Bài tập file word Vật lí 6 kết nối Ôn tập chương 8 (P3)

Bộ câu hỏi tự luận Khoa học tự nhiên 6 (Vật lí) kết nối. Câu hỏi và bài tập tự luận Ôn tập chương 8 (P3). Bộ tài liệu tự luận này có 4 mức độ: Nhận biết, thông hiểu, vận dụng và vận dụng cao. Phần tự luận này sẽ giúp học sinh hiểu sâu, sát hơn về môn học Vật lí 6 KNTT.

Xem: => Giáo án vật lí 6 sách kết nối tri thức và cuộc sống

ÔN TẬP CHƯƠNG 8: LỰC TRONG ĐỜI SỐNG
(PHẦN 3 – 20 CÂU)

Câu 1: Trình bày hiện tượng biến dạng của lò xo. Trình bày mối quan hệ giữa lò xo và khối lượng vật treo trên lò xo.

Trả lời:

- Dùng tay kéo hai đầu của lò xo xoắn thì lò xo dãn ra. Khi tay thôi tác dụng lực thì lò xo tự co lại, trở về hình dạng ban đầu. Hiện tượng trên gọi là biến dạng của lò xo.

- Độ dãn của lò xo treo theo phương thẳng đứng tỉ lệ với khối lượng vật treo.

Câu 2: Trình bày khái niệm, kí hiệu, đơn vị đo của trọng lượng.

Trả lời:

- Độ lớn lực hút của Trái Đất tác dụng lên một vật được gọi là trọng lượng của vật đó. - Độ lớn lực hút của Trái Đất tác dụng lên một vật được gọi là trọng lượng của vật đó.

- Trọng lượng thường được ký hiệu bằng chữ P - Trọng lượng thường được ký hiệu bằng chữ P

- Đơn vị đo trọng lượng là đơn vị đo lực. - Đơn vị đo trọng lượng là đơn vị đo lực.

Câu 3: Lấy ví dụ ma sát giúp thúc đẩy chuyển động.

Trả lời:

Ví dụ: Khi bước về phía trước một bước, người đi bộ nhấc một bàn chân lên khỏi mặt đất, trong khi bàn chân kia đẩy vào mặt đất, về phía sau. Khi đó, giữa mặt đất và bàn chân xuất hiện lực ma sát giúp bàn chân không bị trượt về phía sau, nhờ đó mà người dịch chuyển về phía trước. Đó là cách ma sát giúp chúng ta đi bộ hằng ngày. Cũng nhờ có ma sát mà khi chuyển động, bánh xe của ô tô, xe máy không bị trượt trên mặt đường.

Câu 4: Nêu một số ví dụ về lực cản của nước.

Trả lời:

- Tàu ngầm có tốc độ nhỏ hơn máy bay vì tàu ngầm chịu tác dụng lực cản của nước và làm nó di chuyển chậm hơn. - Tàu ngầm có tốc độ nhỏ hơn máy bay vì tàu ngầm chịu tác dụng lực cản của nước và làm nó di chuyển chậm hơn.

- Vận động viên bơi lội giữ cơ thể thăng bằng khi bơi giúp làm giảm lực cản của nước tác dụng lên cơ thể do tiết diện nước xâm nhập vào đường bơi giảm. - Vận động viên bơi lội giữ cơ thể thăng bằng khi bơi giúp làm giảm lực cản của nước tác dụng lên cơ thể do tiết diện nước xâm nhập vào đường bơi giảm.

Câu 5: Em hãy nêu một ví dụ vật này tác dụng đẩy hay kéo lên vật kia.

Trả lời:

Ví dụ: Chiếc kìm nhổ đinh tác dụng lực kéo lên cái đinh, con trâu tác dụng lực kéo lên cái cày, người thủ môn bóng đá tác dụng lực đẩy lên quả bóng.

Câu 6: Tạo sao cân thường dùng lại sử dụng đơn vị đo là kg chứ không phải đơn vị Newton? Bản chất của cân là dụng cụ gì?

Trả lời:

- Các cân thường dùng sử dụng đơn vị đo là kg vì người ta cần biết khối lượng của vật, còn đơn vị Newton là dùng để xác định trọng lượng của vật. - Các cân thường dùng sử dụng đơn vị đo là kg vì người ta cần biết khối lượng của vật, còn đơn vị Newton là dùng để xác định trọng lượng của vật.

- Bản chất của cân là một loại lực kế. - Bản chất của cân là một loại lực kế.

Câu 7: Tại sao vận động viên môn thể thao nhảy cầu lại phải nhún nhiều lần trên tấm nhún làm bằng chất đàn hồi trước khi nhảy xuống nước?

Trả lời:

Vận động viên môn thể thao nhảy cầu lại phải nhún nhiều lần trên tấm nhún làm bằng chất đàn hồi trước khi nhảy xuống nước là để tạo ra sự biến dạng càng lớn và cũng là tạo ra một lực đàn hồi ngày càng lớn tác dụng vào người đó để người đó có thể bật nhảy lên cao hơn.

 Câu 8: Một lò xo có độ dài ban đầu là 5 cm. Khi treo một vật có khối lượng 1kg thì độ dài của nó là 10 cm. Nếu độ dài của lò xo là 20 cm thì khối lượng của vật treo là bao nhiêu?

Trả lời:

Độ dãn của lò xo tỉ lệ với khối lượng của vật treo nên ta có:

 =   =  =    →  m2 = 3 kg

Vậy khối lượng của vật treo là 3kg với độ dài lò xo là 20 cm.

Câu 9: Em hãy nêu một số hiện tượng có liên quan đến lực hấp dẫn, trọng lượng, khối lượng thường gặp trong đời sống.

Trả lời:

- Ném một quả bóng lên cao, ta thấy quả bóng lại rơi xuống mà không phải bay thẳng lên trời - Ném một quả bóng lên cao, ta thấy quả bóng lại rơi xuống mà không phải bay thẳng lên trời

- Thả viên phấn rơi thẳng từ trên cao xuống đất - Thả viên phấn rơi thẳng từ trên cao xuống đất

Câu 10: Tại sao lốp xe đua lại trơn nhẵn, không có rãnh, trong khi lốp xe phổ thông lại có rãnh và gai?

Trả lời:

Bởi vì lốp xe đua có một mục đích sử dụng cụ thể và được sử dụng trong điều kiện khô ráo; trong khi lốp xe đường phố phải thích ứng với mọi mục đích sử dụng và điều kiện khác nhau: mặt đường khô ráo, trời mưa,... Do đó, lốp xe cần có rãnh để giúp dẫn nước và chuyển nước trong trường hợp tiếp xúc với bề mặt ướt.

Câu 11: Các vận động viên đua xe thường cúi người xuống, gần như song song với mặt đường. Giải thích.

Trả lời:

Các vận động viên đua xe thường cúi khom thân người gần như song song với mặt đường để hạn chế lực cản của không khí tác dụng vào người giúp xe đi được nhanh hơn.

Câu 12: Nêu khái niệm lực tiếp xúc và lực không tiếp xúc. Cho ví dụ.

Trả lời:

- Những lực xuất hiện giữa hai vật khi chúng tiếp xúc nhau được gọi là lực tiếp xúc. Ví dụ: Người thợ rèn dùng búa đập vào thanh thép đã được nung nóng. Lực do búa tác dụng làm biến dạng thanh thép.

- Có những lực xuất hiện giữa hai vật không tiếp xúc nhau, những lực như vậy được gọi là lực không tiếp xúc. Lực mà nam châm hút các vật làm bằng sắt, thép là một ví dụ về lực không tiếp xúc.  - Có những lực xuất hiện giữa hai vật không tiếp xúc nhau, những lực như vậy được gọi là lực không tiếp xúc. Lực mà nam châm hút các vật làm bằng sắt, thép là một ví dụ về lực không tiếp xúc.

Câu 13: Em hãy lấy ví dụ về biểu diễn lực.

Trả lời:

Ví dụ, nếu ta quy ước mỗi xentimét chiều dài của mũi tên biểu diễn tương ứng với độ lớn 1N thì khi lực có độ lớn 2N được biểu diễn như hình 35.7a, lực có độ lớn 4N được biểu diễn như hình 35.7b.

Câu 14: Lực kế lò xo dùng trong trường học có thanh chia độ theo đơn vị Newton. Nhưng “cân lò xo” mà người đi chợ mua hàng thường đem theo lại có thang chia độ theo đơn vị kilogram. Giải thích tại sao người ta có thể làm được như vậy?

Trả lời:

Lực kế lò xo mà người đi chợ mua hàng người ta không chia độ theo đơn vị Newton mà chia theo đơn vị kilogram để tiện việc xác định khối lượng của vật. Sở dĩ, có thể chia như vậy vì trọng lượng tỷ lệ với khối lượng P = 10m, vì vậy nếu biết trọng lượng ta suy ra khối lượng của vật. Để thuận tiện, người ta chia sẵn thang đo khối lượng trên lực kế.

Câu 15: Mỗi hòn gạch "hai lỗ" có khối lượng 1,6 kg. Hòn gạch có thể tích 1200cm3. Mỗi lỗ có thể tích 192cm3. Tính khối lượng riêng và trọng lượng riêng của gạch.

Trả lời:

- Thể tích phần gạch trong mỗi viên gạch: - Thể tích phần gạch trong mỗi viên gạch:

V = 1200 - (2×192) = 816cm3= 0,000816m3

- Khối lượng riêng của gạch: - Khối lượng riêng của gạch:

D = m:V = 1,6:0,000816 = 1960,8 kg/m3

Vậy trọng lượng riêng của gạch: d = 10D = 19608 N/m3

Câu 16: Tiến hành treo vật vào đầu một lực kế lò xo. Khi vật cân bằng, số chỉ của lực kế là 10 N. Điểu này có ý nghĩa gì?

Trả lời:

Treo vật vào đầu một lực kế lò xo. Khi vật cân bằng, số chỉ của lực kế là 10 N. Điểu này có nghĩa trọng lượng của vật bằng 10 N và khối lượng của vật là 1 kg.

