Giáo án TNXH 3 cánh diều bài 16: Cơ quan tuần hoàn (3 tiết)
Giáo án bài 16: Cơ quan tuần hoàn (3 tiết) sách TNXH 3 cánh diều. Được thiết kế theo công văn 2345, chi tiết, đầy đủ. Giáo án là bản word, có thể tải về và dễ dàng chỉnh sửa. Bộ giáo án có đầy đủ các bài trong học kì 1 + học kì 2 của TNXH 3 cánh diều. Kéo xuống dưới để tham khảo
Xem: => Giáo án tự nhiên và xã hội 3 cánh diều (bản word)
Xem video về mẫu Giáo án TNXH 3 cánh diều bài 16: Cơ quan tuần hoàn (3 tiết)
Các tài liệu bổ trợ khác
Xem toàn bộ: Soạn giáo án Tự nhiên và xã hội 3 cánh diều theo công văn mới nhất
Ngày soạn:…/…/…
Ngày dạy:…/…/…
BÀI 16: CƠ QUAN TUẦN HOÀN (3 TIẾT)
- YÊU CẦU CẦN ĐẠT
- Về nhận thức khoa học
- Chỉ và nói được tên các bộ phận chính của cơ quan tuần hoàn trên sơ đồ.
- Nêu được chức năng của cơ quan tuần hoàn.
- Trình bày được một số việc cần làm hoặc cần tránh để giữ gìn, bảo vệ cơ quan tuần hoàn.
- Năng lực
- Năng lực đặc thù: Nhận biết được chức năng của cơ quan tuần hoàn qua nhịp đập của tim và mạch.
- Năng lực chung: Giao tiếp, hợp tác; tự chủ và tự học; giải quyết vấn đề và sáng tạo.
- Phẩm chất
- Thực hiện được một số việc cần làm hoặc cần tránh để giữ gìn, bảo vệ cơ quan tuần hoàn.
- THIẾT BỊ DẠY HỌC
- Đối với giáo viên
- Tài liệu: SGK, SGV, vở BT tự nhiên và xã hội 3.
- Thiết bị dạy học: các hình ảnh trong SGK.
- Đối với học sinh
- Tài liệu: SGK, VBT, đồ dùng học tập.
- Tranh, hình ảnh trong liên quan đến nội dung bài 16.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN | HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH |
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG a. Mục tiêu: Tạo hứng thú và khơi gợi những hiểu biết đã có của HS để dẫn dắt vào bài học. b. Cách thức thực hiện - GV gọi một HS đọc lời con ong ở trang 88 SGK. - Một số HS xung phong trả lời câu hỏi trên. - Tiếp theo, GV giới thiệu tiêu đề bài học mới.
B. HOẠT ĐỘNG KHÁM PHÁ Hoạt động 1: Xác định các bộ phận chính của cơ quan tuần hoàn a. Mục tiêu: Chỉ và nói được tên các bộ phận chính của cơ quan tuần hoàn trên sơ đồ. b. Cách thức thực hiện Bước 1: Làm việc theo cặp - HS chỉ và nói tên các bộ phận chính của cơ quan tuần hoàn trên sơ đồ ở trang 88 SGK. Bước 2: LÀm việc cả lớp - Một số cặp lên bảng chỉ và nói tên các bộ phận chính của cơ quan tuần hoàn trên sơ đồ trước lớp. - Tiếp theo, GV yêu cần HS đọc mục “Em có biết?” ở trang 89 SGK. Sau đó, gọi một số HS chỉ động mạch, tĩnh mạch và mao mạch trên Sơ đồ cơ quan tuần hoàn. - Kết thúc Hoạt động 1, HS nêu được: Cơ quan tuần hoàn là một hệ thống khép kín, bao gồm tim và các mạch máu. Lưu ý: GV có thể cho HS làm câu 1 của Bài 16 VBT.
