Trắc nghiệm công nghệ 10 - Thiết kế công nghệ cánh diều Bài 9: hình chiếu vuông góc

Bộ câu hỏi trắc nghiệm công nghê 10 - Thiết kế công nghệ cánh diều. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm bài 5: Cuộc cách mạng công nghiệp. Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng, tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp bổ sung thêm các câu hỏi.

Click vào ảnh dưới đây để xem tài liệu

Trắc nghiệm công nghệ 10 - Thiết kế công nghệ cánh diều Bài 9: hình chiếu vuông góc
Trắc nghiệm công nghệ 10 - Thiết kế công nghệ cánh diều Bài 9: hình chiếu vuông góc
Trắc nghiệm công nghệ 10 - Thiết kế công nghệ cánh diều Bài 9: hình chiếu vuông góc
Trắc nghiệm công nghệ 10 - Thiết kế công nghệ cánh diều Bài 9: hình chiếu vuông góc
Trắc nghiệm công nghệ 10 - Thiết kế công nghệ cánh diều Bài 9: hình chiếu vuông góc

CHỦ ĐỀ 3: VẼ KĨ THUẬT CƠ BẢN

BÀI 9: HÌNH CHIẾU VUÔNG GÓC

A. TRẮC NGHIỆM

1. NHẬN BIẾT (7 câu)

Câu 1: Phương pháp hình chiếu vuông góc (HCVG) là phương pháp:

A. Biển diễn các phần có góc vuông của một vật thể lên bản vẽ.

B. Biểu diễn các hình chiếu vuông góc trên 3 mặt phẳng

C. Biểu diễn các hình chiếu vuông góc trên cùng một mặt phẳng.

D. Cả A và C.

Câu 2: Đâu là một phương pháp chiếu để nhận được các HCVG?

A. Phương pháp góc chiếu 90o

B. Phương pháp góc chiếu thứ ba

C. Phương pháp liên kết toạ độ

D. Phương pháp thu phóng

Câu 3: Đâu là hình ảnh về phương pháp góc chiếu thứ nhất?

Câu 4: Trong phương pháp góc chiếu thứ nhất thì hình chiếu từ trên còn gọi là gì?

A. Hình chiếu đứng

B. Hình chiếu bằng

C. Hình chiếu cạnh

D. Hình chiếu trời

Câu 5: Theo quy định trên bản vẽ HCVG thì đường bao khuất phải vẽ bằng:

A. Nét liền mảnh đậm

B. Nét liền mảnh nhạt

C. Nét đứt mảnh

D. Nét chấm đứt mảnh

Câu 6: Theo quy định trên bản vẽ HCVG thì đường trục cho các vật thể đối xứng phải vẽ bằng:

A. Nét gạch dài – chấm – mảnh.

B. Nét liền dài có chấm ở trên

C. Nét liền ngắn có chấm – gạch ở trên.

D. Không vẽ gì.

Câu 7: Phương pháp góc chiếu thứ ba phổ biến ở các nước nào?

A. Một số nước ở Châu Mỹ

B. Nhật Bản

C. Các nước Tây Á

D. Cả A và B.

2. THÔNG HIỂU (6 câu)

Câu 1: Bước đầu tiên khi thực hiện phương pháp góc chiếu thứ nhất là gì?

A. Xoay mặt phẳng hình chiếu bằng (MPHCB) xuống dưới một góc 90°, mặt phẳng hình chiếu cạnh (MPHCC) sang phải một góc 90° để các hình chiếu cùng nằm trên một mặt phẳng (mặt phẳng bản vẽ).

B. Đặt vật thể cần biểu diễn vào trong góc được tạo bởi các mặt phẳng hình chiếu đứng, mặt phẳng hình chiếu bằng và mặt phẳng hình chiếu cạnh vuông góc với nhau từng đôi một.

C. Dùng phép chiếu vuông góc chiếu các mặt của vật thể lên trên các mặt phẳng hình chiếu.

D. Tạo lập một hệ thống máy chiếu đặt ở ba góc của vật thể nhằm phát huy tối đa khả năng vẽ chính xác.

Câu 2: Theo quy định trên bản vẽ HCVG thì số lượng các hình chiếu phải:

A. Hỗ trợ được việc thể hiện khung cảnh thiên nhiên.

B. Có ít nhất là 10 hình.

C. Đủ để thể hiện hình dạng của vật thể.

D. Tất cả các đáp án trên.

Câu 3: Đây là gì?

