Bài tập file word Vật lí 6 kết nối Ôn tập chương 10 (P2)

Bộ câu hỏi tự luận Khoa học tự nhiên 6 (Vật lí) kết nối. Câu hỏi và bài tập tự luận Ôn tập chương 10 (P2). Bộ tài liệu tự luận này có 4 mức độ: Nhận biết, thông hiểu, vận dụng và vận dụng cao. Phần tự luận này sẽ giúp học sinh hiểu sâu, sát hơn về môn học Vật lí 6 KNTT.

ÔN TẬP CHƯƠNG 10: TRÁI ĐẤT VÀ BẦU TRỜI
(PHẦN 2 – 20 CÂU)

Câu 1: Em biết gì về Mặt Trăng?

Trả lời:

- Mặt Trăng là một vệ tinh của Trái Đất mà chúng ta có thể nhìn thấy trên bầu trời. Đôi khi chúng ta thấy nó rất sáng vào đêm.

- Mặt Trăng là một vật thể không tự phát sáng. Chúng ta thấy Mặt Trăng là do nó phản chiếu ánh sáng mặt trời - Mặt Trăng là một vật thể không tự phát sáng. Chúng ta thấy Mặt Trăng là do nó phản chiếu ánh sáng mặt trời

- Hình dạng Mặt Trăng ta nhìn thấy trên bầu trời thay đổi mỗi ngày. Người ta nói đó là các pha của Mặt Trăng. - Hình dạng Mặt Trăng ta nhìn thấy trên bầu trời thay đổi mỗi ngày. Người ta nói đó là các pha của Mặt Trăng.

+ Không Trăng (còn gọi là Trăng non): khi nửa tối của Mặt Trăng hướng hoàn toàn về Trái Đất, ta không nhìn thấy Trăng. + Không Trăng (còn gọi là Trăng non): khi nửa tối của Mặt Trăng hướng hoàn toàn về Trái Đất, ta không nhìn thấy Trăng.

+ Trăng tròn: khi nửa sáng của Mặt Trăng hoàn toàn hướng về Trái Đất thì ta nhìn thấy Mặt Trăng hình tròn. + Trăng tròn: khi nửa sáng của Mặt Trăng hoàn toàn hướng về Trái Đất thì ta nhìn thấy Mặt Trăng hình tròn.

Câu 2: Dải Ngân Hà có bao nhiêu hành tinh?

Trả lời:

Mặc dù không thể có con số chính xác có bao nhiêu hành tinh trên dải ngân hà. Nhưng theo các nhà khoa học đã khẳng định có ít nhất 100 tỷ ngôi sao như mặt trời. Tuy nhiên cho đến nay vẫn chưa tìm thấy hành tinh nào có dấu hiệu của sự sống như trên Trái Đất.

Câu 3: Sắp xếp vị trí các hành tinh theo chu kỳ tự quay từ nhanh đến chậm.

Trả lời:

Vị trí các hành tinh theo chu kỳ tự quay từ nhanh đến chậm: Mộc Tinh, Thổ Tinh, Hải Vương Tinh, Thiên Vương Tinh, Trái Đất, Hỏa Tinh, Thủy Tinh, Kim Tinh.

Câu 4: Giải thích hiện tượng Mặt Trời mọc ở phía đông và lặn ở phía tây.

Trả lời:

- Trước Công nguyên người ta giải thích hiện tượng này là do Trái Đất đứng yên và là trung tâm của vũ trụ, Mặt Trời và các hành tinh quay quanh Trái Đất. - Trước Công nguyên người ta giải thích hiện tượng này là do Trái Đất đứng yên và là trung tâm của vũ trụ, Mặt Trời và các hành tinh quay quanh Trái Đất.

- Sau một thời gian dài, tới thế kỉ XVI, người ta mới dùng hiện tượng tự quay của Trái Đất quanh trục của nó để giải thích chuyển động của Mặt Trời trên bầu trời. - Sau một thời gian dài, tới thế kỉ XVI, người ta mới dùng hiện tượng tự quay của Trái Đất quanh trục của nó để giải thích chuyển động của Mặt Trời trên bầu trời.

- Do Trái Đất tự quay quanh trục của nó từ Tây sang Đông, nên người trên Trái Đất nhìn thấy Mặt Trời quay xung quanh Trái Đất từ Đông sang Tây. Chuyển động nhìn thấy của Mặt Trời từ Trái Đất không phải là chuyển động thực, chuyển động quay của Trái Đất quanh trục của nó mới là chuyển động thực. - Do Trái Đất tự quay quanh trục của nó từ Tây sang Đông, nên người trên Trái Đất nhìn thấy Mặt Trời quay xung quanh Trái Đất từ Đông sang Tây. Chuyển động nhìn thấy của Mặt Trời từ Trái Đất không phải là chuyển động thực, chuyển động quay của Trái Đất quanh trục của nó mới là chuyển động thực.

- Trái Đất quay một vòng xung quanh trục của nó hết 24 giờ (một ngày – đêm). - Trái Đất quay một vòng xung quanh trục của nó hết 24 giờ (một ngày – đêm).

Câu 5: Hãy mô tả vị trí của Trái Đất trong Ngân Hà.

Trả lời:

Trái Đất là hành tinh thuộc hệ Mặt Trời, hệ Mặt Trời nằm ở rìa của một vòng xoắn của Ngân Hà, cách tâm của Ngân Hà khoảng 26 000 năm ánh sáng, Ngân Hà là một trong vô số thiên hà trong vũ trụ.

Câu 6: Nêu khái niệm Ngân Hà. Nêu mối liên hệ giữa Ngân Hà và hệ Mặt Trời.

Trả lời:

- Ngân Hà là một tập hợp hàng trăm tỉ thiên thể liên kết với nhau bằng lực hấp dẫn, trong đó có hệ Mặt Trời của chúng ta.

- Mối liên hệ: - Mối liên hệ:

+ Hệ Mặt Trời của chúng ta nằm ở rìa của một vòng xoắn của Ngân Hà, cách tâm Ngân Hà khoảng 26 000 năm ánh sáng. + Hệ Mặt Trời của chúng ta nằm ở rìa của một vòng xoắn của Ngân Hà, cách tâm Ngân Hà khoảng 26 000 năm ánh sáng.

+ Kích thước của hệ Mặt Trời vô cùng nhỏ so với kích thước của Ngân Hà. Nếu ta xem hệ Mặt Trời bé bằng một đồng xu thì kích thước của Ngân Hà phải lớn bằng cả một lục địa. + Kích thước của hệ Mặt Trời vô cùng nhỏ so với kích thước của Ngân Hà. Nếu ta xem hệ Mặt Trời bé bằng một đồng xu thì kích thước của Ngân Hà phải lớn bằng cả một lục địa.

+ Mặt Trời chuyển động quanh tâm của Ngân Hà với tốc độ lên tới 220 000 m/s nhưng cũng phải mất 230 triệu năm mới quay được 1 vòng + Mặt Trời chuyển động quanh tâm của Ngân Hà với tốc độ lên tới 220 000 m/s nhưng cũng phải mất 230 triệu năm mới quay được 1 vòng

Câu 7: Nêu các thành phần của hệ Mặt Trời.

Trả lời:

- Hệ Mặt Trời, còn gọi là Thái Dương hệ, gồm Mặt Trời và các thiên thể chuyển động xung quanh Mặt Trời. - Hệ Mặt Trời, còn gọi là Thái Dương hệ, gồm Mặt Trời và các thiên thể chuyển động xung quanh Mặt Trời.

- Hệ Mặt Trời gồm Mặt Trời, tám hành tinh, hơn một trăm vệ tinh, các sao chổi, các tiểu hành tinh, các thiên thạch khác và bụi vũ trụ. - Hệ Mặt Trời gồm Mặt Trời, tám hành tinh, hơn một trăm vệ tinh, các sao chổi, các tiểu hành tinh, các thiên thạch khác và bụi vũ trụ.

- Các hành tinh vừa chuyển động quanh Mặt Trời vừa tự quay quanh trục của nó. - Các hành tinh vừa chuyển động quanh Mặt Trời vừa tự quay quanh trục của nó.

Câu 8: Nêu khái niệm thiên thể. Người ta phân biệt các thiên thể như thế nào?

Trả lời:

Thiên thể là tên gọi chung các vật thể tự nhiên tồn tại trong không gian vũ trụ.

Phân biệt các thiên thể:

- Sao là thiên thể tự phát sáng. - Sao là thiên thể tự phát sáng.

- Hành tinh là thiên thể không tự phát sáng, quay quanh sao, người ta nhìn thấy nó là nhờ nó được sao chiếu sáng.  - Hành tinh là thiên thể không tự phát sáng, quay quanh sao, người ta nhìn thấy nó là nhờ nó được sao chiếu sáng.

- Vệ tinh là thiên thể không tự phát sáng, quay quanh hành tinh, người ta nhìn thấy nó là nhờ nó được sao chiếu sáng.  - Vệ tinh là thiên thể không tự phát sáng, quay quanh hành tinh, người ta nhìn thấy nó là nhờ nó được sao chiếu sáng.

- Sao chổi là trường hợp đặc biệt. Tuy cũng là tiểu hành tinh, nhưng khác các tiểu hành tinh khác ở chỗ được cấu tạo chủ yếu bằng các khối khí đóng băng và bụi vũ trụ; không có dạng hình cầu mà có hình dáng giống cái chổi. - Sao chổi là trường hợp đặc biệt. Tuy cũng là tiểu hành tinh, nhưng khác các tiểu hành tinh khác ở chỗ được cấu tạo chủ yếu bằng các khối khí đóng băng và bụi vũ trụ; không có dạng hình cầu mà có hình dáng giống cái chổi.

- Chòm sao là tập hợp các sao mà đường tưởng tượng nối chúng với nhau có dạng hình học xác định. - Chòm sao là tập hợp các sao mà đường tưởng tượng nối chúng với nhau có dạng hình học xác định.

Câu 9: Phân biệt Trăng khuyết đầu tháng và Trăng khuyết cuối tháng.

Trả lời:

- Trăng khuyết đầu tháng: Mặt Trăng có phần sáng sẽ tăng dần. Mặt Trăng đã đi được 1/4 chặng đường quỹ đạo của nó hay là nó đã đi được phần tư đầu của chặng đường. Mọc vào ban ngày, đến chiều tối thì đạt đến đỉnh và lặn vào nửa đêm. - Trăng khuyết đầu tháng: Mặt Trăng có phần sáng sẽ tăng dần. Mặt Trăng đã đi được 1/4 chặng đường quỹ đạo của nó hay là nó đã đi được phần tư đầu của chặng đường. Mọc vào ban ngày, đến chiều tối thì đạt đến đỉnh và lặn vào nửa đêm.

- Trăng khuyết cuối tháng: Mặt Trăng có phần sáng sẽ giảm dần. Mặt Trăng đã đi được 3/4 chặng đường quỹ đạo của nó hay là nó đã đi vào phần tư cuối của chặng đường. Mọc vào nửa đêm, đạt đến đỉnh vào rạng sáng và lặn vào ban trưa. - Trăng khuyết cuối tháng: Mặt Trăng có phần sáng sẽ giảm dần. Mặt Trăng đã đi được 3/4 chặng đường quỹ đạo của nó hay là nó đã đi vào phần tư cuối của chặng đường. Mọc vào nửa đêm, đạt đến đỉnh vào rạng sáng và lặn vào ban trưa.

Câu 10: Mặt Trời chuyển động quanh tâm Ngân Hà được 1 vòng (với tốc độ 220000 m/s mất 230 triệu năm), thì trong thời gian đó Ngân Hà di chuyển (với tốc độ 600 000 m/s) được đoạn đường bằng bao nhiêu năm ánh sáng? (năm ánh sáng là đơn vị đo khoảng cách trong Thiên văn, bằng quãng đường mà ánh sáng truyền đi trong 1 năm ï năm ánh sáng xấp xỉ bằng 95 000 tỷ km).

