Câu hỏi và bài tập tự luận Công nghệ 9 - Định hướng nghề nghiệp kết nối tri thức

Dưới đây là loạt câu hỏi và bài tập tự luận Công nghệ 9 - Định hướng nghề nghiệp kết nối tri thức. Bài tập tự luận chia thành 4 mức độ khác nhau: Nhận biết, thông hiểu, vận dụng, vận dụng cao theo từng bài học sẽ hữu ích trong việc ôn tập, kiểm tra bài cũ, phiếu học tập, đề thi, kiểm tra... File tải về bản word, có đáp án và đầy đủ bài tập tự luận của các bài học. Kéo xuống để tham khảo.

Click vào ảnh dưới đây để xem giáo án rõ

Câu hỏi và bài tập tự luận Công nghệ 9 - Định hướng nghề nghiệp kết nối tri thức
Câu hỏi và bài tập tự luận Công nghệ 9 - Định hướng nghề nghiệp kết nối tri thức
Câu hỏi và bài tập tự luận Công nghệ 9 - Định hướng nghề nghiệp kết nối tri thức
Câu hỏi và bài tập tự luận Công nghệ 9 - Định hướng nghề nghiệp kết nối tri thức
Câu hỏi và bài tập tự luận Công nghệ 9 - Định hướng nghề nghiệp kết nối tri thức
Câu hỏi và bài tập tự luận Công nghệ 9 - Định hướng nghề nghiệp kết nối tri thức
Câu hỏi và bài tập tự luận Công nghệ 9 - Định hướng nghề nghiệp kết nối tri thức
Câu hỏi và bài tập tự luận Công nghệ 9 - Định hướng nghề nghiệp kết nối tri thức

Một số tài liệu quan tâm khác

Phần trình bày nội dung giáo án

BÀI 3: THỊ TRƯỜNG LAO ĐỘNG KĨ THUẬT, CÔNG NGHỆ TẠI VIỆT NAM

(10 CÂU)

1. NHẬN BIẾT (3 CÂU)

Câu 1: Thị trường lao động là gì?

Trả lời:

Thị trường lao động: là thị trường trao đổi hàng hóa sức lao động giữa người sử dụng lao động và người lao động trên cơ sở thỏa thuận với nhau về tiền lương, các điều kiện làm việc,…Trong đó, người lao động là bên bán, người sử dụng lao động là bên mua, hàng hóa sức lao động là toàn bộ thể lực và trí lực của con người được vận dụng trong quá trình lao động.

 

Câu 2: Trình bày các yếu tố ảnh hưởng đến thị trường lao động.

Trả lời:

Các yếu tố ảnh hưởng đến thi trường lao động:

- Sự phát triển của khoa học, công nghệ:

+ Những tiến bộ về công nghệ hỗ trợ sự dịch chuyển cơ cấu nền kinh tế, nhiều công ty thay đổi theo hướng giảm bớt lao động..

+ Làm cho thị trường lao động có những thay đổi lớn theo hướng yêu cầu ngày càng cao đối với người lao động về năng lực, trình độ chuyên môn và các kĩ năng thiết yêu như giao tiếp, hợp tác, giải quyết vấn đề, tư duy phản biện, tư duy sáng tạo.

- Sự chuyển dịch cơ cấu: sự chuyển dịch cơ cấu giữa các ngành kinh tế, các thành phần kinh tế và các vùng lãnh thổ làm thay đổi nhu cầu lao động giữa các ngành, nghề và kéo theo sự chuyển dịch cơ cấu lao động tương ứng.

- Nhu cầu lao động: sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, của từng địa phương và nhu cầu sản xuất, tiêu dùng hàng hóa tác động khiến số lượng ngành, nghề, nhu cầu thu hút nguồn nhân lực của người sử dụng lao động khác nhau.

- Nguồn lao động: số lượng lao động, thời gian tham gia lao động, chất lượng và cơ cấu nguồn lực con người tham gia vào thị trường lao động luôn thay đổi theo thời gian và theo không gian giữa các vùng, ngành là yếu tố làm thay đổi thị trường lao động.

 

Câu 3: Trình bày vai trò của thị trường lao động trong việc định hướng nghề nghiệp thuộc lĩnh vực kĩ thuật, công nghệ.

Trả lời:

Vai trò của thị trường lao động trong việc định hướng nghề nghiệp thuộc lĩnh vực kĩ thuật, công nghệ:

- Phát triển kinh tế - xã hội thông qua việc điều tiết nhu cầu lao động, giá cả sức lao động giữa các địa phương, ngành và tổ chức; định hướng nghề nghiệp cho mỗi người.

- Cung cấp cho người lao động thông tin về nhu cầu tuyển dụng lao động trong lĩnh vực kĩ thuật, công nghệ ở địa phương, trong nước và quốc tế với từng ngành nghề cụ thể.

+ Người học có căn cứ chọn ra một số nghề vừa phù hợp với sở thích và năng lực của bản thân vừa thỏa mãn nhu cầu tuyển dụng lao động của xã hội.

+ Người học có thể đưa ra quyết định chọn nghề nghiệp tương lai phù hợp, có kế hoạch học tập, tu dưỡng, rèn luyện để chuẩn bị cho việc tham gia vào hoạt động nghề nghiệp.

- Giúp các cơ sở đào tạo định hướng và phát triển chương trình đào tạo đáp ứng được yêu cầu của xã hội. Người sử dụng lao động tuyển dụng được người lao động phù hợp với nhu cầu của mình, người lao động có cơ hội được tuyển dụng vào vị trí việc làm mình mong muốn.

 

 

2. THÔNG HIỂU (2 CÂU)

Câu 1: Trình bày những vấn đề cơ bản của thị trường lao động tại Việt Nam hiện nay.

Trả lời:

Những vấn đề cơ bản của thị trường lao động tại Việt Nam hiện nay:

- Chất lượng lao động còn thấp, phân bổ nguồn lao động không đồng đều:

+ Lực lượng lao động thành thị có xu hướng ngày càng tăng nhưng vẫn tập trung chủ yếu ở khu vực nông thôn.

+ Chất lượng lao động, trình độ chuyên môn của lao động còn rất thấp và chậm cải thiện, khan hiếm lao động trình độ cao.

- Xu hướng cung lao động lớn hơn cầu lao động:

+ Cung lao động ngày càng đáp ứng cầu lao động nhưng thị trường lao động nước ta vẫn tồn tại sự mất cân đối cung – cầu lao động trong phạm vi cả nước.

+ Sự mất cân đối cung – cầu lao động thể hiện ở số lượng cung lao động lớn hơn cầu lao động. Cung lao động tăng nhanh nhưng không đáp ứng được cầu lao động do chất lượng lao động thấp.

- Xu hướng tuyển dụng người lao động được đào tạo, có kinh nghiệm:

+ Sự chuyển dịch của cơ cấu lao động theo hướng giảm tỉ trọng lao động khu vực nông nghiệp, sự phát triển mạnh mẹ của kĩ thuật, công nghệ đặt ra yêu cầu ngày càng cao đối với người lao động.

+ Người lao động cần có trình độ chuyên môn cao, sử dụng thành tạo ngoại ngữ và công nghệ thông tin; có khản năng tự học để đáp ứng sự thay đổi liên tục của các ngành nghề.

 

Câu 2: Trình bày quy trình tìm kiếm các thông tin về thị trường lao động trong lĩnh vực kĩ thuật và công nghệ.

Trả lời:

Quy trình tìm kiếm các thông tin về thị trường lao động trong lĩnh vực kĩ thuật và công nghệ:

- Bước 1: Xác định mục tiêu tìm kiếm:

+ Xác định mục tiêu tìm kiếm là xác định nhu cầu thông tin của mỗi cá nhân, giúp việc thu thập thông tin được tập trung, trúng, đúng, đủ để có được thông tin cần thiết, hữu ích nhất về thị trường lao động trong lĩnh vực kĩ thuật, công nghệ.

+ Để xác định mục tiêu tìm kiếm, có thể đặt các câu hỏi tìm kiếm thông tin chính và câu hỏi tìm kiếm cụ thể về một hoặc một số ngành trong lĩnh vực kĩ thuật, công nghệ.

- Bước 2: Xác định nguồn thông tin:

+ Việc đánh giá được các nguồn thông tin và nội dung của nguồn thông tin cần dựa trên tính cập nhật, tính liên quan, tính chính xác, tính pháp lí của các nguồn đó để lựa chọn các nguồn thông tin đáng tin cậy.

+ Nguồn thông tin về thị trường lao động trong lĩnh vực kĩ thuật, công nghệ có thể tìm kiếm bằng nhiều nguồn khác nhau.

- Bước 3: Xác định công cụ tìm kiếm:

+ Lựa chọn công cụ tìm kiếm phù hợp với từng nguồn tài liệu liên quan đến thị trường lao động các ngành kĩ thuật, công nghệ muốn tiếp cận.

+ Một số công cụ hỗ trợ tìm kiếm: Google, Bing, ChatGPT,…

- Bước 4: Tiến hành tìm kiếm: tìm kiếm thông qua các nguồn thông tin đã được xác định với các công cụ tìm kiếm phù hợp.

