Câu hỏi tự luận kinh tế pháp luật 10 chân trời Bài 16: Chính quyền địa phương

Bộ câu hỏi tự luận kinh tế pháp luật 10 chân trời sáng tạo. Câu hỏi và bài tập tự luận Bài 16: Chính quyền địa phương. Bộ tài liệu tự luận này có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Phần tự luận này sẽ giúp học sinh hiểu sâu, sát hơn về môn học kinh tế pháp luật 10 chân trời sáng tạo.

Xem: => Giáo án giáo dục kinh tế và pháp luật 10 chân trời sáng tạo (bản word)

BÀI 16: CHÍNH QUYỀN ĐỊA PHƯƠNG

(11 câu)

1. Nhận biết (4 câu)

Câu 1: Hội đồng nhân dân có nhiệm vụ gì?

Trả lời:

Hội đồng nhân dân quyết định các vấn đề của địa phương do luật định; giám sát việc tuân theo Hiến pháp và pháp luật ở địa phương và việc thực hiện nghị quyết của Hội đồng nhân dân.

 

Câu 2: Nêu cơ cấu của Hội đồng nhân dân?

Trả lời:

Hội đồng nhân dân ở địa phương gồm các đại biểu Hội đồng nhân dân, Thường trực Hội đồng nhân dân và các Ban của Hội đồng nhân dân.

 

Câu 3: Ủy ban nhân dân có nhiệm vụ gì?

Trả lời:

Uỷ ban nhân dân tổ chức việc thi hành Hiến pháp và pháp luật ở địa phương; tổ chức thực hiện nghị quyết của Hội đồng nhân dân và thực hiện các nhiệm vụ do cơ quan nhà nước cấp trên giao.

 

Câu 4: Nêu cơ cấu của Ủy ban nhân dân?

Trả lời:

Uỷ ban nhân dân gồm Chủ tịch, Phó Chủ tịch, các Uỷ viên và cơ quan chuyên môn thuộc Uỷ ban nhân dân tổ chức ở cấp tỉnh, cấp huyện.

 

2. Thông hiểu (2 câu)

Câu 1: Nêu chế độ hoạt động của Hội đồng nhân dân?

Trả lời:

Hội đồng nhân dân làm việc theo chế độ hội nghị và quyết định theo đa số. Hội đồng nhân dân họp thường lệ mỗi năm ít nhất 2 kì và họp chuyên để hoặc họp để giải quyết công việc phát sinh đột xuất. Hội đồng nhân dân quyết định các vấn đề tại phiên họp toàn thể bằng hình thức biểu quyết.

 

Câu 2: Nêu chế độ hoạt động của Ủy ban nhân dân?

Trả lời:

Uỷ ban nhân dân hoạt động theo chế độ tập thế, kết hợp với trách nhiệm của Chủ tịch Uỷ ban nhân dân. Uỷ ban nhân dân họp thường kì mỗi tháng 1 lần và họp chuyên để hoặc họp để giải quyết công việc phát sinh đột xuất. Uỷ ban nhân dân quyết định các vấn đề bằng hình thức biểu quyết.

 

3. Vận dụng (3 câu)

Câu 1: Công dân cần làm gì để bảo vệ, tham gia xây dựng chính quyền địa phương?

Trả lời:

Là công dân, mỗi chúng ta cần tích cực bảo vệ, tham gia xây dựng chính quyền địa phương bằng những việc làm thiết thực:

- Tuân thủ pháp luật của Nhà nước và các văn bản quản lí của chính quyền địa phương về an ninh, trật tự, kinh tế, văn hoá, xã hội, giáo dục, môi trường,.

- Thực hiện đầy đủ nghĩa vụ công dân ở địa phương mình.

- Có ý thức tham gia vào công việc quản lí nhà nước ở địa phương phù hợp với lứa tuổi.

- Tích cực tuyên truyền, vận động mọi người tham gia bảo vệ, xây dựng và hoàn thiện chính quyền địa phương; đấu tranh phê phán các hành vi chống phá nhà nước ở địa phương.

 

Câu 2: Các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân có chức năng gì?

Trả lời:

Cơ quan chuyên môn thuộc Uỷ ban nhân dân được tổ chức ở cấp tỉnh, cấp huyện, là cơ quan tham mưu, giúp Uỷ ban nhân dân thực hiện chức năng quản lí nhà nước về ngành, lĩnh vực ở địa phương.

Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm và báo cáo công tác trước Hội đồng nhân dân cùng cấp và trước Chính phủ. Uỷ ban nhân dân các cấp dưới tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm và báo cáo công tác trước Hội đồng nhân dân cùng cấp và Uỷ ban nhân dân cấp trên trực tiếp.

 

Câu 3: Khi quyết định các vấn đề quan trọng của địa phương, Ủy ban nhân dân hoạt động theo nguyên tắc nào?

Trả lời:

Khi quyết định những vấn đề quan trọng của địa phương, Uỷ ban nhân dân phải thảo luận tập thể và quyết định theo đa số.

Tổ chức và hoạt động của Uỷ ban nhân dân theo nguyên tắc tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách kết hợp với chế độ thủ trưởng, thể hiện qua các hoạt động: hoạt động tập thể của Uỷ ban nhân dân; hoạt động của Chủ tịch và các thành viên của Uỷ ban nhân dân.

 

4. Vận dụng cao (2 câu)

Câu 1: Để có quyền bầu cử và quyền ứng cử đại biểu Hội đồng nhân dân, công dân Việt Nam phải đáp ứng những điều kiện gì?

Trả lời:

Những điều kiện để có quyền bầu cử và quyền ứng cử đại biểu Hội đồng nhân dân:

-       Quyền bầu cử: Công dân đủ mười tám tuổi trở lên có quyền bầu cử.

-       Quyền ứng cử: Công dân đủ hai mươi mốt tuổi trở lên có quyền ứng cử vào Quốc hội, Hội đồng nhân dân.

 

Câu 2: Bầu cử là quyền và nghĩa vụ của công dân. Giải thích tại sao?

Trả lời:

Bầu cử là quyền và nghĩa vụ của công dân vì: thông qua bầu cử, công dân trực tiếp bỏ phiếu bầu người đại diện cho ý chí, nguyện vọng và quyền làm chủ của mình, thay mặt mình thực hiện quyền lực nhà nước, góp phần thiết lập bộ máy nhà nước để tiến hành các hoạt động quản lý xã hội.

=> Giáo án giáo dục kinh tế và pháp luật 10 chân trời bài 16: Chính quyền địa phương

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Câu hỏi tự luận kinh tế pháp luật 10 chân trời sáng tạo - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay