Câu hỏi tự luận Khoa học 4 cánh diều bài 10: Âm thanh trong đời sống
Bộ câu hỏi tự luận Khoa học 4 cánh diều. Câu hỏi và bài tập tự luận bài 10: Âm thanh trong đời sống . Bộ tài liệu tự luận này có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Phần tự luận này sẽ giúp học sinh hiểu sâu, sát hơn về môn học Khoa học 4 cánh diều
Xem: => Giáo án khoa học 4 cánh diều
CHỦ ĐỀ 2: NĂNG LƯỢNGBÀI 10: ÂM THANH TRONG ĐỜI SỐNGI. NHẬN BIẾT (5 CÂU)
I. NHẬN BIẾT (5 CÂU)
Câu 1: Âm thanh có vai trò như thế nào trong đời sống hằng ngày?
Trả lời:
Âm thanh có vai trò quan trọng trong đời sống hằng ngày
Câu 2: Đơn vị đo độ to của âm thanh là gì?
Trả lời:
Đơn vị đo độ to của âm thanh là đề-xi-ben
Câu 3: Em hãy lấy 3 ví dụ về cách phát ra âm thanh của các loại nhạc cụ
Trả lời
3 ví dụ về cách phát ra âm thanh của các loại nhạc cụ
+ Dùng tay gõ vào phím đàn
+ Dùng tay tác động vào mặt trống
+ Dùng miệng thổi kèn
Câu 4: Khi giao tiếp em tạo ra âm thanh bằng cách nào?
Trả lời:
Khi giao tiếp, em tạo ra âm thanh bằng cách nói chuyện
Câu 5: Ô nhiễm tiếng ồn là gì?
Trả lời:
Ô nhiễm tiếng ồn là âm thanh trong môi trường vượt quá mức độ nhất định, gây khó chịu cho con người
II. THÔNG HIỂU (4 CÂU)
Câu 1: Dựa vào cách phát ra âm thanh, người ta phân nhạc cụ thành mấy nhóm? Ví dụ cụ thể
Trả lời:
Dựa vào cách phát ra âm thanh, người ta phân nhạc cụ thành 3 nhóm:
+ Nhạc cụ dây: đàn ghi-ta
+ Nhạc cụ hơi: sáo, kèn
+ Nhạc cụ gõ: trống, đàn đá, cồng chiêng,…
Câu 2: Tiếng nói chuyện, giao tiếp bình thường có độ to là khoảng bao nhiêu đề-xi-ben?
Trả lời:
Tiếng nói chuyện, giao tiếp bình thường có độ to khoảng 50 đề-xi-ben
Câu 3: Âm thanh sẽ được coi là tiếng ồn nếu có dấu hiệu nào?
Trả lời:
Âm thanh sẽ được coi là tiếng ồn nếu có độ to lớn hơn 70 đề-xi-ben
Câu 4: Để giảm tác hại ô nhiễm tiếng ồn, chúng ta cần làm gì?
Trả lời:
Để giảm tác hại ô nhiễm tiếng ồn, chúng ta cần:
+ Đóng cửa
+ Mang chụp tai hoặc nút bịt tai
+ Di chuyển ra xa nguồn âm
III. VẬN DỤNG (2 CÂU)
Câu 1: Ở địa phương nơi em sinh sống có xảy ra tình trạng ô nhiễm tiếng ồn hay không? Nếu có, hãy lấy ví dụ cụ thể
Trả lời:
Ở địa phương em sinh sống có xảy ra tình trạng ô nhiễm tiếng ồn. Ví dụ:
+ Tiếng máy khoan cắt bê tông ở các công trình
+ Tiếng còi xe trong giờ cao điểm
Câu 2: Trồng nhiều cây xanh trên đường phố làm giảm ô nhiễm tiếng ồn. Em có đồng ý với ý kiến này không? Vì sao?
Trả lời:
Em đồng ý với ý kiến trên vì trồng nhiều cây xanh trên đường phố góp phần ngăn cản âm thanh truyền xa và làm giảm tiếng ồn
IV. VẬN DỤNG CAO (1 CÂU)
Câu 1: Tiếng ồn trắng là gì? Vận dụng tri thức đã học và hiểu biết cá nhân, em hãy lấy ví dụ về tiếng ồn trắng
Trả lời:
Tiếng ồn trắng là “phiên bản âm thanh” của ánh sáng trắng, nghĩa là bao gồm tất cả các tần số mà con người nghe được (từ 20Hz đến 20.000Hz) khi chúng ở cùng một mức năng lượng.
Ví dụ:
- Tiếng kênh vô tuyến.
- Tiếng thác nước.
- Tiếng quạt chạy vù vù.
=> Giáo án Khoa học 4 cánh diều Bài 10: Âm thanh trong cuộc sống