Trắc nghiệm tự nhiên và xã hội 3 cánh diều Bài 17: cơ quan thần kinh
Bộ câu hỏi trắc nghiệm tự nhiên và xã hội 3 cánh diều. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Bài 17: thế giới động vật quanh em. Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng, tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp bổ sung thêm các câu hỏi.
Xem: => Giáo án tự nhiên và xã hội 3 cánh diều (bản word)
CHỦ ĐỀ 5: CON NGƯỜI VÀ SỨC KHOẺBÀI 17: CƠ QUAN THẦN KINH(20 câu)A. TRẮC NGHIỆM
1. NHẬN BIẾT (10 câu)
BÀI 17: CƠ QUAN THẦN KINH(20 câu)A. TRẮC NGHIỆM
1. NHẬN BIẾT (10 câu)
A. TRẮC NGHIỆM
1. NHẬN BIẾT (10 câu)
Câu 1: Cơ quan thần kinh bao gồm
A. Não.
B. Tủy sống.
C. Các dây thần kinh.
D. Tất cả các đáp án trên.
Câu 2: Não nằm ở đâu trong cơ thể?
A. Nằm trên mắt.
B. Nằm trên đầu.
C. Nằm trong hộp sọ.
D. Nằm trong đầu.
Câu 3: Cơ quan thần kinh có chức năng gì?
A. Tiếp nhận và trả lời kích thích từ bên trong và bên ngoài cơ thể.
B. Điều khiển và phối hợp mọi hoạt động của cơ thể.
C. Cả A và B đều đúng.
D. Cả A và B đều sai.
Câu 4: Theo em, sự thay đổi cảm xúc vui, buồn là do bộ phận nào của cơ quan nào điều khiển?
A. Thận.
B. Não.
C. Dạ dày.
D. Tim.
Câu 5: Chức năng của tủy sống là gì?
A. Điều khiển các hoạt động ở tứ chi.
B. Dẫn truyền.
C. Phản xạ.
D. Cả B và C.
Câu 6: Phản xạ là gì?
A. Đường dẫn truyền nối các căn cứ trong tuỷ sống với nhau và với não bộ gọi là phản xạ.
B. Khi gặp một kích thích bất ngờ cơ thể tự động phản ứng rất nhanh phản ứng đó gọi là phản xạ.
C. Phản xạ điều khiển các hoạt động ở tứ chi.
D. Cả A và B
Câu 7: Để bảo vệ hệ thần kinh, chúng ta cần lưu ý điều nào sau đây?
A. Đảm bảo giấc ngủ hằng ngày để phục hồi chức năng của hệ thần kinh sau thời gian làm việc căng thẳng.
B. Giữ cho tâm hồn được thanh thản, tránh suy nghĩ lo âu.
C. Xây dựng một chế độ làm việc và nghỉ ngơi hợp lí.
D. Tất cả các phương án trên.
Câu 8: Khi não bộ được nghỉ ngơi tốt nhất sẽ giúp chúng ta
A. Tăng cường khả năng tập trung.
B. Ngăn ngừa các bệnh béo phì, mệt mỏi, rối loạn hành vi như dễ cáu gắt,...
C. Giúp chúng ta suy nghĩ và hành tích cực hơn.
D. Tất cả các phương án trên.
Câu 9: Não thuộc bộ phận nào của hệ thần kinh?
A. Bộ phận trung ương.
B. Bộ phận ngoại biên.
C. Một bộ phận độc lập.
D. Một bộ phận của tủy sống.
Câu 10: Theo em, trạng thái cảm xúc nào dưới đây có hại với cơ quan thần kinh?
A. Tin tưởng.
B. Vui vẻ.
C. Bi quan.
D. Lãng mạn.
2. THÔNG HIỂU (5 CÂU)
Câu 1: Ở người trưởng thành, diện tích bề mặt của vỏ não nằm trong khoảng bao nhiêu?
A. 1800 – 2000 .
B. 2000 – 2300 .
C. 2300 – 2500 .
D. 2500 – 2800 .
Câu 2: Ở độ tuổi từ 6 đến 13 tuổi, cần ngủ ít nhất bao nhiêu tiếng mỗi ngày?
A. 6 tiếng.
B. 9 tiếng.
C. 4 tiếng.
D. 12 tiếng.
Câu 3: Ví dụ nào dưới đây thuộc phản xạ không điều kiện?
A. Sáng ngủ dậy đánh răng rửa mặt.
B. Trời rét tự giác mặc áo cho ấm.
C. Chạm tay vào vật nóng vội rụt tay lại.
D. Chạy bộ thì người đổ mồ hôi.
Câu 4: Phản xạ có điều kiện có đặc điểm
A. Sinh ra đã có, không cần phải học tập.
B. Được hình thành trong đời sống cá thể.
C. Có thể mất đi nếu không được nhắc lại.
D. Cả A và B.
Câu 5: Chọn câu sai trong các câu sau
A. Não có khối lượng trung bình từ 1 220 gam đến 1 440 gam.
B. Não điều khiển mọi suy nghĩ, cảm xúc, cách ứng xử và hoạt động của cơ thể.
C. Não tiếp nhận thông tin qua tuỷ sống, gửi thông tin và chỉ dẫn cho các bộ phận trong cơ thể hoạt động.
D. Não tiếp nhận thông tin qua các dây thần kinh, gửi thông tin và chỉ dẫn cho các bộ phận trong cơ thể hoạt động.
3. VẬN DỤNG (3 CÂU)
Câu 1: Những việc làm em có thể làm ở nhà, ở trường để chăm sóc và bảo vệ cơ quan thần kinh là
A. Ngủ đủ giấc, ngủ sâu.
B. Ăn các thực phẩm tốt cho não bộ.
C. Tập thể dục đều đặn.
D. Cả ba đáp án trên đều đúng.
Câu 2: Quá trình thực hiện yêu cầu viết bài vào vở theo thứ tự
A. Não tiếp nhận thông tin ghi nhớ điều khiển tay để viết.
B. Não tiếp nhận thông tin điều khiển tay để viết ghi nhớ.
C. Ghi nhớ điều khiển tay để viết não tiếp nhận thông tin.
D. Điều khiển tay để viết ghi nhớ não tiếp nhận thông tin.
Câu 3: Vì sao khi có con vật bay qua mặt chúng ta lại tự nhắm mắt lại?
A. Không thích nhìn con vật đó.
B. Phản xạ để chúng không bay vào mắt.
C. Bị chói mắt.
D. Con vật quá to.
4. VẬN DỤNG CAO (2 CÂU)
Câu 1: Tại sao phải tránh tiếp xúc với nơi có tiếng ồn mạnh hoặc tiếng động mạnh thường xuyên?
A. Vì làm thủng màng nhĩ dẫn đến nghe không rõ.
B. Vì làm giảm tính đàn hổi của màng nhĩ dẫn đến nghe không rõ.
C. Vì dễ dẫn đến viêm tai dẫn đến nghe không rõ.
D. Vì làm thủng màng nhĩ dẫn đến bị điếc.
Câu 2: Các vùng chức năng chỉ có ở não người mà không có ở động vật là
A. Vùng hiểu tiếng nói, vận động ngôn ngữ, vận động.
B. Vùng hiểu tiếng nói, hiểu chữ viết, cảm giác,
C. Vùng hiểu tiếng nói, vận động ngôn ngữ, hiểu chữ viết.
D. Vùng hiểu tiếng nói, vùng nói, vùng viết.
=> Giáo án TNXH 3 cánh diều bài 17: Cơ quan thần kinh (3 tiết)