Trắc nghiệm tự nhiên và xã hội 3 cánh diều Bài 16: cơ quan tuần hoàn
Bộ câu hỏi trắc nghiệm tự nhiên và xã hội 3 cánh diều. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Bài 16: cơ quan tuần hoàn. Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng, tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp bổ sung thêm các câu hỏi.
Xem: => Giáo án tự nhiên và xã hội 3 cánh diều (bản word)
CHỦ ĐỀ 5: CON NGƯỜI VÀ SỨC KHOẺBÀI 16: CƠ QUAN TUẦN HOÀN(20 câu)A. TRẮC NGHIỆM
(20 câu)A. TRẮC NGHIỆM
1. NHẬN BIẾT (10 câu)
Câu 1: Cơ quan tuần hoàn gồm những bộ phận nào?
A. Gan và thận.
B. Tim và mạch máu.
C. Não và phổi.
D. Ruột non và ruột già.
Câu 2: Các mạch máu bao gồm?
A. Động mạch.
B. Mao mạch.
C. Tĩnh mạch.
D. Tất cả đáp án trên đều đúng.
Câu 3: Vòng tuần hoàn lớn không đi qua cơ quan nào dưới đây?
A. Phổi
B. Gan
C. Dạ dày
D. Não
Câu 4: Tim có vai trò như thế nào đối với người hoạt động tuần hoàn máu trong cơ thể?
A. Lọc máu và chất thải.
B. Bơm máu đi khắp cơ thể, nuôi cơ thể.
C. Điều khiển chức năng của các cơ quan trong cơ thể.
D. Trao đổi các khí.
Câu 5: Cơ quan tuần hoàn có chức năng gì?
A. Vận chuyển máu từ tim đến các cơ quan của cơ thể.
B. Vận chuyển máu từ các cơ quan của cơ thể trở về tim.
C. Cả hai đáp án trên đều đúng.
D. Cả hai đáp án trên đều sai.
Câu 6: Trong cơ thể người, tim nằm ở vị trí nào?
A. Trong lồng ngực.
B. Bên trái lồng ngực.
C. Trong lồng ngực, giữa hai lá phổi.
D. Trong cơ thể người.
Câu 7: Máu được lưu thông ở đâu?
A. Động mạch.
B. Mao mạch.
C. Mạch máu.
D. Tĩnh mạch.
Câu 8: Trong cơ quan tuần hoàn, động mạch có chức năng gì?
A. Đưa máu từ tim đến các cơ quan.
B. Đưa máu từ các cơ quan của cơ thể về tim.
C. Co bóp, đẩy máu đi khắp cơ thể.
D. Các đáp án trên đều đúng.
Câu 9: Trạng thái cảm xúc có hại đối với cơ quan tuần hoàn?
A. Tức giận.
B. Lo lắng.
C. Căng thẳng.
D. Tất cả các đáp án trên.
Câu 10: Cơ quan tuần hoàn là một hệ thống?
A. Mở.
B. Khép kín.
C. Đóng.
D. Hở.
2. THÔNG HIỂU (5 CÂU)
Câu 1: Vì sao không nên đi giày dép quá chật?
A. Vì chân sẽ bị nhỏ lại.
B. Vì sẽ khó đi.
C. Vì sẽ ảnh hưởng đến sự lưu thông của máu.
D. Vì trông sẽ không đẹp.
Câu 2: Để phòng ngừa các bệnh tim mạch, chúng ta cần lưu ý điều gì?
A. Thường xuyên vận động và nâng cao dần sức chịu đựng.
B. Nói không với rượu, bia, thuốc lá, mỡ, nội tạng động vật và thực phẩm chế biến sẵn.
C. Ăn nhiều rau quả tươi, thực phẩm giàu Omega – 3.
D. Tất cả các phương án còn lại.
Câu 3: Ý nào dưới đây là tác hại của thuốc là đối với hệ tuần hoàn?
A. Gây ra các bệnh về gan như xơ gan.
B. Viêm trong động mạch và mạch máu.
C. Nguy cơ cao bị chảy máu và đau ruột non.
D. Gây tổn thương đường tiêu hóa.
Câu 4: Nhịp đập của tim là?
A. 86 lần/ phút.
B. 85 lần/ phút.
C. 90 lần/ phút.
D. 95 lần/ phút.
Câu 5: Mỗi nhịp đập của tim, máu được vận chuyển để cung cấp những gì cho cơ thể?
A. Khí Các – bô – nic và các chất dinh dưỡng.
B. Khí Các – bô – nic và chất thải từ các cơ quan của cơ thể.
C. Khí Oxi và chất thải từ các cơ quan của cơ thể.
D. Khí Oxi và các chất dinh dưỡng.
3. VẬN DỤNG (3 CÂU)
Câu 1: Khi em vận động mạnh, nhịp tim sẽ tăng vì sao?
A. Vì khi đó, em sẽ dùng nhiều sức và năng lượng nên tim sẽ gia tăng nhịp đập để thúc đẩy máu được vận chuyển cung cấp khí ô xi và các chất dinh dưỡng để nuôi cơ thể.
B. Vì lượng năng lượng tiêu hao sẽ ít nên tim chỉ cần đập chậm cũng đủ lượng máu để nuôi cơ thể.
C. Cả hai đáp án đều đúng.
D. Cả hai đáp án đều sai.
Câu 2: Tại sao tim làm việc cả đời không biết mệt mỏi?
A. Vì tim nhỏ.
D. Vì khối lượng máu nuôi tim nhiều chiếm 1/10 trên cơ thể.
C. Vì tim làm việc theo chu kì.
D. Vì thời gian làm việc bằng thời gian nghỉ ngơi.
Câu 3: Những việc em có thể làm ở nhà, ở trường để chăm sóc và bảo vệ cơ quan tuần hoàn là?
A. Tập thể dục thường xuyên.
B. Tắm gội thường xuyên.
C. Luôn vui vẻ, lạc quan.
D. Cả ba đáp án trên đều đúng.
4. VẬN DỤNG CAO (2 CÂU)
Câu 1: Bệnh nào dưới đây có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm ở hệ tim mạch?
A. Bệnh thấp khớp.
B. Bệnh nước ăn chân.
C. Bệnh tay chân miệng.
D. Bệnh á sừng.
Câu 2: Bệnh tuần hoàn nào dưới đây dễ mắc ở lứa tuổi học sinh tiểu học?
A. Bệnh nước ăn chân.
B. Bệnh tay chân miệng.
C. Bệnh thấp tim.
D. Bệnh á sừng.
=> Giáo án TNXH 3 cánh diều bài 16: Cơ quan tuần hoàn (3 tiết)