Trả lời:

Đổi: 230 triệu năm = (230000000 x 365 x 24  x 60 x 60) (giây)

Quãng đường cần tìm là:

S = (v x t ) : 95000 tỷ 

= (600000 x 230000000 x 365 x 24  x 60 x 60) : 95000 000 000 000 000

= 45810 năm ánh sáng.

Câu 11: Mặt Trăng cách Trái Đất rất xa, vậy tại sao vẫn có thể gây ra hiện tượng thủy triều ở Trái Đất?

Trả lời:

- Mặt Trăng ảnh hưởng đến thủy triều là do trọng lực của nó.  - Mặt Trăng ảnh hưởng đến thủy triều là do trọng lực của nó.

- Mặt Trăng cũng có trọng lực của nó và trọng lực của Mặt Trăng kéo nước trên Trái Đất (và kéo cả chúng ta nữa) về phía nó. Nhưng lực hút của Mặt Trăng kéo chúng ta yếu hơn lực hút của Trái Đất nên chúng ta không chú ý, còn với các đại dương thì dễ nhận biết hơn. Nước bị hút về phía Mặt Trăng gây ra triều lên ở phía Trái Đất quay về Mặt Trăng. - Mặt Trăng cũng có trọng lực của nó và trọng lực của Mặt Trăng kéo nước trên Trái Đất (và kéo cả chúng ta nữa) về phía nó. Nhưng lực hút của Mặt Trăng kéo chúng ta yếu hơn lực hút của Trái Đất nên chúng ta không chú ý, còn với các đại dương thì dễ nhận biết hơn. Nước bị hút về phía Mặt Trăng gây ra triều lên ở phía Trái Đất quay về Mặt Trăng.

Câu 12: Dải Ngân Hà có bao nhiêu hành tinh?

Trả lời:

Mặc dù không thể có con số chính xác có bao nhiêu hành tinh trên dải ngân hà. Nhưng theo các nhà khoa học đã khẳng định có ít nhất 100 tỷ ngôi sao như mặt trời. Tuy nhiên cho đến nay vẫn chưa tìm thấy hành tinh nào có dấu hiệu của sự sống như trên Trái Đất.

Câu 13: Nêu các hành tinh vòng trong của hệ Mặt Trời và đặc điểm của chúng.

Trả lời:

Bốn hành tinh vòng trong là: Thuỷ tinh, Kim tinh, Trái Đất, Hỏa tinh nằm ở phía trong vành đai tiểu hành tinh chính, có thành phần chủ yếu từ silicat và các kim loại. Các thiên thể thuộc vùng này nằm khá gần Mặt Trời nên có nhiệt độ cao.

Câu 14: Mặt Trời luôn luôn chiếu sáng Trái Đất, vậy tại sao lại có ban đêm?

Trả lời:

Vì Trái Đất có hình cầu nên Mặt Trời chỉ có thể chiếu sáng một nửa Trái Đất, một nửa còn lại không được chiếu sáng sẽ chìm vào bóng tối, khi đó là ban đêm.

Câu 15: Nêu cách xác định hướng của một ngôi nhà?

Trả lời:

Đứng trước cửa nhà/căn hộ, giang 2 tay, để tay phải hướng về phía Mặt Trời mọc, đó là hướng Đông, phía trước mặt là hướng Bắc, phía tay trái là hướng Tây, phía sau lưng là hướng Nam, từ đó xác định được hướng ngôi nhà/căn hộ.

Câu 16: Vì sao khi bị ánh nắng Mặt Trời chiếu vào, ta có cảm giác nóng, nhưng khi bị ánh sáng Mặt Trăng chiếu vào lại không có cảm giác gì?

Trả lời:

- Nhiệt độ của Mặt Trời quá lớn, cho nên mặc dù Trái Đất cách Mặt Trời rất rất xa nhưng khi ánh nắng mặt Trời chiếu vào người, chúng ta vẫn cảm thấy nóng, thậm chí có khi còn bỏng rát. - Nhiệt độ của Mặt Trời quá lớn, cho nên mặc dù Trái Đất cách Mặt Trời rất rất xa nhưng khi ánh nắng mặt Trời chiếu vào người, chúng ta vẫn cảm thấy nóng, thậm chí có khi còn bỏng rát.

- Mặt Trăng chỉ phản chiếu khoảng 3% đến 12% ánh sáng Mặt trời. Ánh sáng ấy lại đi một quãng đường rất xa nên khi chiếu xuống sẽ không khiến con người cảm thấy nóng bức. - Mặt Trăng chỉ phản chiếu khoảng 3% đến 12% ánh sáng Mặt trời. Ánh sáng ấy lại đi một quãng đường rất xa nên khi chiếu xuống sẽ không khiến con người cảm thấy nóng bức.

Câu 17: Dựa vào kiến thức về chuyển động nhìn thấy và chuyển động thực, em hãy giải thích hiện tượng từ Trái Đất nhìn thấy Mặt Trời chuyển động từ Đông sang Tây.

Trả lời:

Chuyển động của Mặt Trời chuyển động từ Đông sang Tây là chuyển động nhìn thấy. Chuyển động của Trái Đất quay quanh Mặt Trời là chuyển động thực. Vậy nên để giải thích hiện tượng Mặt Trời chuyển động từ Đông sang Tây là do Mặt Trời đứng yên và Trái Đất cùng các hành tinh khác quay quanh Mặt Trời.

Câu 18: Có thể nhìn thấy Mặt Trăng vào ban ngày không? Tại sao? Trong trường hợp nào ta có thể nhìn thấy Mặt Trăng vào ban ngày?

Trả lời:

Chúng ta gần như không thấy Mặt Trăng vào ban ngày. Thực tế thì ban ngày vẫn có Mặt Trăng nhưng ánh sáng của Mặt Trời vào ban ngày quá lớn, nó đã che lấp đi Mặt Trăng nên không thể nhìn thấy Mặt Trăng vào ban ngày.

Ban ngày trời sáng vì bầu khí quyển tán xạ ánh mặt trời, nhưng nếu mặt trăng đủ gần và đủ to để phản chiếu đủ ánh mặt trời thì nó sẽ sáng hơn bầu trời xung quanh. Nhờ vậy, ta có thể thấy mặt trăng vào ban ngày.

Câu 19: Càng xa Mặt Trời, chu kì quay (thời gian quay hết một vòng) xung quanh Mặt Trời của các hành tinh càng lớn. Hãy cho biết những hành tinh nào có chu kì quay quanh Mặt Trời lớn hơn chu kỳ quay quanh Mặt Trời của Trái Đất?

Trả lời:

Càng xa Mặt Trời, chu kì quay xung quanh Mặt Trời của các hành tinh càng lớn. Do đó, các hành tinh là Hải Vương Tinh, Thiên Vương Tinh, Thổ Tinh, Mộc Tinh, Hỏa Tinh cách xa Mặt Trời hơn Trái Đất nên chúng có chu kì quay lớn hơn chu kỳ quay xung quanh Mặt Trời của Trái Đất.

Câu 20: Nếu Trái Đất cách mặt Trời xa hơn, điều gì sẽ xảy ra?

Trả lời:

Nếu khoảng cách được tăng lên, Trái Đất sẽ phải giảm vận tốc tiếp tuyến để duy trì quỹ đạo. Điều này có nghĩa là thời gian trong năm sẽ dài hơn. Ở khoảng cách xa hơn so với Mặt Trời, bức xạ nhận được sẽ không đủ để duy trì sinh quyển và hầu hết các sinh vật sống sẽ chết.

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Bài tập file word vật lí 6 kết nối tri thức - Tại đây

Tài liệu khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay