Giáo án công nghệ 10 - Thiết kế công nghệ cánh diều (bản word)
Dưới đây là giáo án bản word môn công nghệ 10 - Thiết kế công nghệ bộ sách "Cánh diều", soạn theo mẫu giáo án 5512. Giáo án hay còn gọi là kế hoạch bài dạy(KHBD). Bộ giáo án được soạn chi tiết, cẩn thận, font chữ Time New Roman. Thao tác tải về đơn giản. Giáo án do nhóm giáo viên trên kenhgiaovien biên soạn. Mời thầy cô tham khảo.
Click vào ảnh dưới đây để xem giáo án rõ
Xem video về mẫu Giáo án công nghệ 10 - Thiết kế công nghệ cánh diều (bản word)
Bản xem trước: Giáo án công nghệ 10 - Thiết kế công nghệ cánh diều (bản word)
Một số tài liệu quan tâm khác
Soạn giáo án Công nghệ 10 thiết kế công nghệ cánh diều theo công văn mới nhất
Giáo án công nghệ 10 - Thiết kế công nghệ cánh diều bài 1: Khoa học, kĩ thuật và công nghệ (2 tiết)
Giáo án công nghệ 10 - Thiết kế công nghệ cánh diều bài 2: Hệ thống kĩ thuật (2 tiết)
Giáo án công nghệ 10 - Thiết kế công nghệ cánh diều bài 3: Một số công nghệ phổ biến (4 tiết)
Giáo án công nghệ 10 - Thiết kế công nghệ cánh diều bài 4: Thị trường lao động trong lĩnh vực kĩ thuật, công nghệ (2 tiết)
Giáo án ôn tập chủ đề 1: khái quát công nghệ
Giáo án công nghệ 10 - Thiết kế công nghệ cánh diều bài 5: Các cuộc cách mạng công nghiệp
Giáo án công nghệ 10 - Thiết kế công nghệ cánh diều bài 6: Ứng dụng của một số công nghệ mới
Giáo án công nghệ 10 - Thiết kế công nghệ cánh diều bài 7: Đánh giá công nghệ
Giáo án ôn tập chủ đề 2: Đổi mới công nghệ
Giáo án công nghệ 10 – Thiết kế cánh diều bài 8: Bản vẽ kĩ thuật và các tiêu chuẩn trình bày bản vẽ kĩ thuật
Giáo án công nghệ 10 – Thiết kế cánh diều bài 9: Hình chiếu vuông góc
Giáo án công nghệ 10 – Thiết kế cánh diều bài 10: Mặt cắt và hình cắt
Giáo án công nghệ 10 – Thiết kế cánh diều bài 11: Hình chiếu trục đo
Giáo án công nghệ 10 – Thiết kế cánh diều bài 12: hình chiếu phối cảnh
Giáo án công nghệ 10 – Thiết kế cánh diều bài: Ôn tập chủ đề 3 - Vẽ kĩ thuật cơ sở
....Phần trình bày nội dung giáo án
Ngày soạn:…/…/…
Ngày dạy:…/…/…
CHỦ ĐỀ I. KHÁI QUÁT VỀ CÔNG NGHỆ
BÀI 1. KHOA HỌC, KĨ THUẬT VÀ CÔNG NGHỆ
- MỤC TIÊU
- Kiến thức:
Học xong bài này, HS có thể:
- Nêu được các khái niệm khoa học, kĩ thuật, công nghệ và mối liên hệ giữa chúng
- Mô tả được mối quan hệ giữa công nghệ với tự nhiên, con người và xã hội.
- Năng lực
- Năng lực chung:
+ Năng lực tự học: Biết lựa chọn các nguồn tài liệu học tập phù hợp
+ Năng lực giải quyết vấn đề: Xác định được và biết tìm hiểu các thông tin liên quan đến vấn đề, đề xuất giải quyết vấn đề.
- Năng lực môn công nghệ:
+ Nhận thức công nghệ: Khái niệm khoa học, kĩ thuật, công nghệ và mối liên hệ giữa chúng. Mô tả được mối quan hệ giữa công nghệ với tự nhiên, con người và xã hội.
- Phẩm chất: trách nhiệm, chăm chỉ và trung thực.
- THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
- Đối với giáo viên:
- SGK, SGV, Giáo án.
- Tranh vẽ, hình ảnh minh họa có liên quan đến bài học.
