Giáo án vật lí 6 sách kết nối tri thức và cuộc sống
Giáo án hay còn gọi là kế hoạch bài dạy(KHBD). Dưới đây là giáo án giảng dạy môn Vật lí lớp 6 bộ sách "Kết nối tri thức và cuộc sống", soạn theo mẫu giáo án 5512. Vừa sách mới vừa mẫu giáo án mới có nhiều quy định chi tiết khiến giáo viên gặp khó khăn và áp lực. Do đó, nhằm hỗ trợ thầy cô, kenhgiaovien.com gửi tới thầy cô trọn bộ giáo án đầy đủ tất cả các bài, các tiết. Thao tác tải về rất đơn giản, tài liệu file word có thể chỉnh sửa dễ dàng, mời quý thầy cô tham khảo bài demo.
Click vào ảnh dưới đây để xem giáo án rõ
Xem video về mẫu Giáo án vật lí 6 sách kết nối tri thức và cuộc sống
Bản xem trước: Giáo án vật lí 6 sách kết nối tri thức và cuộc sống
Một số tài liệu quan tâm khác
Giáo án vật lí 6 kết nối tri thức đủ cả năm
[Kết nối tri thức] Giáo án vật lí 6 bài 1: Giới thiệu về khoa học tự nhiên
[Kết nối tri thức] Giáo án vật lí 6 bài 2: An toàn trong phòng thực hành
[Kết nối tri thức] Giáo án vật lí 6 bài 3: Sử dụng kính lúp
[Kết nối tri thức] Giáo án vật lí 6 bài 4: Sử dụng kính hiển vi quang học
[Kết nối tri thức] Giáo án vật lí 6 bài 5: Đo độ dài
[Kết nối tri thức] Giáo án vật lí 6 bài 6: Đo khối lượng
[Kết nối tri thức] Giáo án vật lí 6 bài 7: Đo thời gian
[Kết nối tri thức] Giáo án vật lí 6 bài 8: Đo nhiệt độ
[Kết nối tri thức] Giáo án vật lí 6 bài 40: Lực là gì?
[Kết nối tri thức] Giáo án vật lí 6 bài 41: Biểu diễn lực
[Kết nối tri thức] Giáo án vật lí 6 bài 42: Biến dạng của lò xo
[Kết nối tri thức] Giáo án vật lí 6 bài 43: Trọng lượng, lực hấp dẫn
[Kết nối tri thức] Giáo án vật lí 6 bài 44: Lực ma sát
[Kết nối tri thức] Giáo án vật lí 6 bài 45: Lực cản của nước
[Kết nối tri thức] Giáo án vật lí 6 bài 46: Năng lượng và sự truyền năng lượng
....Phần trình bày nội dung giáo án
Ngày soạn: …/…/…
Ngày dạy: …/…/…
BÀI 3: SỬ DỤNG KÍNH LÚP
- MỤC TIÊU
- Kiến thức
Sau bài học, HS sẽ:
- Nhận biết được cấu tạo và công dụng của kính lúp.
- Biết cách sử dụng và bảo quản kính lúp.
- Nâng cao tinh thần trách nhiệm trong học tập.
- Năng lực
- Năng lực chung: Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực hợp tác, năng lực giao tiếp.
- Năng lực riêng:
- Năng lực sử dụng kính lúp
- Năng lực thực hành
- Năng lực trao đổi thông tin.
- Năng lực cá nhân của HS.
- Phẩm chất
- Yêu thích môn học, hình thành phẩm chất chăm chỉ, có trách nhiệm…
- THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
- Đối với giáo viên:
- Một số kính lúp cầm tay có số bội giác khác nhau.
- Đối với học sinh:
- Vở ghi, sgk
- Vài chiếc lá cây dùng làm vật mẫu.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
- HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
- Mục tiêu: Thông qua hoạt động quan sát một số vật nhỏ quen thuộc trong cuộc sống để HS bước đầu nhận ra tác dụng của kính lúp.
- Nội dung: GV trình bày vấn đề, HS quan sát thực hiện yêu cầu của GV
- Sản phẩm học tập: HS lắng nghe và tiếp thu kiến thức
- Tổ chức thực hiện:
- GV: Tổ chức cho HS dùng kính lúp quan sát các dòng chữ nhỏ trên trang sách, con bọ cánh cứng nhỏ, chiếc lá hoặc dấu vân tay của mình theo nhóm.
+ Yêu cầu HS mô tả những gì quan sát được qua kính lúp so sánh với khi nhìn trực tiếp.
- HS: Thực hiện yêu cầu của GV, mô tả theo quan sát
=> Nêu câu hỏi: Vậy kính lúp có tác dụng gì?
HS chưa cần trả lời, từ đó gv dẫn dắt vào bài mới.
- HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Hoạt động 1: Tìm hiểu về kính lúp
- Mục tiêu: Thông qua hoạt động quan sát trực tiếp một kính lúp đơn giản để HS tự tìm hiểu được cấu tạo và công dụng của kính lúp.
- Nội dung: Đọc thông tin sgk, nghe giáo viên hướng dẫn, học sinh thảo luận, trao đổi.
- Sản phẩm học tập: Câu trả lời của học sinh
- Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV Phát cho mỗi nhóm một kính lúp cầm tay và yêu cầu HS mô tả cấu tạo của nó. + Hướng dẫn HS quan sát một số kính lúp thông dụng trong Hình 3.1 SGK để nhận biết được bộ phận chính của kính lúp. + Yêu cầu HS nêu công dụng của kính lúp. Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập + HS tiếp nhận nhiệm vụ, trao đổi, thảo luận. + GV quan sát, hướng dẫn HS Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận + GV gọi HS đứng tại chỗ trả lời câu hỏi. + GV gọi HS khác nhận xét, đánh giá. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập + GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức, chuyển sang nội dung mới GV: Các kính lúp đều có công dụng phóng to ảnh của một vật được quan sát từ 3 đến 20 lần | I. Tìm hiểu về kính lúp Công dụng của kính lúp: - Phục vụ học tập, nghiên cứu khoa học - Dùng để đọc sách, soi mẫu vải, nghiên cứ tem, sửa chữa đồng hồ, sửa chữa vi mạch điện tử, ... Trả lời câu hỏi: - Đọc chữ nhỏ trong sách: Dùng kính lúp để bàn có đèn - Sửa chữa đồng hồ: Dùng kính lúp đeo mắt. - Soi mẫu vải: Dùng kính lúp cầm tay |
Hoạt động 2: Sử dụng và bảo quản kính lúp
- Mục tiêu: Thông qua hoạt động sử dụng kính lúp để quan sát rõ các vật nhỏ, HS sẽ tự khám phá được cách điều chỉnh kính lúp để nhìn rõ vật, nhận biết được sự khác biệt về kích thước của vật khi nhìn qua kính lúp so với khi quan sát trực tiếp bằng mắt thường.
- Nội dung: Đọc thông tin sgk, nghe giáo viên hướng dẫn, học sinh thảo luận, trao đổi.
- Sản phẩm học tập: Câu trả lời của học sinh
- Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV: Tổ chức cho HS dùng kính lúp cầm tay để quan sát một chiếc lá theo nhóm. + Hướng dẫn HS tự dịch chuyển kính lại gần hoặc ra xa vật cho đến khi nhìn chiếc lá thật rõ nét (rõ các gân nhỏ trên chiếc lá). + Yêu cầu HS mô tả lại cách điểu chỉnh khoảng cách của kính lúp như thế nào sẽ quan sát được vật rõ nét. + Hướng dẫn HS cách bảo quản kính lúp như SGK. Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập + HS tiếp nhận nhiệm vụ, trao đổi, thảo luận. + GV quan sát HS hoạt động, hỗ trợ khi HS cần Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận + Đại diện nhóm báo cáo kết quả + GV gọi nhóm khác nhận xét, đánh giá. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập + GV đánh giá, nhận xét. | II. Sử dụng và bảo quản kính lúp 1. Sử dụng · Đặt kính lúp gần sát vật mẫu, mắt nhìn vào mặt kính. · Từ từ dịch kính ra xa vật, cho đến khi nhìn thấy vật rõ nét. 2. Bảo quản · Lau chùi, vệ sinh kính thường xuyên bằng khăn mềm. · Sử dụng nước sạch hoặc nước rửa kính lúp chuyên dụng (nếu có). · Không để mặt kính lúp tiếp xúc với các vật nhám, bản. Trả lời câu hỏi: 1. HS tự quan sát. 2. Giữ kính lúp phía trên chiếc lá. (VD 1) a) Từ từ dịch chuyển kính lúp ra xa chiếc lá, hình ảnh chiếc lá được phóng to dần, do đó sẽ nhìn rõ chi tiết hơn trước. b) Nếu tiếp tục dịch chuyển kính xa chiếc lá hơn một chút: Kích thước của chiếc lá nhìn thấy qua kính to hơn, ảnh của chiếc lá sẽ mờ đi (VD2) |
- HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
- Mục tiêu: Củng cố lại kiến thức đã học thông qua bài tập
- Nội dung: Đọc thông tin sgk, nghe giáo viên hướng dẫn, học sinh thảo luận, trao đổi.
