Bài tập file word Vật lí 6 kết nối Ôn tập chương 10 (P1)

Bộ câu hỏi tự luận Khoa học tự nhiên 6 (Vật lí) kết nối. Câu hỏi và bài tập tự luận Ôn tập chương 10 (P1). Bộ tài liệu tự luận này có 4 mức độ: Nhận biết, thông hiểu, vận dụng và vận dụng cao. Phần tự luận này sẽ giúp học sinh hiểu sâu, sát hơn về môn học Vật lí 6 KNTT.

ÔN TẬP CHƯƠNG 10: TRÁI ĐẤT VÀ BẦU TRỜI
(PHẦN 1 – 20 CÂU)

Câu 1: Em hiểu thế nào về chuyển động nhìn thấy và chuyển động thực?

Trả lời:

Khi tự quay quanh mình, ta nhìn thấy các vật xung quanh quay theo chiều ngược lại. Chuyển động quay của các vật quanh ta chỉ là chuyển động "nhìn thấy", không phải là chuyển động thực. Chuyển động quay của ta mới là chuyển động thực.

Ví dụ:

- Chuyển động nhìn thấy: Một năm ta thấy có 4 mùa: Xuân, Hạ, Thu, Đông luân phiên nhau. - Chuyển động nhìn thấy: Một năm ta thấy có 4 mùa: Xuân, Hạ, Thu, Đông luân phiên nhau.

- Chuyển động thực là do Trái Đất chuyển động quanh Mặt Trời và chuyển động quay quanh trục của nó tạo ra sự thay đổi cường độ ánh sáng của Mặt Trời xuống Trái Đất nên ta thấy thời tiết thay đổi theo 4 mùa. - Chuyển động thực là do Trái Đất chuyển động quanh Mặt Trời và chuyển động quay quanh trục của nó tạo ra sự thay đổi cường độ ánh sáng của Mặt Trời xuống Trái Đất nên ta thấy thời tiết thay đổi theo 4 mùa.

Câu 2: Giải thích sự khác nhau về hình dạng nhìn thấy của Mặt Trăng.

Trả lời:

- Mặt Trăng quay quanh Trái Đất, mất khoảng một tháng để đi hết một vòng. - Mặt Trăng quay quanh Trái Đất, mất khoảng một tháng để đi hết một vòng.

- Phía Mặt Trăng hướng về Mặt Trời lúc nào cũng sáng. Chúng ta thấy các hình dạng khác nhau của Mặt Trăng trong tuần trăng là do ta nhìn Mặt Trăng ở các góc nhìn khác nhau. - Phía Mặt Trăng hướng về Mặt Trời lúc nào cũng sáng. Chúng ta thấy các hình dạng khác nhau của Mặt Trăng trong tuần trăng là do ta nhìn Mặt Trăng ở các góc nhìn khác nhau.

Câu 3: Em biết gì về chuyển động của Ngân Hà?

Trả lời:

- Ngân Hà chuyển động trong vũ trụ với tốc độ khoảng 600 000 m/s. Ngoài ra, Ngân Hà còn tự quay quanh lõi của mình. - Ngân Hà chuyển động trong vũ trụ với tốc độ khoảng 600 000 m/s. Ngoài ra, Ngân Hà còn tự quay quanh lõi của mình.

- Những vòng xoắn ốc của Ngân Hà trong đó có các thiên thể, chuyển động cùng với Ngân Hà. Các thiên thể trong Ngân Hà không những chuyển động theo Ngân Hà mà còn có chuyển động riêng của mình. Do đó, quỹ đạo cũng như tốc độ chuyển động của chúng rất phức tạp. - Những vòng xoắn ốc của Ngân Hà trong đó có các thiên thể, chuyển động cùng với Ngân Hà. Các thiên thể trong Ngân Hà không những chuyển động theo Ngân Hà mà còn có chuyển động riêng của mình. Do đó, quỹ đạo cũng như tốc độ chuyển động của chúng rất phức tạp.

Câu 4: Sắp xếp vị trí các hành tinh theo chu kì quay quanh Mặt Trời từ chậm đến nhanh.

Trả lời:

Vị trí các hành tinh theo chu kì quay quanh Mặt Trời từ chậm đến nhanh: Hải Vương Tinh, Thiên Vương Tinh, Thổ Tinh, Mộc Tinh, Hỏa Tinh, Trái Đất, Kim Tinh, Thủy Tinh.

Câu 5: Ngư dân nước ta, khi đi biến, do thất lạc la bàn, làm thế nào xác định được hướng đi cho tàu vào ban đêm?

Trả lời:

Nhìn trên bầu trời tìm vị trí sao Bắc Đẩu; nhìn về sao Bắc Đẩu, giang 2 tay, tay phải là hướng Đông, tay trái là hướng Tây, sau lưng là hướng Nam.

Câu 6: Ta sẽ thấy hiện tượng gì khi ánh sáng mặt trời ló rạng?

Trả lời:

Ta sẽ quan sát thấy hiện tượng mặt trời mọc.

Câu 7: Mặt trăng máu là hiện tượng gì, xảy ra khi nào? Nêu nguyên nhân dẫn đến hiện tượng đó?

Trả lời:

- Trăng máu hay còn gọi là trăng huyết, là hiện tượng đặc biệt của nguyệt thực toàn phần.  - Trăng máu hay còn gọi là trăng huyết, là hiện tượng đặc biệt của nguyệt thực toàn phần.

- Trăng máu là một hiện tượng thiên văn tự nhiên và xảy ra khi mặt trăng di chuyển vào vùng bóng tối của Trái Đất che mất ánh sáng từ mặt trời. Do ánh sáng khúc xạ xuyên qua tầng khí quyển nên mặt trăng có màu đỏ rực như máu. - Trăng máu là một hiện tượng thiên văn tự nhiên và xảy ra khi mặt trăng di chuyển vào vùng bóng tối của Trái Đất che mất ánh sáng từ mặt trời. Do ánh sáng khúc xạ xuyên qua tầng khí quyển nên mặt trăng có màu đỏ rực như máu.

Câu 8: Trái Đất nằm ở đâu trong Ngân Hà?

Trả lời:

- Trái Đất là hành tinh thuộc hệ Mặt Trời - Trái Đất là hành tinh thuộc hệ Mặt Trời

- Hệ Mặt Trời nằm ở rìa của một vòng xoắn của Ngân Hà, cách tâm của Ngân Hà khoảng 26 000 năm ánh sáng. - Hệ Mặt Trời nằm ở rìa của một vòng xoắn của Ngân Hà, cách tâm của Ngân Hà khoảng 26 000 năm ánh sáng.

- Ngân Hà là một trong vô số thiên hà trong vũ trụ. - Ngân Hà là một trong vô số thiên hà trong vũ trụ.

Câu 9: Tại sao Kim Tinh cách xa Mặt Trời hơn Thủy Tinh nhưng lại có nhiệt độ bề mặt lớn hơn?

Trả lời:

Kim tinh là hành tinh nóng nhất trong hệ Mặt Trời bởi hành tinh này được bao phủ bởi lớp mây dày chứa cacbon dioxide và các khí khác, điều này ngăn không cho nhiệt từ Mặt Trời thoát ra không gian bên ngoài. Đó là lý do tại sao hành tinh thứ hai, sau sao Thủy hấp thu nhiệt từ Mặt Trời lại trở nên nóng hơn.

Câu 10: Sắp xếp các hành tinh của hệ Mặt Trời theo thứ tự từ nhỏ đến lớn về khối lượng; từ nhỏ đến lớn về kích thước.

Trả lời:

- Về khối lượng: Thuỷ tinh; Hoả tinh; Kim tinh; Trái Đất; Thiên Vương tinh; Hải Vương tinh; Thổ tinh; Mộc tinh. - Về khối lượng: Thuỷ tinh; Hoả tinh; Kim tinh; Trái Đất; Thiên Vương tinh; Hải Vương tinh; Thổ tinh; Mộc tinh.