 

3. VẬN DỤNG (3 CÂU)

Câu 1: Ngoài những yếu tố chính ảnh hưởng đến thị trường lao động, theo em còn yếu tố nào cũng ảnh hưởng đến thị trường lao động?

Trả lời:

Ngoài những yếu tố chính ảnh hưởng đến thị trường lao động, các chính sách của Nhà nước cũng là một trong những nhân tố ảnh hưởng đến thị trường lao động.

- Trong nền kinh tế thị trường, Nhà nước có vai trò to lớn trong việc thúc đẩy thị trường lao động thông việc ban hành các chính sách phù hợp.

- Ví dụ: các chính sách phát triển nguồn nhân lực đúng đắn sẽ giúp nâng cao chất lượng của cung lao động; các chính sách phát triển kinh tế, chính sách đầu tư và phân bổ đầu tư làm cầu lao động tăng.

 

Câu 2: Sưu tầm trên sách, báo, internet, kể tên 5 ngành nghề thuộc lĩnh vực kĩ thuật – công nghệ và cơ hội nghề nghiệp của các ngành nghề này.

Trả lời:

Tên 5 ngành nghề thuộc lĩnh vực kĩ thuật – công nghệ và cơ hội nghề nghiệp của các ngành nghề này:

- Ngành công nghệ sau thu hoạch: àm việc cho các xí nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm, các sở nông nghiệp, công nghiệp, cơ sở bảo quản và chế biến nông hải sản, xí nghiệp chế biến thực ăn gia súc, các kho, tổng kho bảo quản lương thực – thực phẩm, phòng kiểm nghiệm phân tích vi sinh, độc tố lương thực – thực phẩm của các viện nghiên cứu.

- Ngành công nghệ kĩ thuật tự động:

+ Đảm nhiệm các công việc tại các cơ sở sản xuất dịch vụ, kinh doanh, đào tạo và nghiên cứu.

+ Tham gia nghiên cứu và giảng dạy các vấn đề liên quan đến ngành nghề được đào tạo và tiếp tục theo học các chương trình đào tạo sau đại học.

- Ngành cơ khí:

+ Làm việc tại các cơ quan, công ty, xí nghiệp, đơn vị có hoạt động liên quan đến máy móc thiết bị như: chế tạo, gia công, lắp ráp nông nghiệp; dịch vụ (cơ quan giáo dục, bệnh viện, ngân hàng …); giao thông vận tải, năng lượng, công nghiệp nhẹ (dệt may, giày dép, nhựa giấy, cao su, in bao bì, thực phẩm…), quân sự, an ninh.

+ Thiết kế và sản xuất các sản phẩm truyền thống hoặc công nghệ cao; điều hành sản xuất và bảo trì nhà máy, máy móc thiết bị.

+ Phân tích lựa chọn công nghệ; nghiên cứu và đào tạo cũng như trong kinh doanh, lập kế hoạch, quản lý, điều hành các dự án kỹ thuật và cho các công ty.

- Ngành cơ khí – kĩ thuật chế tạo:

+ Phân tích, thiết kế, cải tiến các hệ thống sản xuất, chế tạo, chế biến trên cơ sở tổng hợp tối ưu các yếu tố kỹ thuật và kinh tế; đánh giá và lựa chọn công nghệ, thiết bị, máy móc; giám sát các hệ thống sản xuất; tự động hóa các quá trình, thiết bị, máy móc và hợp lý hóa lao động nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất; cải thiện an toàn, sức khỏe và điều kiện lao động trong sản xuất; kiểm tra và bảo đảm chất lượng sản phẩm.

+ Quản lý bảo trì, triển khai các kỹ thuật bảo trì hiện đại nhằm nâng cao hiệu quả sự dụng máy móc, thiết bị; thiết kế sản phẩm mang tính cạnh tranh; tham gia các hoạt động nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ, tham gia các hoạt động đào tạo, tham gia các hoạt động tiếp thị.

- Ngành cơ khí tự động và robot:

+ Nghiên cứu lý thuyết, thực nghiệm và giảng dạy trong lĩnh vực cơ khí tự động,.

+ Đánh giá chất lượng và dự báo hư hỏng cho máy móc và công trình, có thể làm việc trong lĩnh vực cơ khí, tự động hóa.

 

Câu 3: Nhóm ngành kĩ thuật, công nghệ nào có xu hướng phát triển trong thị trường lao động ở địa phương em?

Trả lời:

HS dựa vào thực tế tại địa phương để trả lời câu hỏi.

 

4. VẬN DỤNG CAO (2 CÂU)

Câu 1: Sưu tầm thông tin trên sách, báo, internet và trình bày về tình hình thị trường lao động Việt Nam 2023.