Hoạt động 2: Thực hành khám phá hoạt động của tim và mạch a. Mục tiêu: Nhận biết dược hoạt động của tim và mạch qua việc đếm nhịp tim và mạch. Biết được nhịp tim và mạch có thể tăng lên hoặc giảm xuống tùy vào sự vận động mạnh hoặc nhẹ của cơ thể. b. Cách thức thực hiện Bước 1: Làm việc cả lớp - GV hướng dẫn HS cách đặt tay phải lên ngực trái của mính (hình 1 ở trang 89 SGK) và cách đặt hai đầu ngón tay của tay phải lên cổ tay trái phía dưới ngón cái tại vị trí ngay dưới nếp gấp cổ tay (hình 2 ở trang 89 SGK). - Tiếp theo, GV mời một số HS xung phong lên làm thử, các bạn khác và GV nhận xét (nếu cần Gv có thể làm mẫu), sau đó mới yêu cầu HS thực hành. - GV sử dụng đồng hồ bấm giấy điều khiển HS cả lớp cùng làm thực hành đếm nhịp tim 3 lần và nhịp mạch 3 lần. Mỗi lần đếm trong khoảng thời là 1 phút. Lưu ý: - Lúc đầu, GV có thể cho HS tập đếm thử, sau đó mới cho HS làm thật. - Sau mỗi lần HS đếm được nhịp tim/phút hoặc nhịp mạch/phút, GV dừng lại để HS ghi kết quả vào câu 2 của Bài 16 VBT. Bước 2: Làm việc nhóm - Đại diện một số nhóm báo cáo kết quả trước lớp. - Sau đóm GV yêu cầu HS đọc mục “Em có biết?” ở trang 89 SGK. - Kết thúc Hoạt động 2, GV yêu cầu HS thảo luận câu hỏi: Nhịp tim của em thay đổi thế nào khi em vận động nhẹ và khi vận động mạnh? Vì sao? Lưu ý: GV có thể giảng mở rộng cho HS đối với câu hỏi “Vì sao?”: - Khi vận động nhẹ (như đi bộ), ta thấy tim đập tương đối chậm vì cơ thể chỉ cần một lượng máu vừa phải là đủ cung cấp ô-xi và chất dinh dưỡng. - Khi vận động mạnh (như chạy), cơ thể sẽ cần nhiều ô-xi và chất dinh dưỡng hơn. Vì vậy, tim cũng đập nhanh hơn và mạnh hơn để cung cấp một lượng máu nhiều hơn thì mới đáp ứng được nhu cầu hoạt động của cơ thể.
|
- HS đọc rõ ràng.
- HS trả lời. - HS lắng nghe và ghi bài.
- HS lắng nghe và thảo luận nhóm.
- HS chỉ và nói tên các bộ phận chính của cơ quan tuần hoàn. - HS chỉ động mạch, tĩnh mạch, mao mạch trên sơ đồ cơ quan tuần hoàn.
- HS hoàn thành bài tập.
- HS lắng nghe GV hướng dẫn và thực hành.
- HS thực hiện, nhận xét các bạn khác.
- HS trình bày kết quả.
- HS đọc rõ ràng.
- HS lắng nghe và thảo luận nhóm.
- HS lắng nghe và tiếp thu.
|
Trên chỉ là 1 phần của giáo án. Giáo án khi tải về có đầy đủ nội dung của bài. Đủ nội dung của học kì I + học kì II
Hệ thống có đầy đủ các tài liệu:
- Giáo án word (300k)
- Giáo án Powerpoint (300k)
- Đề thi cấu trúc mới: ma trận, đáp án, thang điểm..(150k)
Nâng cấp lên VIP đê tải tất cả ở tài liệu trên
- Phí nâng cấp VIP: 550k
=> Nếu giáo viên đang là chủ nhiệm thì phí nâng cấp 5 môn: Toán, TV, HĐTN, đạo đức, lịch sử địa lí là 1650k
Cách tải hoặc nâng cấp:
- Bước 1: Chuyển phí vào STK: 1214136868686 - cty Fidutech - MB(QR)
- Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận tài liệu
Xem toàn bộ: Soạn giáo án Tự nhiên và xã hội 3 cánh diều theo công văn mới nhất
GIÁO ÁN WORD LỚP 3 - SÁCH CÁNH DIỀU
GIÁO ÁN POWERPOINT LỚP 3 - SÁCH CÁNH DIỀU
GIÁO ÁN LỚP 3 CÁC BỘ SÁCH KHÁC
Giáo án lớp 3 sách kết nối tri thức (bản word)
Giáo án lớp 3 sách kết nối tri thức (bản powerpoint)
Giáo án lớp 3 sách chân trời sáng tạo (bản word)
Giáo án lớp 3 sách chân trời sáng tạo (bản powerpoint)