- Sản phẩm học tập: Câu trả lời của học sinh
- Tổ chức thực hiện:
- GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi:
Câu 1. Khi từ từ dịch chuyển kính lúp ra xa vật mẫu, mắt nhìn thấy vật thay đổi như thế nào?
Câu 2. Tại sao cần lau chùi, vệ sinh kính lúp thường xuyên bằng khăn mềm hoặc giấy chuyên dụng trước và sau khi dùng?
- HS tiếp nhận nhiệm vụ, đưa ra câu trả lời
- HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
- Mục tiêu: Vận dụng kiến thức đã học để hoàn thành bài tập, củng cố kiến thức
- Nội dung: Đọc thông tin sgk, nghe giáo viên hướng dẫn, học sinh thảo luận, trao đổi.
- Sản phẩm học tập: Câu trả lời của học sinh
- Tổ chức thực hiện:
- GV yêu cầu HS hoạt động nhóm: Dùng kính lúp quan sát và mô tả gân của một chiếc lá.
- HS: Hoàn thành theo nhóm
- KẾ HOẠCH ĐÁNH GIÁ
Hình thức đánh giá | Phương pháp đánh giá | Công cụ đánh giá | Ghi Chú |
- Thu hút được sự tham gia tích cực của người học - Gắn với thực tế - Tạo cơ hội thực hành cho người học | - Sự đa dạng, đáp ứng các phong cách học khác nhau của người học - Hấp dẫn, sinh động - Thu hút được sự tham gia tích cực của người học - Phù hợp với mục tiêu, nội dung | - Báo cáo thực hiện công việc. - Phiếu học tập - Hệ thống câu hỏi và bài tập - Trao đổi, thảo luận |
- HỒ SƠ DẠY HỌC (Đính kèm các phiếu học tập/bảng kiểm....)
Ngày soạn: …/…/…
Ngày dạy: …/…/…
BÀI 4: SỬ DỤNG KÍNH HIỂN VI QUANG HỌC
- MỤC TIÊU
- Kiến thức
Sau bài học, HS sẽ:
- Nhận biết được các bộ phận chính của kính hiển vi quang học.
- Biết cách sử dụng và bảo quản kính hiển vi quang học.
- Nâng cao tinh thần trách nhiệm trong học tập.
- Năng lực
- Năng lực chung: Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực hợp tác, năng lực giao tiếp.
- Năng lực riêng:
- Năng lực sử dụng kính hiển vi quang học
- Năng lực thực hành
Cần nâng cấp lên VIP
Khi nâng cấp lên tài khoản VIP, sẽ tải được tài liệu + nhiều hữu ích khác. Như sau:
- Giáo án đồng bộ word + PPT: đủ cả năm
- Trắc nghiệm cấu trúc mới: Đủ cả năm
- Ít nhất 10 đề thi cấu trúc mới ma trận, đáp án chi tiết
- Trắc nghiệm đúng/sai cấu trúc mới
- Câu hỏi và bài tập tự luận
- Lý thuyết và kiến thức trọng tâm
- Phiếu bài tập file word
- File word giải bài tập
- Tắt toàn bộ quảng cáo
- Và nhiều tiện khác khác đang tiếp tục cập nhật..
Phí nâng cấp:
- 1000k/6 tháng
- 1150k/năm(12 tháng)
=> Khi nâng cấp chỉ gửi 650k. Tải về và dùng thực tế. Thấy hài lòng thì 3 ngày sau mới gửi số phí còn lại
Cách nâng cấp:
- Bước 1: Chuyển phí vào STK: 1214136868686- Cty Fidutech- Ngân hàng MB
- Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận các tài liệu
=> Nội dung chuyển phí: Nang cap tai khoan
Xem thêm tài liệu:
Từ khóa: giáo án lí 6 sách mới, giáo án kết nối tri thức vật lí 6, giáo án vật lí 6 cv 5512 sách mới, giáo án 5512 vật lí 6 sách kết nối
Tài liệu giảng dạy môn Vật lí THCS
Giáo án word lớp 6 kết nối tri thức
Giáo án công nghệ 6 sách kết nối tri thức
Giáo án lịch sử 6 sách kết nối tri thức
Giáo án địa lí 6 sách kết nối tri thức