

C. Gai nhọn chỉ nằm ở trên đỉnh.

D. Không có gai nhọn.

Câu 2: Hoa là cơ quan ... ở thực vật có hoa

A. Hô hấp.

B. Bài tiết.

C. Sinh sản.

D. Tiêu hóa.

Câu 3: Các nhân tố giúp cây phát triển

A. Khí thải, ánh sáng mặt trời, đất...

B. Nước, khí thải, đất...

C. Nước, ánh sáng mặt trời, khí thải...

D. Nước, ánh sáng mặt trời, đất...

Câu 4: Khi bọc một chiếc cây con vào thùng hàng để vận chuyển, làm thế nào để cây con không chết

A. Bịt kín miệng thùng.

B. Chọc những lỗ nhỏ trên miệng thùng.

C. Đổ ngập nước vào thùng.

D. Đổ nước ngang thân cây.

Câu 5: Tưới nước cho cây như thế nào là đúng cách

A. Tưới vào lúc sáng sớm.

B. Tưới vào lúc 12 giờ trưa.

C. Tưới vào lúc tối muộn.

D. Tưới vào lúc mặt trời gắt nhất.

Câu 6: Hoa có thể thụ phấn bằng cánh

A. Sâu ăn mất nhị hoa.

B. Ong giúp hoa thụ phấn.

C. Chim tha hoa vào rừng.

D. Kiến bò lên cánh hoa.

4. VẬN DỤNG CAO (4câu)

 

Câu 1:Các lá trên cây mọc như thế nào

A. Mọc ngược, mọc vòng, mọc đối.

B. Mọc cách, mọc ngược, mọc vòng.

C. Mọc cách, mọc đối, mọc ngược.

D. Mọc cách, mọc đối, mọc vòng.

 

Câu 2:Số tuổi của cây được tính như thế nào

A. Đếm số lượng rễ cây.

B. Đếm các vòng tròn trên mặt cắt gốc cây.

C. Đếm số lượng cành cây to.

D. Đếm các đường gân trên thân cây.

 

Câu 3: Em có thể giúp hoa thụ phấn bằng cách

A. Chấm nhẹ nhị hoa đực vào nhụy hoa cái.

B. Chấm nhẹ nhị hoa cái vào nhụy hoa đực.

C. Chấm nhẹ nhị hoa đực vào nhụy hoa đực.

D. Chấm nhẹ nhị hoa cái vào nhụy hoa cái.

Câu 4: Làm thế nào để tạo ra một chiếc cây mới

A. Để hạt vào cốc nước.

B. Gieo hạt xuống dưới đất.

C. Cắt đôi hạt rồi gieo xuống đất.

D. Cắt đôi hạt rồi đề vào cốc nước.

=> Giáo án TNXH 3 cánh diều bài 12: Các bộ phận của thực vật và chức năng của chúng (4 tiết)

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Trắc nghiệm tự nhiên và xã hội 3 cánh diều - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay