Đề kiểm tra 15 phút Vật lí 6 kết nối tri thức (có đáp án)
Tổng hợp trọn bộ đề kiểm tra 15 phút Khoa học tự nhiên 6 (Vật lí) bộ sách mới Kết nối tri thức. Bộ đề kiểm tra 15 phút bao gồm: đề kiểm tra trắc nghiệm, đề kiểm tra tự luận, đề kiểm tra trắc nghiệm + tự luận. Tài liệu có đáp án kèm theo và file word tải về chỉnh sửa được. Hi vọng bộ đề kiểm tra Vật lí 6 kết nối này giúp ích được cho thầy cô để ôn tập và đánh giá năng lực học sinh.
Click vào ảnh dưới đây để xem giáo án rõ
Một số tài liệu quan tâm khác
Phần trình bày nội dung giáo án
ĐỀ KIỂM TRA 15 PHÚT – BÀI 43: TRỌNG LƯỢNG, LỰC HẤP DẪN
I. DẠNG 1 – ĐỀ KIỂM TRA TRẮC NGHIỆM
ĐỀ 1
(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)
Câu 1. Trọng lượng của một vật được tính theo công thức nào sau đây?
- P = 10 m.
- P = m.
- P = 0,1 m.
- m = 10 P.
Câu 2. Một quyển sách nằm yên trên mặt bàn, lực hấp dẫn do Trái Đất tác dụng vào quyển sách có độ lớn
- Lớn hơn trọng lượng của quyển sách.
- Nhỏ hơn trọng lượng của quyển sách.
- Bằng trọng lượng của quyển sách.
- Bằng 0.
Câu 3. Trong các phát biểu sau đây, phát biểu nào đúng?
- Mọi vật có khối lượng đều hút lẫn nhau.
- Độ lớn của lực hấp dẫn phụ thuộc vào khối lượng của các vật.
- Đơn vị của trọng lượng là niuton (N).
- Cả 3 phương án trên.
Câu 4. Phát biểu nào sau đây là phát biểu không đúng về đặc điểm của lực hấp dẫn?
- Lực hút của Trái Đất có phương thẳng đứng, chiều từ trên xuống dưới.
- Điểm đặt của trọng lực là trọng tâm của vật.
- Trọng lượng tỉ lệ nghịch với khối lượng của vật.
- Trọng lực là lực hút của Trái Đất tác dụng lên vật.
Câu 5: Chỉ có thể nói về trọng lượng của vật nào sau đây?
- Trái Đất.
- Mặt Trời.
- Mặt Trăng.
- Người đứng trên mặt đất.
Câu 6. Trái đất hút quả táo thì quả táo có hút trái đất không? Nếu có thì lực này
gọi là gì?
- Có. Lực đẩy.
- Không. Lực đẩy.
- Có. Lực hấp dẫn.
- Không. Lực hấp dẫn.
Câu 7. Một vận động viên võ thuật có khối lượng 82kg. Trọng lượng của người đó là:
- 8,2N.
- 82N.
- 820N.
- 8200N.
Câu 8. Khi đo lực, trường hợp nào bắt buộc phải đặt lực kế theo phương thẳng đứng?
- Đo trọng lực của vật.
- Đo lực đẩy của vật.
- Đo lực kéo của vật.
- Cả 3 đáp án trên đều đúng
Câu 9. Khối lượng của một người 70kg trên mặt trăng là bao nhiêu, biết g =
1,6N/kg?
- 112N.
- 112kg.
- 70N.
- 70kg.
Câu 10. Trọng lượng cho một cái thùng là 8500N. Khối lượng của nó là bao nhiêu?
- 8500kg
- 850kg
- 850N
- 8500N
GỢI Ý ĐÁP ÁN
(Mỗi câu đúng tương ứng với 1 điểm)
Câu hỏi |
Câu 1 |
Câu 2 |
Câu 3 |
Câu 4 |
Câu 5 |
Đáp án |
A |
C |
D |
C |
D |
Câu hỏi |
Câu 6 |
Câu 7 |
Câu 8 |
Câu 9 |
Câu 10 |
Đáp án |
C |
C |
A |
D |
B |
ĐỀ 2
(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)
Câu 1. Đơn vị của trọng lực là gì?
- Niuton (N)
- Kilogam (Kg)
- Lít (l)
- Mét (m).
Câu 2. Trọng lực có phương và chiều như thế nào?
- Phương nằm ngang, chiều từ Đông sang Tây.
- Phương nằm ngang, chiều từ Tây sang Đông.
- Phương thẳng đứng, chiều hướng về phía Trái Đất.
- Phương thẳng đứng, chiều hướng ra xa Trái Đất.
Câu 3. Lực nào sau đây không phải là trọng lực?
- Lực tác dụng lên người để chúng ta có thể đi lại được.
- Lực tác dụng lên vật đang rơi.
- Lực của mặt bàn tác dụng lên vật đặt trên bàn.
- Lực kéo người xuống khi ta muốn nhảy lên cao.
Câu 4. Khi thả một vật đang cầm trên tay vật đó rơi xuống vì?
- Chịu tác dụng bởi lực hút của trái đất.
- Chịu tác dụng bởi lực kéo của trái đất.
- Khối lượng của nó rất nhỏ.
- Cả ba đáp án trên đều đúng.
Câu 5. Độ lớn của lực hấp dẫn phụ thuộc vào:
- Khối lượng của các vật.
- Kích thước của các vật.
- Chiều dài của vật.
- Chiều cao của vật.
Câu 6. Hiện tượng nào sau đây là kết quả tác dụng của lực hút Trái Đất?
- Quả bưởi rụng trên cây xuống.
- Hai nam châm hút nhau
- Đẩy chiếc tủ gỗ chuyển động trên sàn nhà.
- Căng buồn để thuyền có thể chạy trên mặt nước.
Câu 7. Các lực tác dụng lên quả bóng gồm?
- Trọng lực và lực đẩy của sàn nhà.
- Trọng lực và lực hút của sàn nhà.
- Lực hút của trái đất.
- Lực đẩy của sàn nhà.
Câu 8. Mối quan hệ giữa độ lớn lực hấp dẫn và khối lượng của vật là :
- Khối lượng tăng thì độ lớn lực hấp dẫn tăng.
- Khối lượng giảm thì độ lớn lực hấp dẫn giảm.
- Khối lượng tăng thì độ lớn lực hấp dẫn giảm.
- Khối lượng giảm thì độ lớn lực hấp dẫn tăng.
Câu 9. Đâu là mối quan hệ giữa trọng lượng và khối lượng?
- m = P x g
- g = m x P
- P = m x g
- P = m/g
Câu 10. Trang phục của các nhà du hành vũ trụ có khối lượng khoảng 50kg. Tại sao họ vẫn có thể di chuyển dễ dàng trên mặt trăng?
- Vì mọi vật trên mặt Trăng đều chịu lực hấp dẫn nhỏ hơn nhiều so với trên Trái Đất.
- Vì mọi vật trên mặt Trăng đều chịu lực hấp dẫn lớn hơn nhiều so với trên Trái Đất.
- Vì mọi vật trên mặt Trăng đều không chịu lực hấp dẫn.
- Vì mọi vật trên Trái Đất đều không chịu lực hấp dẫn.
GỢI Ý ĐÁP ÁN
(Mỗi câu đúng tương ứng với 1 điểm)
Câu hỏi |
Câu 1 |
Câu 2 |
Câu 3 |
Câu 4 |
Câu 5 |
Đáp án |
A |
C |
C |
D |
A |
Câu hỏi |
Câu 6 |
Câu 7 |
Câu 8 |
Câu 9 |
Câu 10 |
Đáp án |
A |
A |
A |
C |
A |
II. DẠNG 2 – ĐỀ KIỂM TRA TỰ LUẬN
ĐỀ 1
Câu 1 ( 6 điểm). Lực hấp dẫn tác động như thế nào đến vũ trụ?
Câu 2 ( 4 điểm). Nêu mối quan hệ giữa trọng lượng và khối lượng.
GỢI Ý ĐÁP ÁN:
Câu |
Nội dung |
Biểu điểm |
Câu 1 (6 điểm) |
- Giữ vật trên bề mặt Trái Đất: Lực hấp dẫn Trái Đất tác động lên mỗi vật, kéo chúng về phía trung tâm Trái Đất. Điều này giúp giữ cho các vật trên bề mặt Trái Đất và ngăn chúng rơi xuống không gian. - Chịu trách nhiệm về cấu trúc và định hình của vật thể lớn: Lực hấp dẫn tác động lên các đối tượng lớn như hành tinh, sao, thiên hà, tạo ra cấu trúc và định hình của chúng. Nó làm cho các hành tinh quay quanh mặt trời, duy trì sự ổn định của hệ mặt trời và hệ sao khác. - Tạo ra chuyển động của vật trong không gian: Lực hấp dẫn tạo ra chuyển động của các vật thể trong không gian. Ví dụ, mặt trăng xoay quanh Trái Đất do tác động của lực hấp dẫn giữa hai vật. - Tạo nên hiện tượng thủy triều: Lực hấp dẫn mặt trời và mặt trăng tác động lên hệ thống nước trên Trái Đất, gây ra hiện tượng thủy triều. Sức kéo này làm cho mực nước biển tăng và giảm theo chu kỳ nhưng cũng có thể tạo ra các biến đổi không đều trong mực nước trên bờ biển. - Cung cấp năng lượng cho các ngôi sao: Trong các ngôi sao, lực hấp dẫn tạo ra sức ép và nhiệt độ cao, tạo điều kiện cho các quá trình tỏa sáng và cung cấp năng lượng cho các ngôi sao tỏa sáng. - Lực hấp dẫn là một yếu tố quan trọng trong việc hiểu và giải thích các hiện tượng tự nhiên xảy ra trong vũ trụ và trên Trái Đất. |
1 điểm 1 điểm 1 điểm 1 điểm 1 điểm 1 điểm
|
Câu 2 ( 4 điểm) |
Trọng lượng và khối lượng của một vật tuy là hai đại lượng khác nhau, nhưng có liên quan mật thiết với nhau. Trọng lượng là độ lớn lực hút của Trái Đất tác dụng lên vật, còn khối lượng là số đo lượng chất của vật đó, khối lượng của vật càng lớn thì trọng lượng của vật càng lớn. |
4 điểm
|
ĐỀ 2
Câu 1 ( 6 điểm). Trình bày khái niệm, kí hiệu, đơn vị đo của trọng lượng.
Câu 2 ( 4 điểm). Phân biệt trọng lượng và khối lượng.
GỢI Ý ĐÁP ÁN:
Câu |
Nội dung |
Biểu điểm |
Câu 1 (6 điểm) |
- Độ lớn lực hút của Trái Đất tác dụng lên một vật được gọi là trọng lượng của vật đó. - Trọng lượng thường được ký hiệu bằng chữ P - Đơn vị đo trọng lượng là đơn vị đo lực. |
2 điểm 2 điểm 2 điểm |
Câu 2 ( 4 điểm) |
- Khối lượng của một vật là lượng chất chứa trong vật đó. Khối lượng của vật không phụ thuộc vào vị trí đặt vật đó trên Trái Đất hay đưa lên các thiên thể khác. - Trọng lượng của một vật là độ lớn lực hút của Trái Đất tác dụng lên vật đó. Trọng lượng của vật có thể thay đổi khi đặt vật đó ở các vị trí khác nhau trên Trái Đất và khi đưa lên các thiên thể khác. |
2 điểm 2 điểm
|
III. DẠNG 3 – ĐỀ TRẮC NGHIỆM VÀ TỰ LUẬN
ĐỀ 1
- Phần trắc nghiệm (4 điểm)
(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)
Câu 1. Điền từ còn thiếu vào chỗ trống: Mọi vật có khối lượng đều … bằng một lực. Lực này gọi là…
- đẩy nhau, lực hấp dẫn.
- hút nhau, lực hấp dẫn.
- đẩy nhau, lực đẩy.
- hút nhau, lực hút.
Câu 2. Công thức biểu diễn mối liên hệ giữa trọng lượng và khối lượng của vật là?
- P= 5m.
- P= 10m.
- P= 10,5m.
- P= 5,5m.
Câu 3. Chọn đáp án đúng khi nói về trọng lượng của một vật?
- Có phương thẳng đứng, chiều từ trên xuống.
- Có phương và chiều là phương và chiều của lực hút Trái Đất.
- Có đơn vị đo là Kilogram (kg).
- Không có phưuong và chiều.
Câu 4. Cùng một vật, nếu được đặt trên các thiên thể khác nhau như: Trái Đất, mặt Trăng, Hoả tinh. Hỏi vị trí đặt vật ở đâu thì trọng lượng là nhỏ nhất?
- Trái Đất.
- Mặt Trăng.
- Hoả tinh.
- Cả 3 vị trí như nhau.
- Phần tự luận (6 điểm)
Câu 1: Khi treo vật nặng vào sợi dây cao su thì vật nặng chịu tác dụng của những lực nào? Lực nào là lực tiếp xúc, lực nào là lực không tiếp xúc?
Câu 2: Hai tấm xốp có độ dày như nhau nhưng diện tích khác nhau, thả nổi trên mặt nước. Trình bày thí nghiệm để xác định độ lớn lớn nhất mà mặt nước tác dụng lên từng tấm xóp. Nhận xét kết quả thu được?
GỢI Ý ĐÁP ÁN:
Trắc nghiệm: (Mỗi câu đúng tương ứng với 1 điểm)
Câu hỏi |
Câu 1 |
Câu 2 |
Câu 3 |
Câu 4 |
Đáp án |
B |
B |
D |
B |
Tự luận:
Câu |
Nội dung |
Biểu điểm |
Câu 1 (3 điểm) |
Vật nặng chịu tác dụng của hai lực chính: - Lực căng của sợi dây cao su: lực tiếp xúc. - Lực hút của trái đât: lực không tiếp xúc. |
1.5 điểm 1.5 điểm |
Câu 2 (3 điểm) |
- Phương pháp thí nghiệm: + Thả hai tấm xốp trên mặt nước rồi đặt lần lượt các quả cân hoặc (hoặc các vật) có trọng lượng đã biết lên các tấm xốp cho đến khi chúng bắt đầu chìm. => Tổng trọng lượng của các quả cân (hoặc các vật) cho chúng ta biết độ lớn lớn nhất mà nước tác dụng lên từng tấm xốp. |
1.5 điểm 1.5 điểm |
ĐỀ 2
- Phần trắc nghiệm (4 điểm)
(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)
Câu 1. Vì sao có các lực tác dụng lên quả bóng mà nó vẫn không chuyển động?
- Vì lực tác dụng chưa đủ lớn.
- Vì trọng lực lớn hơn lực đẩy của sàn nhà.
- Vì lực đẩy của sàn nhà lớn hơn trọng lực.
- Vì hai lực tác dụng lên quả bóng là hai lực cân bằng.
Câu 2. Trọng lượng là gì?
- Trọng lượng là độ lớn lực hút của Trái Đất tác dụng lên một vật.
- Trọng lượng là độ lớn lực hút của mặt trăng tác dụng lên một vật.
- Trọng lượng là độ lớn lực nâng của Trái Đất tác dụng lên một vật.
- Trọng lượng là độ lớn lực đẩy của Trái Đất tác dụng lên một vật.
Câu 3. Nêu mối quan hệ giữa trọng lượng và khối lượng?
- Trọng lượng tỉ lệ nghịch với khối lượng của vật
- Trọng lượng tỉ lệ thuận với khối lượng của vật
- Không có quan hệ
- Trọng lượng bằng khối lượng của vật
Câu 4. Một vận động viên cử tạ có khối lượng 85 kg. Trọng lượng của người đó là bao nhiêu?
- 650 N
- 850 N
- 750 N
- 700 N
- Phần tự luận (6 điểm)
Câu 1. Trong các trường hợp sau, trường hợp nào xuất hiện trọng lực:
- Lực tác dụng lên người để chúng ta có thể đi lại được.
- Lực của người công nhân đẩy thùng hàng.
- Lực tác dụng lên vật đang rơi.
- Lực của mặt bàn tác dụng lên vật đặt trên bàn.
- Lực kéo người xuống khi ta muốn nhảy lên cao.
Câu 2. Cho ba khối kim loại: đồng, sắt, nhôm đều có khối lượng là 1 kg. Khối kim loại nào có trọng lượng lớn nhất?
GỢI Ý ĐÁP ÁN:
Trắc nghiệm: (Mỗi câu đúng tương ứng với 1 điểm)
Câu hỏi |
Câu 1 |
Câu 2 |
Câu 3 |
Câu 4 |
Đáp án |
D |
A |
A |
B |
Tự luận:
Câu |
Nội dung |
Biểu điểm |
Câu 1 (3 điểm) |
Các trường hợp xuất hiện trọng lực là: - Lực tác dụng lên người để chúng ta có thể đi lại được. - Lực tác dụng lên vật đang rơi. - Lực kéo người xuống khi ta muốn nhảy lên cao. |
1 điểm 1 điểm 1 điểm
|
Câu 2 (3 điểm) |
- Ba khối kim loại: đồng, sắt, nhôm đều có khối lượng là 1 kg nên trọng lượng của chúng đều là: P = 10 . 1 = 10 (N). => Ba khối kim loại có trọng lượng như nhau. |
3 điểm
|
MỘT VÀI THÔNG TIN
- Mỗi bài học sẽ có 1 đề. File đề thi tải về là file word
- Cấu trúc đề gồm có: Trắc nghiệm hoặc tự luận hoặc kết hợp
- Bộ tài liệu này có đủ đề kiểm tra các bài học trong SGK
PHÍ TÀI LIỆU:
- Văn, Toán phí : 250k/cả năm
- Các môn còn lại: 200k/cả năm
CÁCH ĐẶT:
- Bước 1: gửi phí vào tk: 10711017 - Chu Văn Trí - Ngân hàng ACB (QR)
- Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận tài liệu
=> Nội dung chuyển phí: Nang cap tai khoan
=> Giáo án vật lí 6 sách kết nối tri thức và cuộc sống
Xem thêm tài liệu:
Từ khóa: Đề kiểm tra vật lí 6 kết nối tri thức, đề kiểm tra 15 phút bộ vật lí 6 kết nối tri thức, bộ đề trắc nghiệm tự luận khtn vật lí 6 kết nối tri thức
Giáo án word lớp 6 kết nối tri thức
Giáo án công nghệ 6 sách kết nối tri thức
Giáo án lịch sử 6 sách kết nối tri thức
Giáo án địa lí 6 sách kết nối tri thức