Bộ câu hỏi và trắc nghiệm lịch sử 7

Nhằm nâng cao kết quả dạy học và ôn tập kiến thức cho học sinh, Kenhgiaovien.com xin giới thiệu tới thầy cô và các em bộ tài liệu “Trắc nghiệm môn lịch sử 7”. Nội dung chi tiết mời quý thầy cô và các em học sinh theo dõi trong bài viết dưới đây.

Click vào ảnh dưới đây để xem rõ

Bộ câu hỏi và trắc nghiệm lịch sử 7
Bộ câu hỏi và trắc nghiệm lịch sử 7
Bộ câu hỏi và trắc nghiệm lịch sử 7
Bộ câu hỏi và trắc nghiệm lịch sử 7
Bộ câu hỏi và trắc nghiệm lịch sử 7
Bộ câu hỏi và trắc nghiệm lịch sử 7
Bộ câu hỏi và trắc nghiệm lịch sử 7
Bộ câu hỏi và trắc nghiệm lịch sử 7

Một số tài liệu quan tâm khác


BỘ CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM LỊCH SỬ 7

------------------------------

 

PHẦN 1. CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM... 1

Bài 1: Sự hình thành và phát triển của xã hội phong kiến ở châu Âu. 1

Bài 2: Sự suy vong của chế độ phong kiến và sự hình thành chủ nghĩa tư bản ở châu Âu  6

Bài 3: Cuộc đấu tranh của giai cấp tư sản chống phong kiến thời hậu kì trung đại ở châu Âu  10

Bài 4: Trung Quốc thời phong kiến. 14

Bài 5: Ấn Độ thời phong kiến. 19

Bài 6: Các quốc gia phong kiến Đông Nam Á.. 23

Bài 7: Những nét chung về xã hội phong kiến. 28

Bài 8: Nước ta buổi đầu độc lập. 33

Bài 9: Nước Đại Cồ Việt thời Đinh - Tiền Lê. 38

Bài 10: Nhà Lý đẩy mạnh công cuộc xây dựng đất nước. 42

Bài 11: Cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Tống (1075 - 1077) 47

Bài 12: Đời sống kinh tế, văn hóa. 51

Bài 13: Nước Đại Việt ở thế kỉ XIII 56

Bài 14: Ba lần kháng chiến chống quân xâm lược Mông - Nguyên (Thế kỉ XIII) 61

Trắc nghiệm lịch sử 7 bài 15: Sự phát triển kinh tế và văn hóa thời Trần. 65

Bài 16: Sự suy sụp của nhà Trần cuối thế kỉ XIV.. 70

Trắc nghiệm lịch sử 7 bài 17: Ôn tập chương II và chương III 75

Bài 18: Cuộc kháng chiến của nhà Hồ và phong trào khởi nghĩa chống quân Minh. 80

Bài 19: Khởi nghĩa Lam Sơn Thời kì ở miền Tây Thanh Hóa (1418 - 1427) 85

Bài 19: Khởi nghĩa Lam Sơn Giải phóng Nghệ An, Tân Bình, Thuận Hóa. 87

Bài 19: Khởi nghĩa Lam Sơn – Khởi nghĩa Lam Sơn toàn thắng (Cuối năm 1426. 90

Bài 20: Nước Đại Việt thời Lê Sơ Tình hình chính trị, quân sự và pháp luật 92

Bài 20: Nước Đại Việt thời Lê Sơ – Tình hình kinh tế xã hội 95

Bài 20: Nước Đại Việt thời Lê Sơ – Tình hình văn hóa, giáo dục. 99

Bài 20: Nước Đại Việt thời Lê Sơ – Một số danh nhân văn hóa xuất sắc của dân tộc  102

Bài 21: Ôn tập chương IV.. 105

Bài 22: Sự suy yếu của nhà nước phong kiến tập quyền (Thế kỉ XVI - XVIII) 109

Bài 22: Sự suy yếu của nhà nước phong kiến tập quyền – Các cuộc chiến tranh Nam – Bắc  113

Bài 23: Kinh tế , văn hóa thế kỉ XVI – XVIII Kinh tế. 116

Bài 23: Kinh tế, văn hóa thế kỉ XVI – XVIII – Văn Hóa. 120

Bài 24: Khởi nghĩa nông dân Đàng Ngoài thế kỉ XVIII 124

Bài 25: Phong trào Tây Sơn – Khởi nghĩa nông dân Tây Sơn. 128

Bài 25: Phong trào Tây Sơn – Tây Sơn lật đổ chính quyền họ Nguyễn và đánh tan. 132

Bài 25: Phong trào Tây Sơn – Tây Sơn lật đổ chính quyền họ Trịnh. 136

Bài 25: Phong trào Tây Sơn – Tây Sơn đánh tan quân Thanh. 140

Bài 26: Quang Trung xây dựng đất nước. 143

Bài 27: Chế độ phong kiến nhà Nguyễn Tình hình chính trị kinh tế. 148

Bài 27: Chế độ phong kiến nhà Nguyễn – Các cuộc nổi dậy của nhân dân. 152

Bài 28: Sự phát triển của văn hóa dân tộc cuối thế kỉ XVIII – Đầu thế kỉ XIX.. 157

Trắc nghiệm lịch sử 7 bài 28: Sự phát triển của văn hóa dân tộc cuối thế kỉ XVIII 160

Bài 29: Ôn tập chương V và chương VI 164

Bài 30: Tổng kết 169

PHẦN 2. ĐÁP ÁN TRẮC NGHIỆM... 172


GIỚI THIỆU

…………………………………

Xin chào quý thầy cô và các em học sinh thân yêu. Sau đây, chúng tôi xin giới thiệu tới thầy cô và các em bộ tài liệu “Trắc nghiệm môn Lịch sử 7”. Theo đó, bộ trắc nghiệm gồm 28 bài trắc nghiệm tương ứng với 28 bài học trong chương trình sách giáo khoa hiện hành.

1 . Cấu trúc của tài liệu

  1. Vậy tính ưu việt của bộ tài liệu “trắc nghiệm môn lịch sử 7” là gì?

Đó chính là:

  • Dễ dàng ôn lại kiến thức mà không cảm thấy nhàm chán
  • Có đáp án đối chiếu
  • Hệ thống câu hỏi phân theo nhiều mức độ từ dễ đến khó, học sinh thỏa sức chinh phục.
  • Đề bám sát chương trình học nên việc “giải quyết” các đề thi trên lớp là chuyện dễ dàng.
  1. Bộ tài liệu dành cho:
  • Giáo viên ôn tập và giảng dạy
  • Học sinh tự ôn luyện kiến thức

Hy vọng với tài liệu này, sẽ giúp cho giáo viên và học sinh có thêm nguồn tài liệu giảng dạy cũng như ôn tập hữu ích nhằm nâng cao kết quả dạy và học trong chương trình môn lịch sử 7. Nội dung chi tiết mời quý thầy cô và các em học sinh theo dõi trong bài viết dưới đây.

 

PHẦN 1. CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM

Bài 1: Sự hình thành và phát triển của xã hội phong kiến ở châu Âu

Câu 1: Người Giéc-man chiếm ruộng đất của chủ nô Rô-ma cũ chia cho thành phần nào nhiều nhất?

  • a. Dòng tộc của mình.
  • b. Tướng lĩnh quân sự và quý tộc.
  • c. Phân đều cho mọi người.
  • d. Những người thân trong gia đình.

Câu 2: Các quốc gia cổ đại phương Tây tồn tại đến thời gian nào thì bị bộ tộc Giéc - man tràn xuống xâm chiếm ?

  • a. Cuối thể kỉ IV.
  • b. Đầu thế kỉ V.
  • c. Cuối thế kỉ V.
  • d. Đầu thể ki IV.

Câu 3: Hai giai cấp cơ bản trong xã hội phong kiến châu Âu là:

  • a. địa chủ và nông dân
  • b. chủ nô và nô lệ
  • c. lãnh chúa và nông nô
  • d. tư sản và nông dân

Câu 4: Lãnh địa phong kiến là gì?

  • a. Vùng đất rộng lớn của nông dân
  • b. Vùng đất rộng lớn của lãnh chúa phong kiến
  • c. Vùng đất rộng lớn của lãnh chúa và nông nô
  • d. Vùng đất rộng lớn của các tướng lĩnh quân sự

Câu 5: Vương quốc Phơ-răng sau này phái triển thành nước nào?

  • a. Anh.
  • b. Pháp.
  • c. Tây Ban Nha.
  • d. I-ta-li-a

Câu 6: Nước Anh trước đây gọi là Vương quốc gì?

  • a. Ăng-glô Xắc-xông.
  • b. Tây Gốt.
  • c. Đông Gốt.
  • d. Phơ-răng.

Câu 7: Nông nô xuất thân từ tầng lớp nào trong xã hội?

  • a. Nô lệ.
  • b. Nông dân.
  • c. Nô lệ và nông dân.
  • d. Tướng lĩnh quân sự bị thất bại trong chiến tranh.

Câu 8: Lãnh chúa phong kiến được hình thành tư các tầng lớp nào của xã hội? 

  • a. Nông dân tự do có nhiều ruộng đất.
  • b.Tướng lĩnh quân sự và quý tộc có nhiều ruộng đất.
  • c. Nô lệ được giải phóng.
  • d. Tất cả các thành phần trên.

Câu 9: Lãnh chúa phong kiến được hình thành từ những tầng lớp nào?

  • a. Chủ nô Rô-ma
  • b. Quý tộc Rô-ma
  • c. Tướng lĩnh và quý tộc người Giec-man
  • d. Nông dân tự do

Câu 10: Mục đích ra dời của các phường hội, thương hội?

  • a. Cùng nhau sản xuất và buôn bán.
  • b. Cùng nhau trao đổi hàng hóa
  • c. Tổ chức triển lãm giới thiệu hàng hóa của mình.
  • d. Tổ chức các hội chợ trao đổi hàng hóa

Câu 11: Vì sao dẫn đến sự xuất hiện thành thị ở châu Âu thời trung đại?

  • a. Sản xuất bị đình đốn.
  • b. Sự ngăn cản giao lưu buôn bán của các lãnh địa.
  • c. Nghề thủ công phát triển cần phải trao đổi, mua bán.
  • d. Câu b và c đúng.

Câu 12: Quá trình phong kiến hóa ở châu Âu có nội dung gì?

  • a. Hình thành các lãnh địa phong kiến.
  • b. Quý tộc trở thành lãnh chúa
  • c. Nô lệ và nông dân trở thành nông nô
  • d. Tất cả các câu trên đều đúng

Câu 13: Lực lượng sản xuất chủ yếu trong các lãnh địa phong kiến là:

  • a. Nông dân tự do
  • b. Nô lệ
  • c. Nông nô
  • d. Lãnh chúa

Câu 14: Kinh tế của lãnh địa mang tính chất gì?

  • a. Buôn bán trao đổi với lãnh địa khác
  • b. Tự cung, tự cấp.
  • c. Phụ thuộc vào thành thị.
  • d. Nông dân vừa làm ruộng, vừa làm thêm một nghề thủ công.

Câu 15: Xã hội phong kiến châu Âu hình thành dựa trên cơ sợ của giai cấp nào?

  • a. Tăng lữ quỹ tộc và nông dân.
  • b. Lãnh chúa phong kiến và nông nô.
  • c. Chủ nô và nô lệ.
  • d. Địa chủ và nông dân.

Câu 16:  Ý nào sau đây không phản ánh đúng đặc điểm của nông nô?

  • a. Nông nô là lực lượng sản xuất chính trong lãnh địa.
  • b. Nông nô phải nộp cho lãnh chúa 1/2 sản phẩm thu được và nhiều thứ thuế khác.
  • c. Nông nô phải chịu sự đối xử tàn nhẫn của lãnh chúa.
  • d. Cũng giống như nô lệ, nông dân không có quyền xây dựng gia đình riêng.

Câu 17: Đơn vị chính trị và kinh tế cơ bản trong thời kì phong kiến phân quyền ở châu Âu là gì?

  • a. Lãnh địa
  • b. Dân Phường thủ công.
  • c. Làng xã.
  • d. Tỉnh.

Câu 18: Nguyên nhân hình thành các thành thị trung đại ở châu âu?

  • a. Sản xuất bị đình trệ.
  • b. Các lãnh chúa cho xây dựng các thành thị trung đại.
  • c. Sự ngăn cản giao lưu buôn bán của các lãnh địa.
  • d. Nghề thủ công phát triển nảy sinh nhu cầu trao đổi buôn bán.

Câu 19: Lãnh chúa giao cho nông nô sử dụng phần đất đai nào trong lãnh địa

  • a. Đất đai xung quanh lâu dài gồm đất canh tác, đồng cỏ, ao hồ, đầm lầy
  • b. Đất đai xung quanh lâu dài gồm ao hồ, đầm lầy, sông ngòi
  • c. Đất đai xung quanh lâu dài gồm đất canh tác
  • d. Đất đai gồm đồng cỏ, ao hồ, đầm lầy.

Câu 20: Cuối thế kỉ V, xã hội Tây Âu có biến động to lớn gì?

  • a. Dân số gia tăng.
  • b. Sự xâm nhập của người Giéc-man.
  • c. Công cụ sản xuất được cải tiến.
  • d. Kinh tế hàng hóa phát triển.

 

 


Bài 2: Sự suy vong của chế độ phong kiến và sự hình thành chủ nghĩa tư bản ở châu Âu

Câu 1: Ai là người tìm ra châu Mĩ ?

  • a. Va-xcô đơ Ga-ma.
  • b. Cô-lôm-bô.
  • c. Ma-gien-lan.
  • d. Tất cả các nhà thám hiểm trên.

Câu 2: Các cuộc phát kiến địa lý do tầng lớp nào tiến hành?

  • a. Vua quan, quý tộc.
  • b. Tướng lĩnh quân đội.
  • c. Thương nhân, quý tộc.
  • d. Quý tộc, tăng lữ.

Câu 3: Cuộc phái kiến dịa lí của các thương nhân châu Âu chủ yếu hướng về đâu?

  • a. Ấn Độ và các nước phương Đông.
  • b. Trung Quốc và các nước phương Đông.
  • c. Nhật Bản và các nước phương Đông.
  • d. Ấn Độ và các nước phương Tây.

Câu 4: Cuộc phát kiến địa lí đã mang lại sự giàu có cho các tầng lớp nào ở châu Âu ?

  • a. Lăng lữ, quý tộc.
  • b. Công nhân, quý tộc.
  • c. Tướng lĩnh quân sự, quý tộc.
  • d. Thương nhân, quý tộc.

Câu 5: Phong trào “rào đất cướp ruộng” xuất hiện đầu tiên ở nước nào

  • a. Nước Anh.
  • b. Nước Pháp.
  • c. Nước Đức
  • d. Nước Nga

Câu 6: Ai là người đầu thực hiện chuyến đi vòng quanh thế giới?

  • a. B. Đi-a-xơ
  •  b. Va-xcô đơ Ga-ma
  • c. C. Cô-lôm-bô.
  • d. Ph. Ma-gien-lan

Câu 7: Chủ nghĩa tư bản ở châu Âu được hình thành trên cơ sở nào?

  • a. Các thành thị trung đại.
  • b. Thu vàng bạc, hương liệu từ Ấn Độ và phương Đông.
  • c. Sự phá sản của chế độ phong kiến.
  • d. Vốn và công nhân làm thuê.

Câu 8: Sau cuộc phát kiến địa lí thể kỉ XV, người nông nô như thế nào?

  • a. Được hưởng thành quả do phát kiến mang lại.
  • b. Được ấm no vì của cải xã hội ngày càng nhiều.
  • c. Bị thất nghiệp và phải làm thuê cho tư sản.
  • d. Bị trở thành những người nô lệ.

Câu 9: Hai giai cấp cơ bản trong xã hội tư bản chủ nghĩa ở châu Âu là:

  • a. tư sản và tiểu tư sản.
  • b. tư sản và nông dân.
  • c. tư sản và vô sản.
  • d. tư sản và công nhân.

Câu 10: Vì sao người nông nô phải làm thuê trong các xí nghiệp của tư bản

  • a. Họ thấy vào xí nghiệp tư bản dễ sống hơn.
  • b. Họ bị tư bản và phong kiến cướp ruộng đất.
  • c. Họ không muốn lao động bằng nông nghiệp.
  • d. Tất cả những lí do trên.

Câu 11: Ma-gien-lan là người nước nào?

  • a. Bồ Đào Nha
  • b. Italia (Ý)
  • c. Tây Ban Nha
  • d. Anh

Câu 12: Nước nào đứng đầu trong cuộc phát kiến địa lí

  • a. Anh Pháp.
  • b. Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha
  • c. Đức, Ý
  • d. Pháp, Bồ Đào Nha

Câu 13: Cuộc phát kiến địa lí đầu tiền được tiến hành vào thế kỉ nào?

  • a. Thế kỉ XIV
  • b. Thế kỉ XV
  • c. Thế kỉ XVI
  • d. Thế kỉ XVII

Câu 14:  Để kỉ niệm chuyến đi vòng quanh Trái Đất đầu tiên, hiện nay nơi nào trên thế giới được mang tên Ma-gien-lan?

  • a. Mũi cực Nam của Nam Mĩ.
  • b. Mũi cực Nam của châu Phi.
  • c. Eo biển giữa châu Á và Bắc Mĩ
  • d. Eo biển giữa châu Âu và châu Á.

Câu 15: Ai là người đến châu Mĩ đầu tiên nhưng lại cho rằng đó là Ấn Độ

  • a. Ph.Ma-gien-lan
  • b. Cô-lôm-bô
  • c. Đi-a-xơ
  • d. Va-xcô đơ Ga-ma

Câu 16: Ai là người đầu tiên đã đến được Ấn Độ bằng đường biển?

  • a. B đi-a-xơ
  • b. Va-xcôdơ Ga-ma
  • c. Cô-lôm-bô
  • d. Ph.Ma-gien-lan.

Câu 17: Những phát minh khoa học – kĩ thuật nào có giá trị chủ yếu để người châu Âu có thể thực hiện các chuyến đi bằng đường biển?

  • a. Tàu có bánh lái
  • b. Hệ thống buồm nhiều tầng
  • c. La bàn
  • d. Tất cả các câu trên đều đúng

 

 

Bài 3: Cuộc đấu tranh của giai cấp tư sản chống phong kiến thời hậu kì trung đại ở châu Âu

Câu 1: Nội dung của phong trào nông dân Đức là gì?

  • A. Đòi cải cách tôn giáo
  • B. Đòi thủ tiêu chế độ phong kiến
  • C. Đòi xóa bỏ lãnh địa phong kiến
  • D. Đòi giải phóng nông nô.

Câu 2: Tôn giáo mới nào được ra đời trong Phong trào cải cách tôn giáo?

  • A. Đạo Hồi.
  • B. Đạo Tin Lành.
  • C. Đạo Do Thái.
  • D. Đạo Kito

Câu 3: Trong giáo lý của mình, Lu-thơ chủ trương vấn đề gì?

  • A. Lên án những hành vi của giáo hoàng
  • B. “Cứu vớt con người bằng lòng tin”
  • C. Chỉ trích giáo lý giả dối của giáo hội
  • D. Phủ nhận vai trò thống trị của giáo hội

Câu 4: Đại diện tiêu biểu nhất của Phong trào Cải cách tôn giáo là:

  • A. Can-vanh
  • B. Tô-mát Muyn-xe
  • C. Lu-thơ
  • D. Đê- các-tơ.

Câu 5: Vì sao xuất hiện phong trào cải cách tôn giáo?

  • A. Giáo hội tăng cường bóc lột nhân dân.
  • B. Giáo hội là lực lượng cản trở sự phát triển của giai cấp tư sản đang lên
  • C. Giáo hội dựa vào kinh thánh của đạo Ki-tô bóc lột nhân dân về mặt tinh thần
  • D. Cả 3 câu trên đều đúng

Câu 6: Ý nào sau đây không phải là ý nghĩa của phong trào Văn hóa Phục hưng?

  • A. Phát động quần chúng đấu tranh chống lại xã hội phong kiến.
  • B. Lật đổ chế độ phong kiến ở châu Âu.
  • C. Mở đường cho sự phát triển của văn hóa châu Âu và văn hóa nhân loại.
  • D. Là cuộc cách mạng tư tưởng lớn thời trung đại.

Câu 7: Phong trào cải cách tôn giáo nổ ra trước tiên ở nuớc nào?

  • A. Nước Pháp
  • B. Nước Đức
  • C. Nước Thụy Sĩ
  • D. Nước Anh

Câu 8: Đại diện tiêu biểu nhất của Phong trào văn hóa Phục Hưng trong lĩnh vực hội họa là:

  • A. Rem-bran
  • B. Van-Gốc
  • C. Lê-vi-tan

Tài liệu liên quan

Tài liệu khác môn Lịch sử 7

Chat hỗ trợ
Chat ngay