Trắc nghiệm công nghệ 10 - Thiết kế công nghệ cánh diều Bài 10: Hình cắt và mặt cắt

Bộ câu hỏi trắc nghiệm công nghê 10 - Thiết kế công nghệ cánh diều. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm bài 5: Cuộc cách mạng công nghiệp. Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng, tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp bổ sung thêm các câu hỏi.

Click vào ảnh dưới đây để xem tài liệu

Trắc nghiệm công nghệ 10 - Thiết kế công nghệ cánh diều Bài 10: Hình cắt và mặt cắt
Trắc nghiệm công nghệ 10 - Thiết kế công nghệ cánh diều Bài 10: Hình cắt và mặt cắt
Trắc nghiệm công nghệ 10 - Thiết kế công nghệ cánh diều Bài 10: Hình cắt và mặt cắt
Trắc nghiệm công nghệ 10 - Thiết kế công nghệ cánh diều Bài 10: Hình cắt và mặt cắt

CHỦ ĐỀ 3: VẼ KĨ THUẬT CƠ BẢN

BÀI 10: HÌNH CẮT VÀ MẶT CẮT

A. TRẮC NGHIỆM

1. NHẬN BIẾT (7 câu)

Câu 1: Hình biểu diễn đường bao ngoài của vật thể nằm trên mặt phẳng cắt gọi là:

A. Mặt cắt

B. Hình cắt

C. Hình vát cạnh

D. Mặt loại bỏ

Câu 2: Mặt cắt rời có thể được đặt ở vị trí nào trên bản vẽ?

A. Bên ngoài bản vẽ

B. Phần trên bản vẽ

C. Phần dưới bản vẽ

D. Ở vị trí bất kì

Câu 3: Mặt cắt rời sử dụng khi:

A. Sự kết nối giữa các bộ phận của vật thể không chặt chẽ.

B. Đường bao mặt cắt đơn giản.

C. Đường bao mặt cắt phức tạp.

D. Cả A và B.

Câu 4: Mặt cắt chập là mặt cắt:

A. Được đặt bên ngoài hình chiếu.

B. Được đặt tại vị trí mặt phẳng cắt đi qua ngay trên hình chiếu, đường bao ngoài được vẽ bằng nét liền mảnh.

C. Được tạo bởi sự cắt liên tục các mặt phẳng nằm nghiêng của một vật thể.

D. Tất cả các đáp án trên.

Câu 5: Mặt cắt chập sử dụng khi:

A. Sự kết nối giữa các bộ phận của vật thể chặt chẽ.

B. Đường bao mặt cắt đơn giản.

C. Đường bao mặt cắt phức tạp.

D. Cả A và C.

Câu 6: Bước đầu tiên khi vẽ mặt cắt là gì?

A. Vẽ hình chiếu

B. Xác định vị trí mặt phẳng cắt.

C. Vẽ mặt cắt của vật thể bên ngoài hình chiếu (mặt cắt rời) hoặc ngay trên hình chiếu (mặt cắt chập)

D. Cả A và B.

Câu 7: Đường giới hạn phần hình cắt của hình cắt cục bộ được vẽ bằng:

A. Nét lượn sóng

B. Nét ngang

C. Nét gạch

D. Nét thẳng.

2. THÔNG HIỂU (7 câu)

Câu 1: Hình cắt là:

A. Hình được tạo bởi mặt phẳng cắt và phương thức chiếu góc.

B. Hình biểu diễn đường bao ngoài của vật thể nằm trên mặt phẳng cắt.

C. Hình biểu diễn mặt cắt và các đường bao của vật thể sau mặt phẳng cắt.

D. Tất cả các đáp án trên.

Câu 2: Phần tiếp xúc của vật thể với mặt phẳng cắt được biểu diễn như thế nào?

