Câu hỏi tự luận Công nghệ 4 Kết nối tri thức bài 3: Vật liệu và dụng cụ trồng hoa, cây cảnh trong chậu

Bộ câu hỏi tự luận Lịch sử và địa lí 4 Cánh diều. Câu hỏi và bài tập tự luận bài 3: Vật liệu và dụng cụ trồng hoa, cây cảnh trong chậu. Bộ tài liệu tự luận này có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Phần tự luận này sẽ giúp học sinh hiểu sâu, sát hơn về môn học Lịch sử và địa lí 4 Cánh diều

BÀI 3: VẬT LIỆU VÀ DỤNG CỤ TRỒNG HOA,

CÂY CẢNH TRONG CHẬU

Nhận biết

Câu 1: Hãy cho biết loại vật dụng để trồng các loại cây cảnh trong hình trên là gì?

Trả lời:

- Vật dụng để trồng các loại cây trong hình là kệ trồng cây ban công.

Câu 2: Gia đình em thường trồng cây vào vật dụng gì? Vật dụng đó được làm bằng chất liệu gì?

Trả lời:

- Gia đình em thường trồng cây vào trong các chậu, bồn và có cả trong các chai nhựa đã qua sử dụng

- Chất liệu của các chậu có chậu sứ, chậu xi măng, chậu sứ, chậu nhựa.

Thông hiểu

Câu 3: Để chọn chậu trồng hoa phù hợp chúng ta cần dựa vào các tiêu chí như thế nào?

Trả lời:

- Khi chọn chậu trồng hoa và cây cảnh nên dựa váo các tiêu chí sau:

+ Kích thước và kiểu dáng phù hợp với cây trồng

+ Màu sắc hài hòa với không gian xung quanh

+ Có lỗ thoát nước phù hợp.

Câu 4: Theo em chậu hoa này có gì đặc biệt? Nêu đặc điểm của chậu hoa ở hình ảnh trên.

Trả lời:

- Chậu hoa này đặc biệt ở chỗ vật dụng để đựng hoa là các chai nhựa được tái chế lại thành chậu đựng hoa và sơn các màu sắc rực rỡ cho bắt mắt

- Đặc điểm của chậu hoa ở hình ảnh trên: chất liệu làm bằng nhựa tái chế từ những chiếc chai lọ đã qua sử dụng, nhẹ, mềm.

Câu 5: Em biết các loại chậu cây nào? Trình bày đặc điểm của một số chậu cây?

Trả lời:

- Em biết các loại chậu cây sau:

+ Chậu cây bằng gốm

+ Chậu sứ

+ Chậu nhựa

+ Chậu xi măng

+ Chậu đất nung

+ Chậu bằng gỗ

+ Chậu bằng thủy tinh

- Đặc điểm của môt số chậu cây:

+ Chậu sứ: nặng, cứng, nhiều màu sắc, trơn bóng, không bị phai màu

+ Chậu nhựa: nhẹ, mềm, nhiều màu sắc, dễ bị phai màu

+ Chậu xi măng: nặng, cứng, ít màu sắc, thô ráp, không bị phai màu.

Câu 6: Theo em vì sao cần phải lưu ý dưới đáy chậu cây có lỗ thoát nước hay không? Vì sao?

Trả lời:

- Cần phải lưu ý dưới đáy chậu cây có lỗ thoát nước hay không vì:

+ Khi ta tưới nước cây không thể nào hấp thụ hết số nước đó ngay, cần phải có lỗ dưới đáy chậu để thoát nước khi lỡ tưới quá nhiều trách đất trồng bị ngập úng.

+ Nếu không có lỗ thoát nước hoặc các lỗ quá nhỏ, ít lỗ thoát sẽ khiến nước không thể thoát khỏi chậu, đất bị ẩm ướt dẫn đến thối rễ, chết cây.

Câu 7: Cho biết những hình dưới đây ứng với giá thể nào của hoa, cây cảnh?

(Bao gồm: giá thể mùn cưa, giá thể hỗn hợp, giá thể xơ dừa, giá thể trấu hun)

Trả lời:

- Hình a: giá thể hỗ hợp

- Hình b: giá thể mùn cưa

- Hình c: giá thể xơ dừa

- Hinh d: giá thể trấu hun

Câu 8: Hoàn thành bảng sau:

Nguồn gốc của giá thể

Tên giá thể

Đá nham thạch được nghiền nhỏ

Thân cây gỗ được đốt thành than

Vỏ quả dừa được xé hoặc xay nhỏ tạo thành sợi mảnh nhỏ hoặc vụn xơ dừa

Vỏ hạt thóc được đốt thành than nhưng còn nguyên hình dạng

Trả lời:

Nguồn gốc của giá thể

Tên giá thể

Đá nham thạch được nghiền nhỏ

Giá thể đá trân châu

Thân cây gỗ được đốt thành than

Giá thể than củi

Vỏ quả dừa được xé hoặc xay nhỏ tạo thành sợi mảnh nhỏ hoặc vụn xơ dừa

Giá thể xơ dừa

Vỏ hạt thóc được đốt thành than nhưng còn nguyên hình dạng

Giá thể trấu hun

Câu 9: Các giá thể được sử dụng như thế đối với các loại cây trồng?

Trả lời:

- Các giá thể có thể sử dụng độc lập hoặc phối trộn với nhau với tỉ lệ nhất định tùy theo từng loại cây trồng.

- Tùy theo nhu cầu về nước của từng loại cây mà lựa chọn loại giá thể sao cho phù hợp.

Câu 10: Theo em các loại cây cảnh như cây phú quý, cây hồng môn, cây phát tài…sử dụng loại giá thể như thế nào?

Trả lời:

- Các loại cây cảnh như cây phú quý, cây hồng môn, cây phát tài…sử dụng loại giá thể có độ tơi xốp, thoáng khí thoát nước như vỏ trấu, vụn than, sỏi cát, đá nhỏ.

Vận dụng

Câu 11: Các loại giá thể giữ nước tốt là loại giá thể nào? Giá thể đó dùng các loại cây nào?

Trả lời:

- Các loại giá thể giữ nước tốt là đất mùn, than bùn, rơm mục, mùn cưa.

- Giá thể đó dùng cho phù hợp với hầu hết các loại hoa và cây cảnh.

Câu 12: Nhìn vào hình dưới đây hãy cho biết đây là những vật dụng gì? Kể tên một số vật dụng có trong hình.

Trả lời:

- Đây là những dụng cụ để trồng hoa và cây cảnh trong chậu

- Tên một số dụng cụ: gang tay, xẻng nhỏ, chĩa ba, bình tưới cây, kéo cắt cành…

Câu 13: Mô tả cách sử dụng của một số dụng cụ trồng hoa, cây cảnh?

Trả lời:

- Găng tay:

+ Chọn găng tay cùng chiều với bàn tay

+ Lần lượt đeo găng tay vào bàn tay (đảm bảo các ngón tay vào vị trí tương ứng của găng tay)

- Xẻnh nhỏ:

+ Một tay (hoặc hai tay) cầm vào cần và đưa tới vùng giá thể cần xới

+ Ấn mạnh lưỡi xẻng xuống giá thể để trộn hoặc xới giá thể

Vận dụng cao

Câu 14: Nếu được trồng một chậu cây hoa mười giờ ở ban công nhà mình em sẽ chọn loại chậu cây nào với giá thể nào?

Trả lời:

- Nếu được trồng một chậu cây hoa mười giờ ở ban công nhà mình em sẽ chọn loại chậu cây bằng sứ với giá thể là mùn cưa,

Câu 15: Khi sử dụng các loại dụng cụ trồng hoa, cây cảnh em cần ghi nhớ điều gì?

Trả lời:

- Ghi nhớ: có rất nhiều các dụng cụ khác nhau, tùy theo mục đích công việc mà người trồng cây lựa chọn đúng cách, đảm bảo an toàn lao động.

=> Giáo án công nghệ 4 kết nối bài 3: Vật liệu và dụng cụ trồng hoa, cây cảnh trong chậu (3 tiết)

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Câu hỏi tự luận Công nghệ 4 Kết nối tri thức - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu môn khác

Tài liệu mới cập nhật

Chat hỗ trợ
Chat ngay