Câu hỏi tự luận Hóa học 10 kết nối tri thức Ôn tập chương 3 (P1)
Bộ câu hỏi tự luận Hóa học 10 kết nối tri thức. Câu hỏi và bài tập tự luận Ôn tập chương 3. Cấu trúc tuần tự trong thuật toán. Bộ tài liệu tự luận này có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Phần tự luận này sẽ giúp học sinh hiểu sâu, sát hơn về môn học Hóa học 10 kết nối tri thức.
Xem: => Giáo án hóa học 10 kết nối tri thức (bản word)
ÔN TẬP CHƯƠNG 3: LIÊN KẾT HÓA HỌC
(PHẦN 1 - 20 CÂU)
Câu 1: Theo quy tắc octet, khi hình thành liên kết hóa học, các nguyên tử có xu hướng nhường, nhận hoặc góp chung electron để làm gì?
Trả lời:
Để đạt cấu hình electron bền vững của khí hiếm gần kề.
Câu 2: Dựa theo độ âm điện liên kết cộng hóa trị được phân thành mấy loại?
Trả lời:
Được phân thành 2 loại:
- Liên kết cộng hóa trị phân cực. - Liên kết cộng hóa trị phân cực.
- Liên kết cộng hóa trị không phân cực. - Liên kết cộng hóa trị không phân cực.
Câu 3: Tinh thể ion được hình thành như thế nào?
Trả lời:
Được tạo nên từ cation và anion.
Câu 4: Liên kết hydrogen được hình thành như thế nào?
Trả lời:
Hình thành giữa nguyên tử hydrogen linh động với nguyên tử có độ âm điện lớn ( F, O, N,...) đồng thời có cặp electron có cặp hóa trị chưa liên kết.
Câu 5: Liên kết được hình thành như thế nào?
Trả lời:
Hình thành do sự xen phủ trục của 2 orbital.
Câu 6: Nguyên tử của nguyên tố nào sau đây: Oxygen, hydrogen, Chlorine, Fluorine có xu hướng đạt cấu hình electron bền vững của khí hiếm argon khi tham gia hình thành liên kết hóa học?
Trả lời:
Chlorine vì:
- Cấu hình electron của chlorine: 1s - Cấu hình electron của chlorine: 1s22s22p62s23p5
- Cl có 7 electron lớp ngoài cùng nên dễ nhận thêm 1 electron để nhận thêm cấu hình electron của khí hiếm argon: 1s - Cl có 7 electron lớp ngoài cùng nên dễ nhận thêm 1 electron để nhận thêm cấu hình electron của khí hiếm argon: 1s22s22p63s23p6
Câu 7: Ion Mg2+ có cấu hình electron giống cấu hình electron của khí hiếm nào?
Trả lời:
Cấu hình electron của Mg: 1s22s22p63s2
Mg → Mg2+ +2e
Cấu hình electron của Mg2+: 1s22s22p6
Cấu hình electron của Ne: 1s22s22p6
Vậy ion Mg2+ có cấu hình electron giống cấu hình electron của khí hiếm Ne.
Câu 8: Trong các chất sau những chất nào là trong phân tử không phân cực : O2, HF, NH3, HCl, H2O, H2S, Cl2.
Trả lời:
Liên kết không phân cực là: O2, Cl2
Câu 9: Phân biệt được liên kết ion, liên kết cộng hóa trị phân cực và liên kết cộng hóa trị không phân cực theo độ âm điện.
Trả lời:
Dựa vào hiệu độ âm điện của các nguyên tử, dự đoán loại liên kết:
- 0 ≤ |∆χ| < 0,4: liên kết cộng hóa trị không phân cực.
- 0,4 ≤ |∆χ| < 1,7: liên kết cộng hóa trị phân cực.
- |∆χ| ≥ 1,7: liên kết ion.
Câu 10: Cho dãy các phân tử C2H6, CH3OH, NH3. Phân tử nào có thể tạo liên kết hydrogen. Vì sao? Vẽ sơ đồ biểu diễn hydrogen giữa các phân tử đó
Trả lời:
- Phân tử có thể tạo liên kết hydrogen: CH - Phân tử có thể tạo liên kết hydrogen: CH3OH, NH3
- Sơ đồ: - Sơ đồ:
Câu 11: Nguyên tố aluminium thuộc nhóm IIIA. Xác định số electron hóa trị của nguyên tử nguyên tố aluminium.
Trả lời:
Số electron hóa trị = số thứ tự nhóm A = 3
=> Nguyên tử aluminium có 3 electron hóa trị.
Câu 12: Trong các khí hiếm sau: Ne, Rn, Ar, Kr, khí nào có nhiệt sôi thấp nhất? Giải thích.
Trả lời:
- Khí Ne - Khí Ne
- Vì nhiệt độ sôi và độ nóng chảy của khí hiếm tăng dần do số electron tăng dần nên lực Van der Waals tăng dần dẫn đến nhiệt độ sôi và nóng chảy tăng dần. Ne có khối lượng phân tử nhỏ nhất, số electron ít nhất nên nhiệt độ sôi thấp nhất - Vì nhiệt độ sôi và độ nóng chảy của khí hiếm tăng dần do số electron tăng dần nên lực Van der Waals tăng dần dẫn đến nhiệt độ sôi và nóng chảy tăng dần. Ne có khối lượng phân tử nhỏ nhất, số electron ít nhất nên nhiệt độ sôi thấp nhất
Câu 13: Vận dụng các quy tắc octet để giải thích sự hình thành liên kết trong phân tử H2O.
Trả lời:
Khi hình thành liên kết hóa học trong phân tử H2O, mỗi nguyên tử hydrogen có 1 electron hóa trị, mỗi nguyên tử hydrogen cần thêm 1 electron để đạt cấu hình electron bền vững của khí hiếm nên mỗi nguyên tử hydrogen góp chung 1 electron. Còn nguyên tử oxygen có 6 electron hóa trị nên cần thêm 2 electron để đạt cấu hình electron bão hòa theo quy tắc octet nên nguyên tử oxygen góp chung 2 electron. Sau khi hình thành liên kết, trong phân tử H2O mỗi nguyên tử hydrogen có 2 electron và nguyên tử oxygen có 8 electron xung quanh.
Câu 14: Trong các ion sau: , , , , ion nào có 32 electron?
Trả lời:
, vì:
- Số electron của - Số electron của là: 16 + 8.4 + 2 = 50.
- Số electron của - Số electron của là: 6 + 8.3 + 2 = 32.
- Số electron của - Số electron của là: 7 + 1.4 – 1 = 10.
- Số electron của - Số electron của là: 7 + 8.2 + 1 = 24.
Câu 15: Sử dụng giá trị độ âm điện của các nguyên tố trong bảng tuần hoàn các nguyên tố xác định kiểu liên kết phân tử trong phân tử các chất: N2, AgCl, HBr, NH3, H2O2, NaCl.
Trả lời:
Phân tử | Hiệu độ âm điện | Loại liên kết |
N2 | Cộng hóa trị không phân cực | |
AgCl | Cộng hóa trị phân cực | |
HBr | Cộng hóa trị phân cực | |
NH3 | Cộng hóa trị phân cực | |
H2O2 | Cộng hóa trị phân cực | |
NaCl | Ion |
Câu 16: Hãy giải thích vì sao trong quá trình chưng cất rượu, C2H5OH bay hơi trước H2O mặc dù khối lượng phân tử của C2H5OH lớn hơn nhiều so với khối lượng phân tử nước?
Trả lời:
Chưng cất rượu dựa vào sự khác nhau giữa nhiệt độ sôi của C2H5OH và H2O.
Liên kết hydrogen giữa các phân tử nước với nhau bền vững hơn rất nhiều liên kết hydrogen do các phân tử C2H5OH với nhau dẫn đến nhiệt độ sôi của nước (100℃) lớn hơn nhiệt độ sôi của rượu (78,3℃) mặc dù khối lượng phân tử C2H5OH lớn hơn rất nhiều khối lượng phân tử H2O. Vì thế trong quá trình chưng cất rượu C2H5OH máy trước H2O.
Câu 17: Số electron trong cation NH4+ là bao nhiêu?
Trả lời
Tổng số electron là: eN+ 4 + e + 4 + eH -1 =7 + 4×1 - 1= 10
Câu 18: Cho biết số liên kết và trong phân tử etylen (C2H4).
Trả lời:
Công thức cấu tạo của C2H4:
Tổng số liên kết là 5, liên kết là 1.
Câu 19: Hãy dự đoán xu hướng nhường, nhận electron của mỗi nguyên tử trong từng cặp nguyên tử sau. Vẽ mô hình quá trình các nguyên tử nhường nhận electron để tạo thành ion của K (Z = 19) và S (Z = 16).
Trả lời:
Cấu hình electron của K (Z = 19): 1s22s22p63s23p64s1. Vì có 1 electron lớp ngoài cùng nên K dễ nhường 1 electron để đạt cấu hình bền vững.
Cấu hình electron của S (Z = 16): 1s22s22p63s23p4. Vì có 6 electron lớp ngoài cùng nên S dễ nhận 2 electron để đạt cấu hình bền vững.
Câu 20: Viết công thức cấu tạo và công thức Lewis của các phân tử sau PH3, H2O, C2H6. Trong phân tử nào có liên kết phân cực mạnh nhất.
Trả lời:
Công thức cấu tạo | Công thức Lewis | |
PH3 | ||
H2O | H – O – H | |
C2H6 |
Các nguyên tử O, P, N đều tạo liên kết phân cực với H, trong đó nguyên tử O có độ âm điện lớn hơn cả nên liên kết O – H sẽ phân cực nhất.
⇒ Phân tử H2O có liên kết phân cực mạnh nhất.
=> Giáo án hóa học 10 kết nối bài 14: Ôn tập chương 3