A. Vẽ bằng các nét chéo

B. Vẽ bằng các nét ngang

C. Vẽ bằng các nét dọc

D. Dựa theo vật liệu của vật thể mà vẽ kí hiệu theo quy định.

Câu 3: Mặt cắt được sử dụng khi:

A. Áp dụng phương pháp góc chiếu chuẩn châu Âu.

B. Các hình chiếu khó thể hiện được đầy đủ hình dạng của chi tiết.

C. Gia tăng độ hài hoà giữa các bộ phận của vật thể.

D. Tất cả các đáp án trên.

Câu 4: Mặt cắt rời là mặt cắt:

A. Được đặt bên ngoài hình chiếu.

B. Được đặt tại vị trí mặt phẳng cắt đi qua ngay trên hình chiếu, đường bao ngoài được vẽ bằng nét liền mảnh.

C. Được tạo bởi sự cắt liên tục các mặt phẳng nằm nghiêng của một vật thể.

D. Tất cả các đáp án trên.

Câu 5: Hình cắt toàn phần là hình cắt:

A. Nhận được khi sử dụng một mặt phẳng cắt toàn bộ vật thể.

B. Nhận được khi sử dụng vật thể vào toạ độ đối xứng.

C. Nhận được khi loại bỏ các phần không quan trọng và biểu diễn trên mặt phẳng.

D. Tất cả các đáp án trên.

Câu 6: Mặt cắt và hình cắt phải được đặt tên bởi:

A. Một nét liền đậm.

B. Một cặp chữ cái viết hoa

C. Một cặp kích cỡ

D. Tất cả các đáp án trên.

Câu 7: Hình cắt cục bộ dùng để:

A. Biểu diễn cấu trúc quan trọng nhất của vật thể.

B. Biểu diễn cấu tạo toàn phần vật thể.

C. Biểu diễn cấu tạo một phần vật thể.

D. Tất cả các đáp án trên.

3. VẬN DỤNG (5 câu)

Câu 1: Đâu là hình cắt của vật thể sau?

D. Tất cả các đáp án trên.

Câu 2: Vị trí của mặt phẳng cắt được biểu diễn như thế nào?

A. Vẽ bằng nét liền đậm và có mũi tên chỉ hướng chiếu.

B. Vẽ bằng nét liền mảnh và có mũi tên chỉ hướng xoay.

C. Vẽ bằng nét cắt (nét gạch dài-chấm-đậm) và có mũi tên chỉ hướng chiếu.

D. Vẽ bằng nét cắt (nét gạch ngắn-chấm-đậm) và có mũi tên chỉ hướng xoay

Câu 3: Theo phần vật thể bị cắt, hình cắt được phân loại thành:

A. Hình cắt toàn phần, bán phần, cục bộ.

B. Hình cắt rời, chập

C. Hình cắt tròn, chữ nhật, tam giác, tự do.

D. Tất cả các đáp án trên.

Câu 4: Đây là hình cắt bán phần. Hãy cho biêt phần hình cắt đặt ở phía nào của trục đối xứng?

A. Bên phải

B. Bên trái

C. Bên dưới

D. Cả B và C.

Câu 5: Bước đầu tiên để vẽ hình cắt là gì?

A. Vẽ hình chiếu của vật thể.

B. Vẽ nét cắt và mũi tên xác định vị trí mặt phẳng cắt và hướng chiếu

C. Xoá bỏ đường bao của phần vật thể phía trước mặt phẳng cắt.

D. Cả A và B.

4. VẬN DỤNG CAO (2 câu)

Câu 1: Hình sau đây là biểu diễn gì?

A. Hình chiếu

B. Hình cắt

C. Mặt cắt

D. Hình cắt cục bộ

Câu 2: Trục có lỗ vuông xuyên suốt ở giữa và được cắt bằng mặt phẳng cắt như hình (a). Đâu là hình cắt đúng?

A. (b)

B. (c)

C. (d)

D. (e)

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Trắc nghiệm công nghệ 10 - Thiết kế công nghệ cánh diều - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu môn khác

Tài liệu mới cập nhật

Chat hỗ trợ
Chat ngay