Trắc nghiệm công nghệ 10 - Thiết kế công nghệ cánh diều Bài 12: hình chiếu phối cảnh
Bộ câu hỏi trắc nghiệm công nghê 10 - Thiết kế công nghệ cánh diều. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Bài 12: hình chiếu phối cảnh. Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng, tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp bổ sung thêm các câu hỏi.
Xem: => Giáo án công nghệ 10 - Thiết kế công nghệ cánh diều (bản word)
Click vào ảnh dưới đây để xem tài liệu
CHỦ ĐỀ 3: VẼ KĨ THUẬT CƠ SỞ
BÀI 12: HÌNH CHIẾU PHỐI CẢNH
A. TRẮC NGHIỆM
1. NHẬN BIẾT (7 câu)
Câu 1: Hình chiếu phối cảnh là hình biểu diễn được xây dựng bằng:
A. Phép chiếu vuông góc
B. Phép chiếu trục đo
C. Phép chiếu xuyên tâm
D. Phép chiếu song song
Câu 2: Trong hình chiếu phối cảnh, mặt phẳng vật thể là:
A. Mặt phẳng nằm ngang trên đó đặt vật thể cần biểu diễn.
B. Mặt phẳng vuông góc với mặt phẳng hình chiếu.
C. Mặt phẳng song song với mặt phẳng hình chiếu, đi qua điểm nhìn.
D. Tất cả các đáp án trên.
Câu 3: Trong hình chiếu phối cảnh, đường chân trời là giao tuyến của:
A. Mặt phẳng song song với mặt phẳng vật thể.
B. Mặt phẳng vật thể với mặt tranh.
C. Mặt tranh với mặt phẳng tầm mắt (tt).
D. Tất cả các đáp án trên.
Câu 4: Hình chiếu phối cảnh thường xuất hiện ở đâu?
A. Đi kèm theo cùng với hình chiếu vuông góc trogn hồ sơ thiết kế kiến trúc hoặc xây dựng.
B. Các loại tranh dân gian.
C. Trong cuộc sống hằng ngày khi ta nhìn ra xa.
D. Tất cả các đáp án trên.
Câu 5: Bước đầu tiên để vẽ phác hình chiếu phối cảnh một điểm tụ là gì?
A. Vẽ một đường chéo làm đường phối cảnh tt, chọn một điềm F’ trên đường tt làm điểm tụ.
B. Vẽ một đường thẳng nằm dọc làm đường chân trời tt, chọn hai điểm F’ trên đường tt làm phương chiếu.
C. Vẽ một đường thẳng nằm ngang làm đường chân trời tt, chọn một điểm F’ trên đường tt làm điểm tụ.
D. Tất cả các đáp án trên.
Câu 6: Bước hai của vẽ phác hình chiếu phối cảnh một điểm tụ là gì?
A. Vẽ hình chiếu đứng của vật thể.
B. Vẽ hình chiếu bằng của vật thể.
C. Vẽ hình chiếu cạnh của vật thể.
D. Vẽ hình chiếu trục đo của vật thể.
Câu 7: Bước cuối cùng của vẽ phác hình chiếu phối cảnh một điểm tụ là gì?
A. Xoá bỏ cạnh khuất, tô đậm các cạnh thấy của vật thể.
B. Xoá bỏ cạnh thấy, tô đậm các cạnh khuất của vật thể.
C. Tô đậm cạnh thấy và tô nhạt cạnh khuất của vật thể.
D. Tô đậm cạnh khuất và tô nhạt cạnh thấy của vật thể.
2. THÔNG HIỂU (6 câu)
Câu 1: Hình chiếu phối cảnh giúp ích gì cho người xem?
A. Tạo cảm giác cho người xem về khoảng cách xa gần của các vật thể giống như khi quan sát trong thực tế.
B. Tạo ra một không gian thần bí trên hình chiếu, thể hiện sự khác biệt so với các hình chiếu khác.
C. Cho phép người xem có thể tương tác với hình chiếu, tạo cảm giác thực tế.
D. Tất cả các đáp án trên.
Câu 2: Hình chiếu phối cảnh một điểm tụ nhận được khi:
A. Mặt tranh không song song với một mặt của vật thể.
B. Mặt tranh không song song với mặt nào của vật thể.
C. Mặt tranh song song với một mặt của vật thể.
D. Mặt tranh song song với toàn bộ các mặt của vật thể.
Câu 3: Hình chiếu phối cảnh hai điểm tụ nhận được khi:
A. Mặt tranh không song song với một mặt của vật thể.
B. Mặt tranh không song song với mặt nào của vật thể.
C. Mặt tranh song song với một mặt của vật thể.
D. Mặt tranh song song với toàn bộ các mặt của vật thể.
Câu 4: Đâu là hình chiếu phối cảnh một điểm tụ?
Câu 5: Bước thứ ba của vẽ phác hình chiếu phối cảnh một điểm tụ là gì?
A. Nối đường thẳng từ các điểm trên hình chiếu cạnh với điểm tụ.
B. Nối đường thẳng từ các điểm trên hình chiếu đứng với điểm tụ.
C. Phóng đại hình của vật thể lên qua việc vẽ các đường thẳng qua điểm tụ.
D. Tất cả các đáp án trên.
Câu 6: Bước thứ tư của vẽ phác hình chiếu phối cảnh một điểm tụ là gì?
A. Xác định chiều sâu của vật thể rồi vẽ các đường thẳng vuông góc với đường chân trời để tạo ảnh thực của vật thể.
B. Xác định chiều dài của vật thể rồi vẽ các đường cong qua các cạnh của hình chiếu đứng.
C. Xác định chiều rộng của vật thể rồi vẽ các đường thẳng lần lượt song song với các cạnh của hình chiếu đứng.
D. Tất cả các đáp án trên.
3. VẬN DỤNG (5 câu)
Câu 1: Đây là phép chiếu xuyên tâm. Hãy cho biết số 1 là gì.
A. Tâm chiếu
B. Vật thể
C. Tia chiếu
D. Mặt phẳng chiếu
Câu 2: Đây là phối cảnh của một góc phố. Càng ở gần tâm chiếu thì chiều cao của các ngôi nhà thay đổi như thế nào?
A. Cao dần lên
B. Thấp dân đi
C. Không thay đổi
D. Tất cả các đáp án trên.
Câu 3: Đây là hệ thống xây dựng hình chiếu phối cảnh. Số 1 là gì?
A. Tâm chiếu
B. Điểm hội tụ của các tia chiếu
C. Điểm nhìn
D. Tất cả các đáp án trên.
Câu 4: Đây là bước thứ mấy khi vẽ phác hình chiếu phối cảnh một điểm tụ?
A. Bước đầu tiên
B. Bước thứ hai
C. Bước thứ ba
D. Bước cuối cùng
Câu 5: Đây là bước thứ mấy khi vẽ phác hình chiếu phối cảnh một điểm tụ?
A. Bước đầu tiên
B. Bước thứ hai
C. Bước thứ ba
D. Bước cuối cùng
4. VẬN DỤNG CAO (2 câu)
Câu 1: Vị trí đặt điểm tụ F’ trên đường chân trời ảnh hưởng như thế nào tới việc quan sát vật thể?
A. Điểm F’ càng gần về trung tâm thì một trong hai mặt bên của vật thể càng lớn.
B. Điểm F’ càng gần về một trong hai phía thì một trong hai mặt bên của vật thể càng lớn.
C. Điểm F’ càng gần về phía bên trái thì mặt bên phải của vật thể càng lớn.
D. Điểm F’ càng gần về phía bên phải thì mặt bên trái của vật thể càng lớn.
Câu 2: Hình chiếu đứng của vật thể có thể đặt phía trên hoặc phía dưới đường chân trời không? Điều đó ảnh hưởng như thế nào tới hình chiếu phối cảnh?
A. Có, làm như vậy sẽ khiến cho mặt tranh của vật thể biến đổi.
B. Có, làm như vậy sẽ biểu diễn được nhiều mặt hơn của vật thể.
C. Không, làm như vậy sẽ vi phạm nguyên tắc vẽ hình chiếu phối cảnh.
D. Không, làm như vậy không giải quyết được điều gì.
=> Giáo án công nghệ 10 – Thiết kế cánh diều bài 12: hình chiếu phối cảnh