Câu 17: Trái đất hút vật thể thì vật thể có hút Trái Đất không? Nếu có thì lực này gọi là gì?

Trả lời:

- Trái đất hút vật thể thì vật thể cũng hút Trái Đất. - Trái đất hút vật thể thì vật thể cũng hút Trái Đất.

- Lực này gọi là lực hấp dẫn. - Lực này gọi là lực hấp dẫn.

Câu 18: Nêu khái niệm lực ma sát. Lực ma sát chia thành mấy loại? Nêu tác dụng của lực ma sát.

Trả lời:

- Lực ma sát là lực tiếp xúc xuất hiện ở bề mặt tiếp xúc giữa hai vật. - Lực ma sát là lực tiếp xúc xuất hiện ở bề mặt tiếp xúc giữa hai vật.

- Lực ma sát chia thành 2 loại là lực ma sát nghỉ và lực ma sát trượt:

+ Lực ma sát nghỉ là lực giữ cho vật đứng yên ngay cả khi nó bị kéo hoặc đầy. + Lực ma sát nghỉ là lực giữ cho vật đứng yên ngay cả khi nó bị kéo hoặc đầy.

+ Lực ma sát trượt là lực xuất hiện khi vật trượt trên bề mặt của vật khác. + Lực ma sát trượt là lực xuất hiện khi vật trượt trên bề mặt của vật khác.

- Lực ma sát có thể thúc đẩy hoặc cản trở chuyển động của các vật và có vai trò quan trọng trong an toàn giao thông đường bộ. - Lực ma sát có thể thúc đẩy hoặc cản trở chuyển động của các vật và có vai trò quan trọng trong an toàn giao thông đường bộ.

Câu 19: Tại sao lực cản của nước tăng lên khi tốc độ di chuyển tăng lên?

Trả lời:

Lực cản của nước tăng lên khi tốc độ di chuyển tăng lên do một số nguyên nhân chính sau:

- Áp suất: Khi vật thể di chuyển nhanh hơn trong nước, áp suất tạo ra bởi chuyển động tạo ra áp suất trên bề mặt của vật thể. Điều này tạo ra một lực cản lớn hơn khi vật thể tiếp xúc với nước. - Áp suất: Khi vật thể di chuyển nhanh hơn trong nước, áp suất tạo ra bởi chuyển động tạo ra áp suất trên bề mặt của vật thể. Điều này tạo ra một lực cản lớn hơn khi vật thể tiếp xúc với nước.

- Dòng chảy: Khi vật thể di chuyển nhanh hơn trong nước, dòng chảy tạo ra bởi chuyển động của nước cũng tăng lên. Dòng chảy này tạo ra lực cản lớn hơn đối với vật thể di chuyển. - Dòng chảy: Khi vật thể di chuyển nhanh hơn trong nước, dòng chảy tạo ra bởi chuyển động của nước cũng tăng lên. Dòng chảy này tạo ra lực cản lớn hơn đối với vật thể di chuyển.

Câu 20: Trong các thiết bị công nghiệp hiện đại như máy bay hoặc xe hơi, lực không tiếp xúc được ứng dụng như thế nào?

Trả lời:

- Lực nâng: Trong máy bay và xe hơi, lực không tiếp xúc được sử dụng để tạo ra lực nâng, giúp động cơ có thể vượt qua trọng lực và bay lên không trung. - Lực nâng: Trong máy bay và xe hơi, lực không tiếp xúc được sử dụng để tạo ra lực nâng, giúp động cơ có thể vượt qua trọng lực và bay lên không trung.

- Lực cản: Dùng để tạo ra phanh, giúp máy bay hoặc xe hơi có thể giảm tốc độ hoặc dừng lại một cách an toàn. - Lực cản: Dùng để tạo ra phanh, giúp máy bay hoặc xe hơi có thể giảm tốc độ hoặc dừng lại một cách an toàn.

- Truyền động: Trong hệ thống cơ khí của máy bay và xe hơi, lực không tiếp xúc được sử dụng để truyền động từ động cơ đến bánh xe hoặc cánh quạt, đảm bảo phương tiện chuyển động và vận hành hiệu quả. - Truyền động: Trong hệ thống cơ khí của máy bay và xe hơi, lực không tiếp xúc được sử dụng để truyền động từ động cơ đến bánh xe hoặc cánh quạt, đảm bảo phương tiện chuyển động và vận hành hiệu quả.

- Hệ thống treo: Để giữ phương tiện ổn định khi di chuyển trên mọi loại địa hình. - Hệ thống treo: Để giữ phương tiện ổn định khi di chuyển trên mọi loại địa hình.

- Hệ thống thủy lực: Để điều khiển và vận hành các bộ phận cơ khí một cách chính xác và linh hoạt. - Hệ thống thủy lực: Để điều khiển và vận hành các bộ phận cơ khí một cách chính xác và linh hoạt.

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Bài tập file word vật lí 6 kết nối tri thức - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay