Phiếu trắc nghiệm Công nghệ 9 Định hướng nghề nghiệp Kết nối Ôn tập cuối kì 1 (Đề 2)
Tổng hợp câu hỏi ôn tập trắc nghiệm Công nghệ 9 (Định hướng nghề nghiệp) kết nối tri thức. Câu hỏi và bài tập Ôn tập cuối kì 1 (Đề 2). Bộ trắc nghiệm có nhiều câu hỏi, phân bổ đều trên các bài học. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp học sinh nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp tục bổ sung thêm các câu hỏi.
Xem: => Giáo án công nghệ 9 - Định hướng nghề nghiệp kết nối tri thức
TRẮC NGHIỆM CÔNG NGHỆ HƯỚNG NGHIỆP 9 KẾT NỐI TRI THỨC CUỐI KÌ 1
Đề số 02
Câu 1: Trong quy trình lựa chọn nghề nghiệp, bước nào giúp cá nhân hiểu rõ bản thân mình?
A. Tìm hiểu về các ngành nghề.
B. Xác định mục tiêu nghề nghiệp.
C. Tự đánh giá bản thân.
D. Ra quyết định lựa chọn nghề nghiệp.
Câu 2: Việc tìm hiểu thông tin về các ngành nghề giúp ích gì cho quá trình lựa chọn nghề nghiệp?
A. Giúp biết được tất cả các ngành nghề trên thế giới.
B. Giúp so sánh và lựa chọn được ngành nghề phù hợp nhất.
C. Giúp biết được ngành nghề nào đang được ưa chuộng.
D. Giúp biết được ngành nghề nào có nhiều người làm.
Câu 3: Yếu tố nào dưới đây không ảnh hưởng đến việc lựa chọn nghề nghiệp?
A. Sở thích cá nhân.
B. Thu nhập của nghề.
C. Nghề nghiệp của bạn bè.
D. Nhu cầu nhân lực của xã hội.
Câu 4: Yếu tố nào không thuộc về năng lực cá nhân khi tự đánh giá nghề nghiệp?
A. Kỹ năng giao tiếp.
B. Tình hình kinh tế của gia đình.
C. Khả năng tư duy logic.
D. Kỹ năng làm việc nhóm.
Câu 5: Tại sao cần phải tìm hiểu kĩ về các yêu cầu của ngành nghề trước khi tự đánh giá mức độ phù hợp của bản thân?
A. Để biết được ngành nghề nào có nhiều yêu cầu nhất.
B. Để so sánh các yêu cầu của các ngành nghề khác nhau.
C. Để biết được bản thân có đáp ứng được các yêu cầu của ngành nghề hay không.
D. Để biết được ngành nghề nào có yêu cầu dễ dàng nhất.
Câu 6: Có bao nhiêu kiểu tính cách phù hợp với môi trường nghề nghiệp?
A. 1 tính cách.
B. 4 tính cách.
C. 2 tính cách.
D. 6 tính cách.
Câu 7: Đâu là đặc điểm của nhóm nghệ thuật?
A. Thích cạnh tranh.
B. Muốn người khác phải nể phục.
C. Dễ xúc động, có óc tưởng tượng phong phú.
D. Có khả năng phân tích vấn đề.
Câu 8: Nêu ý nghĩa của lí thuyết cây nghề nghiệp
A. Chỉ ra mối quan hệ chặt chẽ giữa thành công trong nghề nghiệp với năng lực, cá tính, khả năng, giá trị nghề nghiệp của tập thể.
B. Chỉ ra mối quan hệ chặt chẽ giữa thành công trong nghề nghiệp với năng lực, cá tính, khả năng, giá trị nghề nghiệp của cá nhân.
C. Chỉ ra mối quan hệ mật thiết giữa thành công trong nghề nghiệp với năng lực, cá tính, khả năng, giá trị nghề nghiệp của cá nhân.
D. Chỉ ra mối quan hệ chặt chẽ giữa thành công trong nghề nghiệp với năng lực, cá tính, khả năng, giá trị nghề nghiệp của cá nhân, tập thể.
Câu 9: Để đánh giá mức độ phù hợp của bản thân với một số ngành nghề thuộc lĩnh vực kĩ thuật, công nghệ cần thực hiện theo quy trình mấy bước?
A. 1 bước.
B. 2 bước.
C. 6 bước.
D. 3 bước.
Câu 10: Nghề nào phù hợp với người biết đọc các bản vẽ/bản vẽ thiết kế?
A. Nhà nghiên cứu sử học.
B. Nhân viên tư vấn.
C. Đầu bếp.
D. Kĩ sư xây dựng.
Câu 11: Thích điều tra, phân loại, khái quát và tổng hợp vấn đề phù hợp với nhóm tính cách nào?
A. Nhóm xã hội.
B. Nhóm nghệ thuật.
C. Nhóm nghiên cứu.
D. Nhóm nghiệp vụ.
Câu 12: Thích các hoạt động vì mục tiêu cộng đồng, mong muốn đóng góp cho xã hội phù hợp với nhóm tính cách nào?
A. Nhóm xã hội.
B. Nhóm nghệ thuật.
C. Nhóm kĩ thuật.
D. Nhóm nghiệp vụ.
Câu 13: Nội dung nào dưới đây không phải là đặc điểm của nhóm quản lí?
A. Có tính phiêu lưu, mạo hiểm, có tính quyết đoán, năng động.
B. Dễ xúc động, có óc tưởng tượng phong phú; thích tự do.
C. Có khả năng thuyết phục.
D. Thích cạnh tranh, muốn người khác phải nể phục.
Câu 14: Nội dung nào dưới đây không đúng khi nói về nội dung cơ bản của phần quả lí thuyết cây nghề nghiệp?
A. Thể hiện những mong muốn của con người đối với cơ hội việc làm.
B. Thể hiện những mong muốn của con người đối với môi trường làm việc tốt, lương cao.
C. Thể hiện những mong muốn của con người đối với công việc ổn định và được nhiều người tôn trọng.
D. Thể hiện cá tính, sở thích, khả năng, giá trị nghề nghiệp của mỗi bản thân.
Câu 15: Sự thay đổi của cung cầu trong thị trường lao động, những định kiến, trào lưu chọn nghề dẫn đến hậu quả gì khi quyết định lựa chọn nghề nghiệp?
A. Quyết định năng lực của bản thân đúng đắn.
B. Quyết định tính cách, nghề nghiệp không đúng đắn.
C. Quyết định môi trường làm việc đúng đắn.
D. Quyết định chọn nghề không đúng đắn.
Câu 16: ........................................
........................................
........................................