- Máy tính, máy chiếu (nếu có).
- Đối với học sinh:
- Sách giáo khoa
- Tranh ảnh, tư liệu sưu tầm liên quan đến bài học và dụng cụ học tập (nếu cần) theo yêu cầu của GV.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
- HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
- Mục tiêu: Tạo tâm thế sẵn sàng học tập và gợi mở nhu cầu nhận thức của học sinh, sự tò mò thích thú và mong muốn tìm hiểu các nội dung tiếp theo.
- Nội dung: GV cho HS quan sát hình ảnh, trả lời câu hỏi.
- Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS.
- Tổ chức thực hiện:
- GV chiếu hình ảnh :
- GV đặt câu hỏi: Hãy so sánh đời sống của người nguyên thủy và đời sống của con người hiện nay và cho biết đâu là nguyên nhân tạo ra sự khác biệt đó ?
- HS quan sát hình ảnh, tiếp nhận câu hỏi, trả lời: Cuộc sống hiện đại ngày nay mà con người có được là thành tựu sau bao nhiêu năm nghiên cứu về khoa học, kĩ thuật và công nghệ.
- GV gợi mở thêm kiến thức liên quan đến các sản phẩm khoa học, kĩ thuật, công nghệ khác và dẫn vào bài 1. Khoa học, kĩ thuật và công nghệ.
- HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
=> Giáo viên có thể xem bất kì bài giáo án công nghệ thiết kế 10 trong chương trình:giáo án word công nghệ thiết kế 10 cánh diều và giáo án điện tử công nghệ thiết kế 10 cánh diêu . Hệ thống có đầy đủ tất cả các bài soạn để giáo viên củng cố kiến thức thêm cho học sinh.
Hoạt động 1. Khoa học
- Mục tiêu: Hoạt động này giúp học sinh tìm hiểu khái quát về khoa học
- Nội dung: GV yêu cầu HS đọc thông tin sgk, thảo luận, trả lời câu hỏi.
- Sản phẩm học tập: HS ghi được khái niệm khoa học và các nhóm khoa học
- Tổ chức thực hiện :
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN VÀ HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Bước 1. GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV yêu cầu HS đọc thông tin sgk, trả lời câu hỏi: + Khoa học là gì? + Khoa học được chia thành các nhóm nào? - Sau khi HS trình bày, GV chốt kiến thức, tiếp tục đặt câu hỏi: Hãy kể tên các môn học thuộc về nhóm khoa học tự nhiên và khoa học xã hội? - GV cho HS đọc thông tin về em có biết. Bước 2. HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS đọc thông tin, trả lời câu hỏi. - GV quan sát, hỗ trợ quá trình HS học tập. Bước 3. Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận - Đại diện HS đứng dậy trả lời câu hỏi - HS khác nhận xét, đánh giá, bổ sung Bước 4. Đánh giá kết quả thực hiện - GV đánh giá, nhận xét, kết luận, chuyển sang nội dung mới. | I. Khái niệm 1. Khoa học - Khoa học là hệ thống tri thức về bản chất, quy luật tồn tại và phát triển của sự vật, hiện tượng tự nhiên, xã hội và tư duy. - Khoa học chia thành hai nhóm: + Khoa học tự nhiê nghiên cứu hiện tượng, quy luật của thế giới tự nhiên. + Khoa học xã hội nghiên cứu những quy luật hình thành, hoạt động và phát triển của xã hội và con người. *Thực hành: - Môn học thuộc nhóm tự nhiên: vật lí, hóa học, sinh học. - Môn học thuộc nhóm xã hội: lịch sử, địa lí, giáo dục công dân. |
Hoạt động 2. Kĩ thuật
- Mục tiêu: Hoạt động này giúp HS tìm hiểu khái quát về kĩ thuật.
- Nội dung: GV trình bày, đặt câu hỏi, HS trả lời
- Sản phẩm học tập: HS ghi được khái niệm kĩ thuật, các lĩnh vực nghiên cứu kĩ thuật với con người.
- Tổ chức thực hiện :
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN VÀ HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Bước 1. GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV yêu cầu HS đọc thông tin sgk, trả lời câu hỏi: + Kĩ thuật là gì? + Kĩ thuật được chia thành lĩnh vực nào? + Theo em, kĩ thuật có vai trò như thế nào trong cuộc sống? - Sau khi HS trình bày, GV chốt kiến thức, tiếp tục đặt câu hỏi: Các sản phẩm ở hình 1.1 thuộc lĩnh vực kĩ thuật nào? Kể tên một số lĩnh vực kĩ thuật khác mà em biết. - GV cho HS đọc thông tin về James Watt. Bước 2. HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS lắng nghe, tiếp nhận câu hỏi, trả lời - GV quan sát, hướng dẫn hỗ trợ HS. Bước 3. Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận - HS trình bày câu trả lời, ghi chép nội dung chính. Bước 4. Đánh giá kết quả thực hiện - GV đánh giá, nhận xét, kết luận, chuyển sang nội dung mới. | 2. Kĩ thuật - Kĩ thuật là ứng dụng các nguyên lí khoa học vào việc thiết kế, chế tạo, vận hành máy móc, thiết bị, công trình, quy trình, hệ thống một cách hiệu quả và kinh tế nhất. - Kĩ thuật được chia thành các lĩnh vực : + Kĩ thuật cơ khí + Kĩ thuật xây dựng + Kĩ thuật điện – điện tử + Kĩ thuật hóa học… *Thực hành : - Hình a. Kĩ thuật cơ khí - Hình b. Kĩ thuật điện – điện tử - Tên một số lĩnh vực kĩ thuật khác: kĩ thuật tự động, kĩ thuật chế tạo, kĩ thuật hàng hải, kĩ thuật hàng không vũ trụ... |
=> Năm học 2023-2024, chương trình công nghệ 11 có thay đổi. Chính vì thế Kenhgiaovien đã triển khai soạn các bộ giáo: giáo án Word , giáo án Powerpoint đầy đủ cả năm của công nghệ 11 cánh diều. Chương trình giáo án chuyên đề công nghệ 11 cánh diều cũng được hệ thống biên soạn cả năm chi tiết. Ngoài ra, kenhgiaovien có đủ giáo án của các môn của 3 bộ sách: Kết nối, Chân trời, Cánh diều
Hoạt động 3. Công nghệ
- Mục tiêu: Hoạt động này giúp HS tìm hiểu khái quát về công nghệ
- Nội dung: GV đọc thông tin, thảo luận, trả lời câu hỏi.
- Sản phẩm học tập: HS ghi được khái niệm công nghệ, cách phân chia công nghệ.
- Tổ chức thực hiện :
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN VÀ HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Bước 1. GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV yêu cầu HS đọc thông tin sgk, trả lời câu hỏi: + Công nghệ là gì? + Công nghệ được chia theo các lĩnh vực nào? - Sau khi HS trình bày, GV chốt kiến thức, yêu cầu HS trả lời câu hỏi thực hành: + Hãy cho biết hình 1.2 mô tả lĩnh vực công nghệ nào? + Kể tên một số lĩnh vực công nghệ khác mà em biết. Bước 2. HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS lắng nghe, tiếp nhận câu hỏi, trả lời - GV quan sát, hướng dẫn hỗ trợ HS. Bước 3. Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận - HS trình bày câu trả lời, ghi chép nội dung chính. Bước 4. Đánh giá kết quả thực hiện - GV đánh giá, nhận xét, kết luận, chuyển sang nội dung mới. | 3. Công nghệ - Công nghệ là giải pháp để ứng dụng những phát minh khoa học vào mục đích thực tế, đặc biệt trong công nghiệp. - Công nghệ được phân loại: + Lĩnh vực khoa học: công nghệ hóa học, công nghệ sinh học... + Lĩnh vực kĩ thuật: công nghệ cơ khí, công nghệ xây dựng, công nghệ điện... *Thực hành: - Hình a. Lĩnh vực kĩ thuật - Hình b. Lĩnh vực khoa học - Một số lĩnh vực công nghệ khác: + Lĩnh vực công nghệ số + Lĩnh vực năng lượng và môi trường + Lĩnh vực vật lí...
|
Tài liệu khác:
Hoạt động 4. Liên hệ giữa khoa học, kĩ thuật và công nghệ
- Mục tiêu: Hoạt động này giúp HS tìm hiểu mối liên hệ giữa khoa học, kĩ thuật và công nghệ.
- Nội dung: GV trình bày, đặt câu hỏi, HS trả lời
- Sản phẩm học tập: HS ghi được mối liên hệ giữa khoa học, kĩ thuật và công nghệ
- Tổ chức thực hiện :
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN VÀ HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Bước 1. GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV chia lớp thành các nhóm, yêu cầu các nhóm: Đọc thông tin sgk, dựa vào sơ đồ hình 1.3, hãy trình bày mối liên hệ giữa khoa học, kĩ thuật và công nghệ, lấy ví dụ minh họa. - GV chốt kết luận, phân tích ví dụ cho HS hiểu. Bước 2. HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS hoạt động nhóm, thảo luận, suy nghĩ câu trả lời. - GV quan sát quá trình HS thực hiện Bước 3. Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận - Đại diện các nhóm báo cáo, các nhóm khác bổ sung, phản biện. Bước 4. Đánh giá kết quả thực hiện - GV đánh giá, chuẩn kiến thức. | II. Liên hệ giữa khoa học, kĩ thuật và công nghệ - Khoa học tạo cơ sở cho sự phát triển của kĩ thuật. Ngược lại kĩ thuật phát triển lại giúp khoa học tiến bộ hơn. - Kĩ thuật phát triển thúc đẩy công nghệ phát triển. Ngược lại, sản phẩm công nghệ mới lại giúp kĩ thuật phát triển. - Công nghệ hình thành và phát triể của khoa hoc. Ngược lại, công nghệ phát triển tạo ra sản phẩm mới hỗ trợ cho việc nghiên cứu và ứng dụng, làm khoa học càng phát triển. => Khoa học, kĩ thuật và công nghệ có mối quan hệ tương hỗ chặt chẽ, nhằm thúc đẩy cùng nhau phát triển.
|
Hoạt động 5. Quan hệ giữa công nghệ với tự nhiên, con người và xã hội
- Mục tiêu: Hoạt động này giúp HS tìm hiểu mối quan hệ giữa công nghệ với tự nhiên, con người và xã hội.
- Nội dung: GV tổ chức hoạt động nhóm, đặt câu hỏi, HS trả lời
- Sản phẩm học tập: HS ghi được mối quan hệ giữa công nghệ với tự nhiên, con người và xã hội.
- Tổ chức thực hiện :
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN VÀ HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Bước 1. GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV giữ nguyên nhóm, yêu cầu các nhóm: Đọc thông tin sgk, dựa vào sơ đồ hình 1.4, hãy trình bày mối quan hệ giữa công nghệ với tự nhiên, con người và xã hội? - GV phân tích ví dụ, chốt lại mối quan hệ giữa công nghệ với tự nhiên, con người và xã hội. Bước 2. HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS hoạt động nhóm, thảo luận, suy nghĩ câu trả lời. - GV quan sát quá trình HS thực hiện Bước 3. Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận - Đại diện các nhóm báo cáo, các nhóm khác bổ sung, phản biện. Bước 4. Đánh giá kết quả thực hiện - GV đánh giá, chuẩn kiến thức. | III. Quan hệ giữ công nghệ với tự nhiên, con người và xã hội - Đối với tự nhiên: + Công nghệ ảnh hưởng tới tự nhiên như làm thay đổi môi trường, khí hậu. + Tự nhiên làm công nghệ phát triển khi sử dụng các công nghệ sạch và an toàn. - Đối với con người và xã hội: + Công nghệ tạo ra các sản phẩm nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho con người và xã hội. + Ngược lại, nhu cầu của con người và xã hội thúc đẩy công nghệ phát triển. => Công nghệ có mối quan hệ qua lại mật thiết với tự nhiên, con người và xã hội. Nhu cầu của xã hội và con người thúc đẩy công nghệ phát triển, công nghệ lại tác động lên tự nhiên. |
- HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
- Mục tiêu: Giúp HS hệ thống lại kiến thức đã học
- Nội dung: GV chiếu câu hỏi, HS suy nghĩ, trả lời câu hỏi luyện tập sgk
- Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS.
- Tổ chức thực hiện :
- GV trình chiếu câu hỏi:
Câu 1. Từ các thông tin dưới đây, em hãy lập sơ đồ và giải thích mối liên hệ giữa khoa học, kĩ thuật và công nghệ?
Câu 2. Hãy phân tích mối quan hệ giữa công nghệ sản xuất ô tô với tự nhiên, con người và xã hội?
- HS tiếp nhận, suy nghĩ, trả lời:
Câu 1. Nguyên lí cảm ứng điện tử (khoa học) <-> Động cơ điện (kĩ thuật) <-> Dây chuyền sản xuất tự động (công nghệ).
Câu 2. Nhằm đáp ứng nhu cầu của con người trong quá trình di chuyển -> Ô tô ra đời -> Tác động xấu đến tự nhiên đặc biệt là tình trạng ô nhiễm môi trường -> Chế tạo ra các loại ô tô thân thiện với môi trường (ô tô chạy bằng điện)….
- GV đánh giá, nhận xét, chuyển sang nội dung tiếp theo.
=> Ngoài ra, Hệ thống có sãn trọn bộ đầy đủ cả năm của cả giáo án word, giáo án powerpoint công nghệ 12. Bộ giáo án được soạn đầy đủ tất cả các bài sách giáo khoa và thêm nhiều bài tập củng cố kiến thức.
- HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
- Mục tiêu: giúp HS vận dụng kiến thức đã vào áp dụng vào thực tiễn cuộc sống.
- Nội dung: GV đặt câu hỏi, HS trả lời câu hỏi vận dụng
- Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS.
- Tổ chức thực hiện:
- GV yêu cầu HS liên hệ thực tiễn tại địa phương trả lời câu hỏi: Nêu một số ví dụ về tác động tích cực và tác động tiêu cực của công nghệ đối với môi trường ở địa phương em và đề xuất biện pháp khắc phục tiêu cực đó.
- HS tiếp nhận nhiệm vụ, suy nghĩ và chia sẻ trước lớp cho cả lớp cùng nghe.
*Những tác động tích cực:
+ Hầm khí bioga giúp hạn chế ô nhiễm nước thải
+ Thu gom, phân loại xử lí rác thải giúp đường làng sạch sẽ.
……………………………….
*Những tác động tiêu cực và giải pháp:
+ Sử dụng thuốc trừ sâu trong trồng trọt nhiều dẫn đến đất khô cằn, ô nhiễm môi trường nước => Sử dụng thuốc trừ sâu thảo mộc, cải tạo đất trồng.
+ Khai thác khoáng sản cạn kiệt, ô nhiễm môi trường => Quy hoạch lại quy trình khai thác, các khâu trong vận chuyển đảm bảo không bị rơi vãi.
……………………………..
- GV nhận xét, đánh giá, kết thúc bài học.
*Hướng dẫn về nhà:
- Ôn tập và ghi nhớ kiến thức vừa học.
- Tìm hiểu nội dung bài 2. Hệ thống kĩ thuật.
- KẾ HOẠCH ĐÁNH GIÁ
Hình thức đánh giá | Phương pháp đánh giá | Công cụ đánh giá | Ghi chú |
Đánh giá thường xuyên (GV đánh giá HS, HS đánh giá HS) | - Vấn đáp. - Kiểm tra viết, kiểm tra thực hành. | - Các loại câu hỏi vấn đáp, bài tập. |
|
MỘT VÀI THÔNG TIN:
- Word được soạn: Chi tiết, rõ ràng, mạch lạc
- Powerpoint soạn: Hiện đại, đẹp mắt để tạo hứng thú học tập
- Word và powepoint đồng bộ với nhau
PHÍ GIÁO ÁN:
- Giáo án word: 250k/học kì - 300k/cả năm
- Giáo án Powerpoint: 300k/học kì - 400k/cả năm
- Trọn bộ word + PPT: 400k/học kì - 450k/cả năm
=> Khi đặt sẽ nhận đủ giáo án cả năm ngay vào luôn
CÁCH TẢI:
- Bước 1: Chuyển phí vào STK: 10711017 - Chu Văn Trí- Ngân hàng ACB (QR)
- Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án
Tài liệu giảng dạy môn Công nghệ THPT
GIÁO ÁN WORD LỚP 10 - SÁCH CÁNH DIỀU
GIÁO ÁN POWERPOINT LỚP 10 - SÁCH CÁNH DIỀU
GIÁO ÁN CHUYÊN ĐỀ LỚP 10 - SÁCH CÁNH DIỀU
GIÁO ÁN LỚP 10 CÁC BỘ SÁCH KHÁC
Giáo án lớp 10 sách chân trời sáng tạo (bản word)
Giáo án lớp 10 sách chân trời sáng tạo (bản powrerpoint)
Giáo án lớp 10 sách kết nối tri thức (bản word)
Giáo án lớp 10 sách kết nối tri thức (bản powrerpoint)
Cách đặt mua:
Liên hệ Zalo: Fidutech - Nhấn vào đây