- Về kích thước: Thuỷ tinh; Hoả tinh; Kim tinh; Trái Đất; Hải Vương tinh; Thiên Vương tinh; Thổ tinh; Mộc tinh - Về kích thước: Thuỷ tinh; Hoả tinh; Kim tinh; Trái Đất; Hải Vương tinh; Thiên Vương tinh; Thổ tinh; Mộc tinh

Câu 11: Lịch âm và lịch dương khác nhau như thế nào?

Trả lời:

- Cơ sở đo lường thời gian: Lịch âm đo thời gian theo chu kỳ quay của mặt trăng quanh Trái Đất. Còn lịch dương xác định dựa vào chu kỳ quay của Trái Đất quanh mặt trời. - Cơ sở đo lường thời gian: Lịch âm đo thời gian theo chu kỳ quay của mặt trăng quanh Trái Đất. Còn lịch dương xác định dựa vào chu kỳ quay của Trái Đất quanh mặt trời.

- Số lượng ngày trong năm: Với lịch âm thì sẽ có 354 hoặc 355 ngày trong một năm còn lịch dương sẽ là 356 hoặc 366 ngày trên năm. - Số lượng ngày trong năm: Với lịch âm thì sẽ có 354 hoặc 355 ngày trong một năm còn lịch dương sẽ là 356 hoặc 366 ngày trên năm.

- Số ngày trong tháng: Số ngày trong lịch dương sẽ là 30-31 ngày và 28-19 ngày trong tháng 2. Còn với lịch âm sẽ là 29 (tháng thiếu) và 30 ngày (tháng đủ). - Số ngày trong tháng: Số ngày trong lịch dương sẽ là 30-31 ngày và 28-19 ngày trong tháng 2. Còn với lịch âm sẽ là 29 (tháng thiếu) và 30 ngày (tháng đủ).

- Ngày tốt và ngày xấu: Lịch dương sẽ không có sự phân biệt ngày tốt và ngày xấu. Còn với lịch âm thì sẽ dựa vào những yếu tố thiên văn và quan niệm truyền thống để chia ra các ngày tốt, ngày xấu và ngày bình thường. - Ngày tốt và ngày xấu: Lịch dương sẽ không có sự phân biệt ngày tốt và ngày xấu. Còn với lịch âm thì sẽ dựa vào những yếu tố thiên văn và quan niệm truyền thống để chia ra các ngày tốt, ngày xấu và ngày bình thường.

- Ngày lễ: Cả lịch dương và lịch âm đều có các ngày lễ trong năm. Ở nước ta, các ngày lễ của lịch âm rất được xem trọng, là bản sắc văn hoá riêng biệt của quốc gia. - Ngày lễ: Cả lịch dương và lịch âm đều có các ngày lễ trong năm. Ở nước ta, các ngày lễ của lịch âm rất được xem trọng, là bản sắc văn hoá riêng biệt của quốc gia.

Câu 12: Chu kỳ Mặt Trăng ảnh hưởng như thế nào đến nhịp sinh học của động vật?

Trả lời:

- Tác động của Mặt Trăng đối với nhịp sinh học đã được ghi nhận rất rõ trong thế giới tự nhiên. Những thay đổi về đường kính cây, mô hình sinh sản của cua và hoạt động vào ban đêm của một số loại động vật đều có thể bị ảnh hưởng bởi chu kỳ Mặt Trăng. - Tác động của Mặt Trăng đối với nhịp sinh học đã được ghi nhận rất rõ trong thế giới tự nhiên. Những thay đổi về đường kính cây, mô hình sinh sản của cua và hoạt động vào ban đêm của một số loại động vật đều có thể bị ảnh hưởng bởi chu kỳ Mặt Trăng.

Câu 13: Vì sao từ Trái Đất ta chỉ thấy Ngân Hà giống một dòng sông?

Trả lời:

Do hệ Mặt Trời của chúng ta nằm ở gần rìa của một trong 4 vòng xoắn của Ngân Hà, nên từ Trái Đất ta chỉ nhìn thấy một mẩu của vòng xoắn này và thấy nó giống một dòng sông.

Câu 14: Nêu các hành tinh vòng ngoài của hệ Mặt Trời và đặc điểm của chúng.

Trả lời:

Bốn hành tinh vòng ngoài là: Mộc tinh, Thổ tinh, Thiên Vương tinh, Hải Vương tinh, được gọi là các hành tinh khí khổng lồ vì chúng có thành phần chủ yếu là các hợp chất khí và có kích thước rất lớn. Các thiên thể thuộc vùng này nằm xa Mặt Trời, nên có nhiệt độ thấp.

Câu 15: Giả sử một nhà du hành vũ trụ lên được Thiên Vương tinh. Trọng lượng của nhà du hành vũ trụ trên Thiên Vương tỉnh nhỏ hơn hay lớn hơn khi ở trên Trái Đất? Vì sao?

Trả lời:

Trọng lượng khi ở trên Thiên Vương tinh nhỏ hơn khi ở trên Trái Đất.

Câu 16: Ngày và đêm trên Trái Đất cách nhau bao lâu? Khoảng thời gian đó thể hiện điều gì?

Trả lời:

- Khoảng thời gian mỗi ngày đêm trên Trái Đất là 24h.  - Khoảng thời gian mỗi ngày đêm trên Trái Đất là 24h.

- Khoảng thời gian đó thể hiện Trái Đất quay một vòng mất khoảng 24h. - Khoảng thời gian đó thể hiện Trái Đất quay một vòng mất khoảng 24h.

Câu 17: Thời gian chuyển từ không Trăng đến Trăng tròn là bao lâu?

Trả lời:

Thời gian chuyển từ không Trăng đến Trăng tròn là khoảng hai tuần. Hai tuần sau đó Trăng tròn sẽ trở lại là không Trăng.

Câu 18: Cái tên Ngân Hà có nguồn gốc từ đâu?

Trả lời:

- Vào những đêm trời trong, không Trăng, nhìn bầu trời ta sẽ thấy xen lẫn những vì sao lấp lánh là một dải sáng mờ vắt ngang bầu trời. - Vào những đêm trời trong, không Trăng, nhìn bầu trời ta sẽ thấy xen lẫn những vì sao lấp lánh là một dải sáng mờ vắt ngang bầu trời.

- Người châu Á thấy nó giống một dòng sông bạc nên gọi là Ngân Hà (trong chữ Hán, Ngân là bạc, Hà là sông). - Người châu Á thấy nó giống một dòng sông bạc nên gọi là Ngân Hà (trong chữ Hán, Ngân là bạc, Hà là sông).

Câu 19: Vì sao thời gian quay quanh Mặt Trời của các hành tinh không giống nhau?

Trả lời:

Vì mỗi hành tinh quay quanh Mặt Trời với quỹ đạo khác nhau nên sẽ có thời gian quay quanh Mặt Trời khác nhau.

Câu 20: Các vệ tinh nhân tạo được phóng lên vũ trụ và bay vòng quanh Trái Đất. Vậy các vệ tinh nhân tạo đó có phải là một thiên thể không? Tại sao?

Trả lời:

Các vệ tinh nhân tạo không phải là một thiên thể, vì:

- Thiên thể là các vật thể tự nhiên tồn tại trong không gian vũ trụ. - Thiên thể là các vật thể tự nhiên tồn tại trong không gian vũ trụ.

- Các vệ tinh nhân tạo là sản phẩm nhân tạo nên không phải là một thiên thể. - Các vệ tinh nhân tạo là sản phẩm nhân tạo nên không phải là một thiên thể.

 

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Bài tập file word vật lí 6 kết nối tri thức - Tại đây

Tài liệu khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay