Kênh giáo viên » Hóa học 7 » Giáo án kì 2 hóa học 7 kết nối tri thức

Giáo án kì 2 hóa học 7 kết nối tri thức

Giáo án hóa học 7 học kì 2 bộ sách kết nối tri thức. Giáo án là bản word, dễ dàng chỉnh sửa. KHBD kì 2 hóa học 7 kết nối tri thức. Bản tài liệu này được soạn chi tiết, cẩn thận. Mời thầy cô tham khảo

Click vào ảnh dưới đây để xem giáo án rõ

Giáo án kì 2 hóa học 7 kết nối tri thức
Giáo án kì 2 hóa học 7 kết nối tri thức
Giáo án kì 2 hóa học 7 kết nối tri thức
Giáo án kì 2 hóa học 7 kết nối tri thức
Giáo án kì 2 hóa học 7 kết nối tri thức
Giáo án kì 2 hóa học 7 kết nối tri thức
Giáo án kì 2 hóa học 7 kết nối tri thức
Giáo án kì 2 hóa học 7 kết nối tri thức

Xem video về mẫu Giáo án kì 2 hóa học 7 kết nối tri thức

Phần trình bày nội dung giáo án

Ngày soạn:…/…/…

Ngày dạy:…/…/…

 

CHƯƠNG II. PHÂN TỬ. LIÊN KẾT HÓA HỌC

BÀI 5: PHÂN TỬ - ĐƠN CHẤT – HỢP CHẤT

(4 tiết)

  1. MỤC TIÊU
  2. Về kiến thức

Sau bài học này, HS sẽ:

  • Nêu được khái niệm đơn chất, hợp chất và phân tử.
  • Đưa ra một số ví dụ về đơn chất và hợp chất.
  • Tính được khối lượng phân tử theo đơn vị amu.
  1. Năng lực

Năng lực chung:

- Tự chủ và tự học: Chủ động, tích cực tìm hiểu được các nguyên tắc xây dựng bảng tuần hoàn các nguyên tố hoá học.

- Giao tiếp và hợp tác: Sử dụng ngôn ngữ khoa học để mô tả được cấu tạo bằng tuần hoàn gồm: ô, nhóm, chu kì. Hoạt động nhóm một cách hiệu quả theo dúng yêu cầu của GV, đảm bảo các thành viên trong nhóm dều được tham gia và thảo luận nhóm. - Giải quyết vấn đề và sáng tạo: Thảo luận với các thành viên trong nhóm nhằm giải quyết các vấn đề trong bài học để hoàn thành nhiệm vụ học tập.

Năng lực khoa học tự nhiên:

- Nhận thức khoa học tự nhiên: Nêu được khái niệm phân tử và cách tính khối lượng phân tử; nêu được khái niệm đơn chất, hợp chất.

- Tìm hiểu tự nhiên: Quan sát các phân tử trong tự nhiên (baking soda, mẩu đá vôi, đất đèn, bình chữa lửa chứa carbon dioxide,..); quan sát các đơn chất và hợp chất trong tự nhiên (dây đồng, than chì, bột lưu huỳnh, muối ăn, đường,..)

- Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học: Đưa ra được một số ví dụ về phân tử có ở xung quanh ta; đưa ra được một số ví dụ về đơn chất và hợp chất có trong đời sống.

  1. Phẩm chất

- Tham gia tích cực hoạt động nhóm phù hợp với khả năng của bản thân.

- Cẩn thận, trung thực và thực hiện các yêu cầu trong bài học.

- Có niềm say mê, hứng thú với việc khám phá và học tập khoa học tự nhiên.