A. Kí hiệu xác định đây là bản vẽ của Mỹ

B. Kí hiệu xác định phải là người có chuyên môn mới có thể đọc bản vẽ.

C. Kí hiệu bản vẽ dùng phương pháp góc chiếu thứ ba.

D. Tất cả các đáp án trên.

Câu 4: Đâu là bước 1 của vẽ hình chiếu vuông góc?

A. Phân tích vật thể cần vẽ thành các khối hình học cơ bản (khối trụ, khối hộp,...).

B. Chọn hướng chiếu chính để vẽ hình chiếu đứng và tỉ lệ của bản vẽ. Việc chọn tỉ lệ vẽ hợp lí giúp cho các hình biểu diễn phù hợp với khổ giấy vẽ.

C. Vẽ hình chiếu đứng của vật thể. Vẽ cạnh đáy, cạnh bên hoặc đường trục làm đường cơ sở cho hình chiếu đứng, sau đó lần lượt vẽ hoàn thiện hình chiếu của từng khối. Chú ý vẽ bằng nét mảnh.

D. Tẩy bỏ các đường gióng, nét thừa, tô đậm các nét theo quy định. Ghi kích thước cho bản vẽ và viết chữ cho khung tên.

Câu 5: Đâu là bước cuối của vẽ hình chiếu vuông góc?

A. Vẽ hình chiếu bằng của vật thể.

B. Hoàn thiện bản vẽ. Tẩy bỏ các đường gióng, nét thừa, tô đậm các nét theo quy định. Ghi kích thước cho bản vẽ và viết chữ cho khung tên.

C. Chọn hướng chiếu chính để vẽ hình chiếu đứng và tỉ lệ của bản vẽ. Việc chọn tỉ lệ vẽ hợp lí giúp cho các hình biểu diễn phù hợp với khổ giấy vẽ.

D. Vẽ hình chiếu cạnh của vật thể.

Câu 6: Bước Vẽ hình chiếu cảnh của vật thể là bước nào trong vẽ hình chiếu vuông góc?

A. Bước 2

B. Bước 3

C. Bước 5

D. Bước 6

3. VẬN DỤNG (5 câu)

Câu 1: Vì sao để thể hiện được đầy đủ hình dạng của vật thể bằng phương pháp HCVG, trên bản vẽ kĩ thuật thường phải sử dụng nhiều hình chiếu?

A. Vì các HCVG là các hình biểu diễn hai chiều.

B. Vì các HCVG là các hình biểu diễn ba chiều

C. Vì sự diễn giải một vật thể thực tế lên trên giấy là không hề đơn giản.

D. Cả A và C.

Câu 2: Vì sao phải xoay mặt phẳng hình chiếu bằng và mặt phẳng hình chiếu cạnh về trùng với mặt phẳng hình chiếu đứng?

A. Để có thể biểu diễn trên cùng một mặt phẳng.

B. Để tạo nên không gian đa chiều.

C. Vì mặt phẳng hình chiếu đứng nắm vai trò nòng cốt.

D. Tất cả các đáp án trên.

Câu 3: Vật thể dưới đây được tạo thành từ những khối nào?

A. Khối hộp và khối cầu

B. Khối hộp và khối trụ.

C. Khối cầu và khối trụ

D. Khối chữ nhật và khối hình tròn

Câu 4: Mặt theo hướng mũi tên nào nên được chọn để vẽ hình chiếu đứng?

A. Mũi tên màu xanh

B. Mũi tên màu đỏ

C. Mũi tên màu vàng

D. Tất cả các đáp án trên.

Câu 5: Xem hình ảnh ở câu 3 phần Vận dụng. Tỉ lệ vẽ trong trường hợp này được chọn như thế nào để phù hợp với khổ giấy A4?

A. 1:2

B. 1:5

C. 1:10

D. 3:1

4. VẬN DỤNG CAO (2 câu)

Câu 1: Xem hình vật thể ở câu 3 phần Vận dụng. Đâu là hình chiếu cạnh?

A. Phần góc XOZ

B. Phần góc ZOA

C. Phần góc XOY

D. Phần góc AOY

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Trắc nghiệm công nghệ 10 - Thiết kế công nghệ cánh diều - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu môn khác

Tài liệu mới cập nhật

Chat hỗ trợ
Chat ngay