Trả lời:

Tình hình thị trường lao động Việt Nam 2023: Tình hình lao động, việc làm có nhiều dấu hiệu khởi sắc. Lao động có việc làm và thu nhập bình quân tháng của người lao động tăng; tỷ lệ thất nghiệp và tỷ lệ thiếu việc làm trong độ tuổi lao động giảm.

- Những điểm tích cực:

+ Lực lượng lao động từ 15 tuổi trở lên năm 2023 đạt 52,4 triệu người, cao hơn 666,5 triệu người so với năm trước.

+ Lao động từ 15 tuổi trở lên có việc làm năm 2023 đạt 51,3 triệu người, tăng 683,0 nghìn người (tương ứng tăng 1,35%) so với năm 2022. Số lao động có việc làm ghi nhận tăng ở cả khu vực thành thị và nông thôn cũng như ở nam giới và nữ giới.

+ Tỷ lệ lao động qua đào tạo có bằng, chứng chỉ năm 2023 là 27,0%, tăng 0,6 điểm phần trăm so với năm trước.

+ Thu nhập bình quân tháng của người lao động là 7,1 triệu đồng, tăng 6,9%, tương ứng tăng 459 nghìn đồng so với năm 2022.

+ So với năm trước, tình hình thất nghiệp và thiếu việc làm có cải thiện.

- Những điểm hạn chế:

+ Về chất lượng, cung lao động còn nhiều bất cập, hạn chế, chưa đáp ứng cho cầu lao động của một thị trường lao động hiện đại, linh hoạt, bền vững và hội nhập (khoảng 38 triệu người lao động chưa qua đào tạo từ sơ cấp trở lên).

+ Số người lao động đang làm việc có xu hướng tăng nhưng thị trường lao động chưa có sự cải thiện về chất lượng lao động khi số lao động phi chính thức làm các công việc bấp bênh, thiếu tính ổn định vẫn chiếm tỷ trọng lớn, khoảng ba phần năm tổng số lao động có việc làm của cả nước.

+ So sánh các năm từ 2020 đến nay (trừ năm 2021 do ảnh hưởng của dịch Covid-19), sự chuyển dịch cơ cấu ngành giữa khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản, khu vực công nghiệp và xây dựng, khu vực dịch vụ chậm lại.

+ Số lao động không sử dụng hết tiềm năng là 2,3 triệu người. Tỷ lệ lao động không sử dụng hết tiềm năng 2023 là 4,3%.

 

Câu 2: Sưu tầm thông tin trên sách, báo, internet và cho biết thách thức của thị trường lao động Việt Nam giai đoạn 2020 – 2025.

Trả lời:

Những thách thức của thị trường lao động Việt Nam giai đoạn 2020 – 2025:

- Nhiều người thất nghiệp hoặc mất việc làm nhưng nhiều doanh nghiệp không tuyển dụng được lao động theo ý muốn.

- Lao động khu vực phi chính thức (lao động tự do) ngày càng cao.

- Nhân lực phân bố không đồng đều giữa các khu vực, ngành kinh tế, làm mất cân đối nhu cầu nhân lực và nhu cầu việc làm. Quy mô đào tạo lao động kỹ thuật chưa đáp ứng yêu cầu của thị trường lao động, thua rất nhiều so với quy mô đào tạo trình độ cao đẳng, đại học.

- Tình hình vi phạm pháp luật lao động còn nhiều, khi thanh tra hay có quyết định xử phạt vi phạm hành chính, doanh nghiệp không chấp hành, nhất là xử phạt liên quan nợ bảo hiểm xã hội.

- Công tác dự báo nhu cầu nhân lực, thông tin thị trường lao động, giao dịch việc làm (tư vấn, giới thiệu việc làm, cung ứng lao động) còn chưa hiệu quả.

 

Câu hỏi và bài tập tự luận Công nghệ 9 - Định hướng nghề nghiệp kết nối tri thức
Câu hỏi và bài tập tự luận Công nghệ 9 - Định hướng nghề nghiệp kết nối tri thức

Đang liên tục cập nhật....

=> Giáo án công nghệ 9 - Định hướng nghề nghiệp kết nối tri thức

Xem tài liệu được tặng kèm trong năm học. Khi đặt giáo án bây giờ:


Từ khóa: Câu hỏi và bài tập tự luận công nghệ 9 định hướng nghề nghiệp kết nối tri thức, bài tập công nghệ định hướng nghề nghiệp 9 KNTT, bộ câu hỏi tự luận công nghệ 9 định hướng nghề nghiệp kết nối

Tài liệu quan tâm

Cùng chủ đề

Tài liệu quan tâm

Chat hỗ trợ
Chat ngay