Giáo án TNXH 3 cánh diều bài 17: Cơ quan thần kinh (3 tiết)

Giáo án bài 17: Cơ quan thần kinh (3 tiết) sách TNXH 3 cánh diều. Được thiết kế theo công văn 2345, chi tiết, đầy đủ. Giáo án là bản word, có thể tải về và dễ dàng chỉnh sửa. Bộ giáo án có đầy đủ các bài trong học kì 1 + học kì 2 của TNXH 3 cánh diều. Kéo xuống dưới để tham khảo

Xem video về mẫu Giáo án TNXH 3 cánh diều bài 17: Cơ quan thần kinh (3 tiết)

Xem toàn bộ: Soạn giáo án Tự nhiên và xã hội 3 cánh diều theo công văn mới nhất

Ngày soạn:…/…/…

Ngày dạy:…/…/…

BÀI 17: CƠ QUAN THẦN KINH (3 TIẾT)

  1. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
  2. Về nhận thức khoa học

- Chỉ và nói được tên các bộ phận chính của cơ quan thần kinh trên sơ đồ.

- Trình bày được chức năng của cơ quan thần kinh.

- Nêu được một số ví dụ về mối quan hệ với gia đình hoặc bạn bè có ảnh hưởng tốt hoặc xấu đến trạng thái cảm xúc (hoặc sức khỏe tinh thần) của mỗi người.

- Trình bày được một số việc cần làm hoặc cần transhd dể giữu gìn, bảo vệ cơ quan thần kinh.

  1. Năng lực

- Năng lực đặc thù: Nhận biết được chức năng của cơ quan thần kinh qua:

  • Phản ứng của cơ thể như rụt tay lại khi sờ vào vật nóng.
  • Sự thay đổi cảm xúc như vui, buồn,…

- Năng lực chung: giao tiếp, hợp tác; tự chủ và tự học; giải quyết vấn đề và sáng tạo.

  1. Phẩm chất:

- Thực hiện được một số việc cần làm hoặc cần tránh để giữ gìn, bảo vệ cơ quan thần kinh.

  1. THIẾT BỊ DẠY HỌC
  2. Đối với giáo viên
  • Tài liệu: SGK, SGV, vở BT tự nhiên và xã hội 3.
  • Thiết bị dạy học: các hình ảnh trong SGK.
  1. Đối với học sinh
  • Tài liệu: SGK, VBT, đồ dùng học tập.
  • Tranh, hình ảnh trong liên quan đến nội dung bài 17.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

HOẠT  ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN

HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu: Tạo hứng thú và khơi gợi những hiểu biết đã có của HS để dẫn dắt vào bài học.

b. Cách thức thực hiện

- GV gọi một HS đọc lời con ong ở trang 93 SGK.

- Một số HS xung phong trả lời câu hỏi trên.

- Tiếp theo, GV giới thiệu tiêu đề bài học mới.

 

B. HOẠT ĐỘNG KHÁM PHÁ

Hoạt động 1: Xác định các bộ phận chính của cơ quan thần kinh

a. Mục tiêu: Chỉ và nói được tên các bộ phận chính của cơ quan thần kinh trên sơ đồ.

b. Cách tiến hành

Bước 1: Làm việc theo cặp

- HS quan sát sơ đồ cơ quan thần kinh ở trang 93 SGK, chỉ và nói tên từng bộ phận của cơ quan thần kinh.

Bước 2: Làm việc cả lớp

- Một số HS lên bảng chỉ và nói tên các bộ phận của cơ quan thần kinh trên sơ đồ. Sau đó, GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi: Em có nhận xét gì về vị trí của não và tủy sống trên cơ thể? (Gợi ý: Não được hộp sọ bảo vệ; tủy sống được cột sống bảo vệ)

- Tiếp theo, GV cho HS thực hành xác định vị trí của não và tủy sống trên cơ thể.

- Kết thúc Hoạt động 1, GV yêu cầu một số HS đọc nội dụng mục kiến thức cốt lõi ở trang 93 SGK. GV có thể cho HS làm câu 1 của Bài 17 VBT.

Hoạt động 2: Tìm hiểu chức năng của não

a. Mục tiêu: Nêu được một số chức năng của não và phân tích được một số ví dụ cho thấy não điều khiển, phối hợp mọi hoạt động của cơ thể.

b. Cách thức thực hiện

Bước 1: Làm việc nhóm

- HS dựa vào sơ đồ ở trang 94 SGK để nói về một số chức năng của não như: giúp em suy nghĩ; điều khiển cách ứng xử; điều khiển cảm xúc; tiếp nhận thông tin từ các giác quan và điều khiển mọi cử động.

- GV quan sát hoạt động của HS và có thể đi đến một số nhóm gợi ý thêm cho HS về một số chức năng của não như ghi nhớ, tính toán, tưởng tượng,…

Bước 2: Làm việc cả lớp

- Đại diện một số nhóm trình bày kết quả thảo luận trước lớp.

- GV gọi một số hS trả lời câu hỏi: “Theo em, sự thay đổi cảm xúc vui, buồn là do bộ phận nào của cơ quan thần kinh điều khiển?”.

(Gợi ý: Sự thay đổi cảm xúc vui, buồn của mỗi người là do não điều khiển.)

- Tiếp theo, GV cho HS đọc lời con ong ở trang 94 SGK.

 

Hoạt động 3: Tìm hiểu chức năng của tủy sống

a. Mục tiêu: Nêu được chức năng của tủy sống.

b. Cách thức thực hiện

Bước 1: Làm việc nhóm

- Nhóm trưởng điều khiển các bạn quan sát các hình 1, 2 ở trang 95 SGK để trả lời câu hỏi số 1: Em sẽ phản ứng thế nào khi bất ngờ chạm tay vào vật nóng?

- Sau đó, GV yêu cầu HS trả lời tiếp câu hỏi số 2 ở trang 95 SGK: Nêu ví dụ khác về phản ứng của cơ thể khi bất ngờ gặp kích thích từ bên ngoài.

Bước 2: Làm việc cả lớp

- Đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận. Mỗi nhóm chỉ trả lời một trong hai câu hỏi trên.

Gợi ý:

Câu 1: Khi tay chạm vào vật nóng, lập tức tay rụt lại.

Câu 2: Một số ví dụ khác:

+ Giật mình khi nghe tiếng động mạnh.

+ Chớp mắt khi bụi bay vào mắt.

+ Trời nóng thì chảy mồ hôi.

+ Trời lạnh thì nổi da gà.

- Tiếp theo, GV có thể đặt thêm câu hỏi: Những phản ứng của cơ thể khi bất ngờ gặp kích thích từ ben ngoài được gọi là gì? Bộ phận nào của cơ quan thần kinh điều khiển những phản ứng này?

- Kết thúc Hoạt động 3, GV cho HS đọc lời con ong ở trang 95 SGK. GV có thể cho HS  làm các câu 5, 6 của Bài 17 VBT.

 

Hoạt động 4: Tìm hiểu về việc cần làm và cần tránh để không làm tổn thương cơ quan thần kinh về thể chất

a. Mục tiêu: Trình bày được một số việc cần làm hoặc cần tránh để không làm chấn thương não, tủy sống và các dây thần kinh.

b. Cách thức thực hiện

Bước 1: Làm việc theo cặp

- HS quan sát các hình 1 – 3 ở trang 96 SGK và lần lượt nói với nhau về việc nên và không nên làm để không bị chấn thương não, tủy sống và các dây thần kinh được thể hiện trong mỗi hình.

Bước 2: Làm việc cả lớp

- Đại diện một số cặp trình bày kết quả thảo luạn trước lớp.

- Tiếp theo, GV yêu cầu HS nêu những việc nên và không nên làm khác để cơ thể không bị va đập mạnh dẫn đến chấn thương sọ não, tủy sống và các dây thần kinh.

- Kết thúc Hoạt động 4, GV lưu ý HS nhớ giữ an toàn trong các hoạt động học tập, vui chơi và đặc biệt cẩn thận khi tham gia giao thông.

 

 

 

 

 

- HS đọc to, rõ ràng.

 

 

- HS trả lời.

- HS lắng nghe và ghi bài.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS quan sát sơ đồ, chi và nói tên từng bộ phận của cơ quan thần kinh với bạn.

 

 

 

 

 

 

 

- HS lên bảng bà nói tên các bộ phận của cơ quan thần kinh.

 

 

 

- HS thực hành.

 

- HS đọc và tiếp thu.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS quan sát sơ đồ và nêu một số chức năng của não.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS trình bày kết quả.

 

 

 

 

 

- HS đọc và tiếp thu.

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS tương tác nhóm.

 

 

 

 

 

 

- HS thực hiện nhiệm vụ.

 

 

- HS trình bày kết quả.

 

 

 

 

 

 

Trên chỉ là 1 phần của giáo án. Giáo án khi tải về có đầy đủ nội dung của bài. Đủ nội dung của học kì I + học kì II

MỘT VÀI THÔNG TIN:

  • Word được soạn: Chi tiết, rõ ràng, mạch lạc
  • Powerpoint soạn: Hiện đại, đẹp mắt, nhiều trò chơi để tạo hứng thú học tập
  • Word và powepoint đồng bộ với nhau

PHÍ GIÁO ÁN

1. Với toán, Tiếng Việt

  • Giáo án: word 300k/môn - Powepoint 400k/môn
  • Trọn bộ word + PPT: 550k/môn

2. Với các môn còn lại:

  • Giáo án: word 200k/môn - Powepoint 300k/môn
  • Trọn bộ Word + PPT: 400k/môn

3. Nếu đặt trọn bộ 5 môn chủ nhiệm gồm: Toán, tiếng Việt, Đạo đức, Tự nhiên và xã hội, HĐTN thì:

  • Giáo án: word 700k - Powerpoint 800k
  • Trọn bộ word + PPT: 900k

=> Khi đặt sẽ nhận đủ giáo án cả năm ngay và luôn

CÁCH ĐẶT:

  • Bước 1: gửi phí vào tk: 10711017 - Chu Văn Trí - Ngân hàng ACB (QR)
  • Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án

=> Khi đặt, sẽ nhận giáo án ngay và luôn. Tặng kèm phiếu trắc nghiệm + đề kiểm tra ma trận

Xem toàn bộ: Soạn giáo án Tự nhiên và xã hội 3 cánh diều theo công văn mới nhất

GIÁO ÁN WORD LỚP 3 - SÁCH CÁNH DIỀU

GIÁO ÁN POWERPOINT LỚP 3 - SÁCH CÁNH DIỀU

GIÁO ÁN LỚP 3 CÁC BỘ SÁCH KHÁC

Giáo án lớp 3 sách kết nối tri thức (bản word)
Giáo án lớp 3 sách kết nối tri thức (bản powerpoint)
Giáo án lớp 3 sách chân trời sáng tạo (bản word)
Giáo án lớp 3 sách chân trời sáng tạo (bản powerpoint)

Xem thêm các bài khác

Chủ đề 3: CỘNG ĐỒNG ĐỊA PHƯƠNG

Chủ đề 4: THỰC VẬT VÀ ĐỘNG VẬT

Chủ đề 5: CON NGƯỜI VÀ SỨC KHỎE

Chat hỗ trợ
Chat ngay