Câu hỏi tự luận kinh tế pháp luật 10 chân trời Bài 12: đặc điểm, cấu trúc và nguyên tắc hoạt động của hệ thống chính trị nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa việt nam

Bộ câu hỏi tự luận kinh tế pháp luật 10 chân trời sáng tạo. Câu hỏi và bài tập tự luận Bài 12: đặc điểm, cấu trúc và nguyên tắc hoạt động của hệ thống chính trị nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa việt nam. Bộ tài liệu tự luận này có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Phần tự luận này sẽ giúp học sinh hiểu sâu, sát hơn về môn học kinh tế pháp luật 10 chân trời sáng tạo.

BÀI 12: ĐẶC ĐIỂM, CẤU TRÚC VÀ NGUYÊN TẮC HOẠT ĐỘNG CỦA HỆ THỐNG CHÍNH TRỊ NƯỚC CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

(10 câu)

1. Nhận biết (3 câu)

Câu 1: Hệ thống chính trị nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là gì?

Trả lời:

Hệ thống chính trị nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là một chỉnh thể thống nhất, trong đó bao gồm các tổ chức, các thiết chế hợp pháp có quan hệ về mục đích và chức năng thực hiện hoặc tham gia thực hiện quyền lực chính trị, quyền lực nhà nước

 

Câu 2: Hệ thống chính trị Việt Nam bao gồm?

Trả lời:

Hệ thống chính trị nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam gồm: Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên.

 

Câu 3: Hoạt động của hệ thống chính trị nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam dựa trên các nguyên tắc nào?

Trả lời:

Hoạt động của hệ thống chính trị nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam dựa trên các nguyên tắc: nguyên tắc quyền lực nhà nước thuộc về Nhân dân, nguyên tắc uỷ quyền có điều kiện và có thời hạn, nguyên tắc pháp quyền, nguyên tắc tập trung dân chủ, tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách nguyên tắc pháp chế xã hội chủ nghĩa.

2. Thông hiểu (2 câu)

Câu 1: Trình bày hiểu biết của em về vị trí của các cơ quan trong hệ thống chính trị Việt Nam?

Trả lời:

Hệ thống chính trị Việt Nam bao gồm nhiều cơ quan, tổ chức cấu thành và được liên kết chặt chẽ với nhau thành một chỉnh thể thống nhất nhằm thực thi quyền làm chủ của nhân dân đối với đất nước.

Trong đó:

- Đảng Cộng sản Việt Nam là Đảng cầm quyền, lãnh đạo Nhà nước và xã hội.

- Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là công cụ tổ chức thực hiện ý chỉ và quyền lực của nhân dân, thay mặt nhân dân, chịu trách nhiệm trước nhân dân để quản lí toàn bộ hoạt động của đời sống xã hội.

- Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị – xã hội là các cơ quan, tổ chức đại diện, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của nhân dân, chăm lo lợi ích chính đáng của các đoàn viên, hội viên.

 

Câu 2: Trình bày nội dung về các đặc điểm cơ bản của hệ thống chính trị Việt Nam?

Trả lời:

Đặc điểm của hệ thống chính trị nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam:

+ Đảng Cộng sản Việt Nam là một bộ phận của hệ thống chính trị, đồng thời là tổ chức giữ vai trò lãnh đạo của cả hệ thống chính trị Việt Nam;

+ Thông nhất về tổ chức lãnh đạo, mục tiêu chính trị, nguyên tắc tổ chức và hoạt động....

+ Cơ quan, tổ chức gắn bó mật thiết với nhân dân, phục vụ cho lợi ích của nhân dân và chịu sự kiểm tra, giám sát của nhân dân.

3. Vận dụng (2 câu)

Câu 1: Khi quyết định những vấn đề quan trọng của đất nước, Quốc hội phải họp thảo luận và biểu quyết để lấy ý kiến tập thể. Giải thích tại sao?

Trả lời:

Khi quyết định những vấn đề quan trọng của đất nước, Quốc hội phải họp thảo luận và biểu quyết để lấy ý kiến tập thể vì: Hệ thống chính trị Việt Nam được tổ chức và hoạt động trên cơ sở kết hợp thống nhất và hài hoà giữa hai yếu tố: tập trung và dân chủ

 

Câu 2: Quy định Luật, Nghị quyết của Quốc hội cần phải được quá nửa số đại biểu tán thành mới được thông qua thể hiện nguyên tắc tập trung dân chủ như thế nào?

Trả lời:

Các cơ quan tổ chức trong hệ thống chính trị Việt Nam hoạt động chủ yếu thông qua các kí họp, phiên họp, cuộc họp với sự tham gia của nhiều thành viên và quyết định những vấn đề quan trọng của đất nước, của cơ quan, tổ chức bằng hình thức thảo luận, biểu quyết lấy ý kiến tập thể.

4. Vận dụng cao (3 câu)

Câu 1: Trong hệ thống chính trị Việt Nam, tính nhân dân được biểu hiện như thế nào?

Trả lời:

Hệ thống chính trị Việt Nam hình thành trực tiếp từ các tổ chức được thành lập bởi các tầng lớp nhân dân, xuất phát từ lợi ích của chính nhân dân và được duy trì các hoạt động bởi sự tham gia tích cực của nhân dân. Đảng Cộng sản Việt Nam là đảng chính trị duy nhất có khả năng tập hợp quản chúng lao động đông đảo để thực hiện các nhiệm vụ của dân tộc. Nhà nước Việt Nam là nhà nước của dân, do dân và vì dân. Các cơ quan trong bộ máy nhà nước được nhân dân bầu ra và hoạt động để phục vục cho lợi ích của nhân dân.

Câu 2: Trong hệ thống chính trị Việt Nam, tính nhất nguyên chính trị được thể hiện như thế nào?

Trả lời:

Trong hệ thống chính trị Việt Nam hiện nay chỉ có một đảng chính trị, đó là Đảng Cộng sản Việt Nam. Tất cả hệ thống chính trị đều đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam.

 

Câu 3: Trong hệ thống chính trị Việt Nam, tính nhất thống nhất được thể hiện như thế nào?

Trả lời:

Hệ thống chính trị Việt Nam bao gồm nhiều tổ chức có tinh chất, vị trí, vai trò, chức năng khác nhau, nhưng có quan hệ chặt chẽ, gắn bó với nhau, tạo thành một thể thống nhất. Tính thống nhất của hệ thống chính trị xuất phát từ nguyên tắc tất cả quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân. Đảng lãnh đạo Nhà nước và xã hội. Sự thống nhất của hệ thống chính trị được thể hiện trên nhiều phương diện như: Sự lãnh đạo thống nhất của một đảng duy nhất cầm quyền là Đảng Cộng sản Việt Nam

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Câu hỏi tự luận kinh tế pháp luật 10 chân trời sáng tạo - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu môn khác

Tài liệu mới cập nhật

Chat hỗ trợ
Chat ngay