  1. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
  2. Đối với giáo viên
  • SGK, SGV, SBT.
  • Tranh ảnh, video liên quan đến bài học
  • Mô hình hạt của đồng hồ ở thể rắn, khí oxygen, khí hiếm helium, khí carbon dioxide, muối ăn ở thể rắn như hình 5.1 SGK.
  1. Đối với học sinh
  • SGK, SBT.
  • Tranh ảnh, tư liệu sưu tầm liên quan đến bài học và dụng cụ học tập (nếu cần) theo yêu cầu của GV.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

  1. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
  2. Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho học sinh và từng bước làm quen bài học.
  3. Nội dung: GV trình bày vấn đề, HS quan sát tranh và trả lời câu hỏi.
  4. Sản phẩm học tập: HS trả lời được câu hỏi theo ý kiến cá nhân.
  5. Tổ chức thực hiện:

- GV yêu cầu HS quan sát Hình 5.1 – Mô hình hạt của một số chất SGK tr.32 và yêu cầu HS thực hiện nhiệm vụ: Mô hình hạt của đồng ở tể rắn, khí oxygen, khí hiếm helium, khí carbon dioxide và muối ăn ở thể rắn được biểu diễn ở hình dưới đây. Quan sát các mô hình trong Hình 5.1, dựa vào thành phần nguyên tố, hãy phân loại các chất trên thành hai loại: chất được tạo nên từ một nguyên tố hóa học và chất được tạo nên từ hai nguyên tố hóa học.

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ.

+ Chất được tạo nên từ một nguyên tố hóa học: đồng, oxygen và helium.

+ Chất được tạo nên từ hai nguyên tố hóa học là: carbon dioxide và muối ăn.

- GV dẫn dắt HS vào bài học: Có những chất được tạo nên từ một nguyên tố hóa học (đơn chất), có những chất được tạo nên từ hai hay nhiều nguyên tố hóa học. Vậy để nắm rõ được khái niệm đơn chất, hợp chất, phân tử và đưa ra được một số ví dụ về đơn chất và hợp chất, cũng như tính được khối lượng phân tử theo đơn vị amu, chúng ta cùng đi vào bài học ngày hôm nay – Bài 5: Phân tử, đơn chất và hợp chất.

  1. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
  2. ĐƠN CHẤT VÀ HỢP CHẤT

Hoạt động 1: Tìm hiểu về đơn chất

  1. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS nắm được khái niệm, ví dụ, phân loại và một số ứng dụng của đơn chất.
  2. Nội dung: GV trình bày vấn đề; HS lắng nghe, đọc SGK, quan sát hình ảnh, thảo luận và trả lời câu hỏi.
  3. Sản phẩm học tập: HS phát biểu được khái niệm về đơn chất, lấy được ví dụ và hoàn thành được phần Câu hỏi và bài tập.
  4. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN - HỌC SINH

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:

- GV hướng dẫn HS quan sát Hình 5.2 - Ứng dụng của một số đơn chất SGK tr.33 và lấy ví dụ về các chất được tạo nên từ một nguyên tố hóa học:

 

 

 

 

 

 

 

+ Các chất như đồng (copper), dùng làm dây lõi điện, đúc tượng,…chỉ được tạo nên từ một nguyên tố đồng.

+ Than chì dùng làm ruột bút chì, kim cương dùng đồ trang sức, mũi khoan,…chỉ được tạo nên từ một nguyên tố carbon.

+ Khí hdrogen dùng làm nhiên liệu,…chỉ được cấu tạo từ một nguyên tố hydrogen.

- GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi: Đơn chất là gì?

- GV lưu ý HS:

+ Một nguyên tố thường chỉ tạo nên một dạng đơn chất.

+ Tuy nhiên, một số nguyên tố có thể tạo nên các dạng đơn chất khác nhau. Ví dụ:

·        Carbon tạo nên các đơn chất như than chì, than gỗ, kim cương.

·        Phosphorus tạo nên các dạng đơn chất như  phosphorus đỏ, phosphorus trắng;….

+ Tên của đơn chất thường trùng với tên của nguyên tố, trừ một số trường hớp. Ví dụ:

·        Ozon được tạo nên từ oxygen.

·        Than chì và kim cương tạo nên từ carbon.

- GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi: Hãy nêu sự phân loại của đơn chất.

- GV yêu cầu HS thảo luận theo cặp đôi và trả lời câu hỏi: Tượng đồng, nhiên liệu hydrogen, đồ trang sức bằng kim cương trong Hình 5.2 là ví dụ về ứng dụng của đồng, hydrogen và carbon. Em hãy kể tên các ứng dụng khác của đồng, hydrogen và carbon mà em biết.

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

- HS thảo luận theo cặp đôi, quan sát hình ảnh, đọc SGK và trả lời câu hỏi.

- GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời đại diện HS trả lời câu hỏi.

- GV mời HS khác nhận xét, bổ sung.

Bước 4: Kết luận, nhận định

GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức, chuyển sang nội dung mới.

I. Đơn chất và hợp chất

1. Tìm hiểu về đơn chất

- Đơn chất là những chất được cấu tạo nên từ một nguyên tố hóa học.

- Đơn chất được phân thành kim loại, phi kim, khí hiếm tương ứng. Ở điều kiện thường:

+ Các kim loại như đồng, sắt, nhôm,…) tồn tại ở thể rắn (trừ thủy ngân tồn tại ở thể lỏng).

+ Các phi kim có thể tồn tại ở thể rắn (sulfur, carbon,…), thể khí (như hydrogen, nitrogen,…) và thể lỏng như bromine.

+ Các khí hiếm đều tồn tại ở thể khí.

?.

- Ứng dụng của đồng, hydrogen và carbon:

+ Đồng: làm lõi dây điện, dùng chế tạo động cơ điện, dùng làm các loại nhạc khí..

+ Hydrogen: duy trì sự cháy, làm nguyên liệu cho quá trình phóng tên lửa.

+ Carbon than chì: được sử dụng làm ruột bút chì, than hoạt tính được sử dụng trong y tế để hấp thụ chất độc hại;

+ Hydrogen: từng được ứng dụng trong khinh khí cầu.

 

Hoạt động 2: Tìm hiểu về hợp chất

  1. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS nắm được khái niệm, ví dụ và vai trò của một số hợp chất.
  2. Nội dung: GV trình bày vấn đề; HS lắng nghe, đọc SGK, quan sát hình ảnh, thảo luận và trả lời câu hỏi.
  3. Sản phẩm học tập: HS phát biểu được khái niệm về hợp chất, lấy ví dụ và hoàn thành được phần Câu hỏi và bài tập
  4. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN - HỌC SINH

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:

- GV yêu cầu HS đọc thông tin mục 2 SGK tr.34 và trả lời câu hỏi: Hợp chất là gì?

- GV lấy ví dụ về các hợp chất và vai trò của các hợp chất:

+ Hợp chất chứa hai nguyên tố:

·        Nước chứa H và O, carbon dioxide chứa C và O cần thiết cho quá trình quang hợp của cây xanh.

·        Các loại khí đốt cung cấp năng lượng cho hoạt động của con người có thành phần chính là hydocarbon, chứa C và H.

·        Muối ăn chứa Na và Cl có vai trò giữ cân bằng nước trong cơ thể.

+ Hợp chất chứa ba nguyên tố:

·        Calcium carbonate chứa Ca, C và O là thành phần chính của đá vôi, được sử dụng trong nhiều công trình xây dựng, nông nghiệp.

·        Các loại đường chứa C, H, O như glucose, đường ăn,…cung cấp  nhiều năng lượng cho cơ thể người.

+ Các hợp chất phức tạp: protein có vai trò cấu tạo, duy trì, phát triển cơ thể, chứa các nguyên tố C, H, O, N.

à Các hợp chất như nước, carbon dioxide, muối ăn,….là hợp chất vô cơ; các hợp chất như đường ăn, protein là hợp chất hữu cơ.

- GV yêu cầu HS thảo luận theo cặp đôi và trả lời câu hỏi:

+ Hãy trình bày sự khác biệt giữa đơn chất oxygen và hợp chất carbon dioxide về thành phần nguyên tố và vai trò của chúng đối với sự sống và sự cháy.

(Sau khi chữa câu trả lời, GV nhấn mạnh: Không chỉ thành phần nguyên tố của hợp chất khác với đơn chất, mà các tính chất của hợp chất rất khác với tính chất của các đơn chất tạo nên chúng.)

+ Hãy dự đoán số lượng của các đơn chất nhiều hơn hay ít hơn số lượng của các hợp chất. Giải thích.

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

- HS thảo luận theo cặp đôi, quan sát hình ảnh, đọc SGK và trả lời câu hỏi.

- GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời đại diện HS trả lời câu hỏi.

- GV mời HS khác nhận xét, bổ sung.

Bước 4: Kết luận, nhận định

GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức, chuyển sang nội dung mới.

2. Hợp chất

- Hợp chất là chất được tạo nên từ hai  hay nhiều nguyên tố hóa học. Hiện nay, có hàng chục triệu hợp chất khác nhau.

- Các loại hợp chất:

+ Hợp chất chứa 2 nguyên tố.

VD: Nước chứa H và O, carbon dioxide chứa C và O cần thiết cho quá trình quang hợp của cây xanh; Các loại khí đốt cung cấp năng lượng cho hoạt động của con người có thành phần chính là hydocarbon, chứa C và H; Muối ăn chứa Na và Cl có vai trò giữ cân bằng nước trong cơ thể;..

+ Hợp chất chứa 3 nguyên tố

VD: Calcium carbonate chứa Ca, C và O là thành phần chính của đá vôi, được sử dụng trong nhiều công trình xây dựng, nông nghiệp; Các loại đường chứa C, H, O như glucose, đường ăn,…cung cấp  nhiều năng lượng cho cơ thể người.

+ Các chất phức tạp.

VD: protein có vai trò cấu tạo, duy trì, phát triển cơ thể, chứa các nguyên tố C, H, O, N.

+ Các hợp chất vô cơ.

VD: nước, carbon, dioxide, muối ăn, calcium carbonate,..

?.

Câu 1. Sự khác biệt giữa đơn chất oxygen và hợp chất carbon dioxide về thành phần nguyên tố và vai trò của chúng đối với sự sống và sự cháy:

Sự khác biệt

Đơn chất oxygen

Hợp chất carbon dioxide

Thành phần nguyên tố

Chỉ chứa một nguyên tố oxygen.

- Chứa hai nguyên tố: carbon và oxygen.

Vai trò đối với sự sống và sự cháy

- Duy trì sự sống và sự cháy.

- Không duy trì sự sống, không duy trì sự cháy.

 

Câu 2.

Số lượng các hợp chất nhiều hơn số lượng các đơn chất. Lí do: các đơn chất chỉ chứa một nguyên tố hóa học, hợp chất chứa từ hai nguyên tố hóa học trở lên.

Hoạt động 3: Tìm hiểu khái niệm phân tử

  1. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS nắm được phân tử là gì, cấu tạo của phân tử đơn chất và phân tử hợp chất.
  2. Nội dung: GV trình bày vấn đề; HS lắng nghe, đọc SGK, quan sát hình ảnh, thảo luận và trả lời câu hỏi.
  3. Sản phẩm học tập: HS phát biểu được khái niệm phân tử, nêu được cấu tạo của phân tử đơn chất và phân tử hợp chất; hoàn thành phần Câu hỏi và bài tập.
  4. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN - HỌC SINH

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:

- GV yêu cầu HS quan sát Hình 5.3 – Mô hình biểu diễn phân tử của một số chất, đọc thông tin mục II.1 SGK tr.34, 35 và trả lời câu hỏi:

+ Phân tử là gì?

+ Phân tử được chia thành những loại nào, lấy ví dụ cụ thể.

- GV trình chiếu thêm cho HS hình ảnh của một số phân tử đơn chất và phân tử hợp chất khác.

- 2 nguyên tử oxygen liên kết với nhau thành phân tử oxygen.

- Khí oxi (O2), 1 đơn chất hóa học điển hình.

Phân tử muối ăn NaCl gồm một nguyên tử Natri liên kết với một nguyên tử Clo.

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

- HS thảo luận theo cặp đôi, quan sát hình ảnh, đọc SGK và trả lời câu hỏi.

- GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời đại diện HS trả lời câu hỏi.

- GV mời HS khác nhận xét, bổ sung.

Bước 4: Kết luận, nhận định

GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức, chuyển sang nội dung mới.

II. Phân tử

1. Khái niệm

- Phân tử là hạt đại diện cho chất, gồm một số nguyên tử liên kết với nhau và thể hiện đầy đủ tính chất hóa học của chất.

- Phân tử được chia thành hai loại:

+ Phân tử đơn chất: được tạo nên bởi các nguyên tử có cùng một nguyên tố hóa học.

Ví dụ: 2 nguyên tử nitrogen liên kết với nhau thành phân tử nitrogen.

+ Phân tử hợp chất: được tạo nên bởi các nguyên tử có nguyên tố hóa học khác nhau.

 

+ Phân tử hợp chất methane gồm một nguyên tử carbon liên kết với bốn nguyên tử hydrogen.

Ví dụ:

 

 

 

 

+ Phân tử nước gồm một nguyên tử oxygen liên kết với 2 nguyên tử hydrogen.

 

Hoạt động 4: Tìm hiểu về khối lượng phân tử

  1. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS nắm được cách tính khối lượng phân tử của một chất; tính được giá trị khối lượng phân tử một số chất.
  2. Nội dung: GV trình bày vấn đề; HS lắng nghe, đọc SGK, quan sát hình ảnh và trả lời câu hỏi.
  3. Sản phẩm học tập: HS tính được khối lượng phân tử của một chất, tính được giá trị khối lượng phân tử một số chất và hoàn thành được phần Câu hỏi và bài tập.
  4. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN - HỌC SINH

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:

- GV giới thiệu kiến thức cho HS:

+ Khối lượng phân tử của một chất bằng tổng khối lượng của các nguyên tử trong phân tử chất đó.

+ Khối lượng của một phân tử được tính theo đơn vị amu.

- GV hướng dẫn HS quan sát Hình 5.3c:

 

 

 

Khối lượng phân tử của nước: 2.1 + 16 = 18 (amu)

- GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi:

Sử dụng giá trị khối lượng nguyên tử của một số nguyên tố trong bảng tuần hoàn để tính khối lượng phân tử của các chất được biểu diễn trong Hình 5.3 và Hình 5.3b.

 

 

 

- GV trình chiếu bảng giá trị khối lượng nguyên tử của một số nguyên tố cho HS quan sát.

 

 

 

 

 

 

 

 

- GV chốt lại kiến thức bài học:

+ Đơn chất được tạo nên từ một nguyên tố hóa học.

+ Hợp chất được cấu cấu tạo nên từ hai nguyên tố hóa học trở lên.

+ Phân tử là hạt đại diện cho chất, gồm một số nguyên tử liên kết với nhau và thể hiện đầy đủ tính chất hóa học của chất.

+ Khối lượng phân tử được tính theo đơn vị amu, bằng tổng khối lượng của các nguyên tử có trong phân tử.

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

- HS quan sát hình ảnh, đọc SGK và trả lời câu hỏi.

- GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời đại diện HS trả lời câu hỏi.

- GV mời HS khác nhận xét, bổ sung.

Bước 4: Kết luận, nhận định

GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức.

2. Khối lượng phân tử

- Khối lượng phân tử của một chất bằng tổng khối lượng của các nguyên tử trong phân tử chất đó. (đơn vị: amu)

?.

- Khối lượng phân tử của nitrogen (N2) là:

2.14 = 28 (amu)

- Khối lượng phân tử của Methane là:

12 + 4.1 = 16 (amu)

 

 

  1. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
  2. Mục tiêu: Củng cố lại kiến thức đã học thông qua trả lời câu hỏi dưới dạng trắc nghiệm.
  3. Nội dung: HS sử dụng SGK, kiến thức đã học, GV hướng dẫn (nếu cần thiết) để trả lời câu hỏi.
  4. Sản phẩm học tập: HS hoàn thành được bài tập trắc nghiệm
  5. Tổ chức thực hiện:

- GV giao nhiêm vụ 1 cho HS: Khoanh tròn vào câu đặt trước câu trả lời đúng

Câu 1: Một phân tử nước chứa hai nguyên tử hydrogen và một nguyên tử oxygen. Nước là:

  1. Một hợp chất.
  2. Một đơn chất.
  3. Một hỗn hợp.
  4. Một nguyên tố hóa học.

Câu 2. Lõi dây điện bằng đồng (copper) chứa:

  1. Các phân tử Cu2.
  2. Các nguyên tử Cu riêng rẽ không liên kết với nhau.
  3. Một đại phân tử khổng lồ chứa rất nhiều nguyên tử oxygen.
  4. Một nguyên tử Cu.

Câu 3. Trong phân tử nước, cứ 16,0 g oxygen có tương ứng 2,0 g hydrogen. Một giọt nước chứa 0,1 g hydrogen thì khối lượng của oxygen có trong giọt nước đó là:

  1. 1,6 g.
  2. 1, 2 g.
  3. 0,9 g.
  4. 0,8 g.

Câu 4. Hình ảnh dưới đây một phần tử chứa carbon, hydrogen và oxygen. Số nguyên tử của mỗi nguyên tố carbon, hydrogen và oxygen có trong một phân tử chất này lần lượt là:

 

  1. 1, 6, 2.
  2. 2, 5, 1.
  3. 2, 6, 1.
  4. 6, 2, 1.
Giáo án kì 2 hóa học 7 kết nối tri thức
Giáo án kì 2 hóa học 7 kết nối tri thức

Hệ thống có đầy đủ các tài liệu:

  • Giáo án word (350k)
  • Giáo án Powerpoint (400k)
  • Trắc nghiệm theo cấu trúc mới (200k)
  • Đề thi cấu trúc mới: ma trận, đáp án, thang điểm..(200k)
  • Phiếu trắc nghiệm câu trả lời ngắn (200k)
  • Trắc nghiệm đúng sai (250k)
  • Lý thuyết bài học và kiến thức trọng tâm (200k)
  • File word giải bài tập sgk (150k)
  • Phiếu bài tập để học sinh luyện kiến thức (200k)

Nâng cấp lên VIP đê tải tất cả ở tài liệu trên

  • Phí nâng cấp VIP: 800k

=> Chỉ gửi 450k. Tải về dùng thực tế. Nếu hài lòng, 1 ngày sau mới gửi phí còn lại

Cách nâng cấp:

  • Bước 1: Chuyển phí vào STK: 1214136868686 - cty Fidutech - MB(QR)
  • Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận tài liệu

=> Nội dung chuyển phí: Nang cap tai khoan

=>

Từ khóa: Giáo án kì 2 hóa học 7 kết nối tri thức, Giáo án hóa học 7 kết nối tri thức tập 2, Giáo án hóa học 7 kì 2 sách kết nối tri thức đầy đủ

Giáo án word đủ các môn 

Soạn giáo án Toán 7 kết nối tri thức theo công văn mới nhất
Giáo án Ngữ văn 7 kết nối tri thức cả năm
Soạn giáo án Khoa học tự nhiên 7 kết nối tri thức theo công văn mới nhất
Soạn giáo án Tin học 7 kết nối tri thức theo công văn mới nhất
Soạn giáo án Công nghệ 7 kết nối tri thức theo công văn mới nhất

 

Giáo án điện tử đủ các môn

 
Chat hỗ trợ
Chat ngay