Câu hỏi và bài tập tự luận Lịch sử và địa lí 5 chân trời sáng tạo

Dưới đây là loạt câu hỏi và bài tập tự luận Lịch sử và địa lí 5 chân trời sáng tạo. Bài tập tự luận chia 4 mức độ khác nhau: nhận biết, thông hiểu, vận dụng, vận dụng cao theo từng bài học sẽ hữu ích trong việc ôn tập, kiểm tra bài cũ, phiếu học tập, đề thi, kiểm tra...File tải về bản word, có đáp án và đầy đủ bài tập tự luận của các bài học. Kéo xuống để tham khảo.

Click vào ảnh dưới đây để xem giáo án rõ

Câu hỏi và bài tập tự luận Lịch sử và địa lí 5 chân trời sáng tạo
Câu hỏi và bài tập tự luận Lịch sử và địa lí 5 chân trời sáng tạo
Câu hỏi và bài tập tự luận Lịch sử và địa lí 5 chân trời sáng tạo
Câu hỏi và bài tập tự luận Lịch sử và địa lí 5 chân trời sáng tạo
Câu hỏi và bài tập tự luận Lịch sử và địa lí 5 chân trời sáng tạo
Câu hỏi và bài tập tự luận Lịch sử và địa lí 5 chân trời sáng tạo
Câu hỏi và bài tập tự luận Lịch sử và địa lí 5 chân trời sáng tạo
Câu hỏi và bài tập tự luận Lịch sử và địa lí 5 chân trời sáng tạo

Một số tài liệu quan tâm khác


BÀI 5: NƯỚC VĂN LANG, ÂU LẠC

(16 CÂU)

 

1. NHẬN BIẾT (4 CÂU)

Câu 1: Trình bày sự ra đời của nước Văn Lang, Âu Lạc.

Trả lời:

Sự ra đời của nước Văn Lang, Âu Lạc:

- Khoảng thế kỉ VII TCN, Nhà nước Văn Lang ra đời, đứng đầu là Hùng Vương, kinh đô đặt ở Phong Châu (Việt Trì, Phù Thọ ngày nay).

- Đây là nhà nước đầu tiên của nước ta với thành phần cư dân chính là người Lạc Việt.

- Sau kháng chiến chống Tần thắng lợi (năm 208 TCN), Thục Phán đã lập ra nhà nước Âu Lạc, xưng là An Dương Vương, đóng đô ở Phong Khê (nay là Cổ Loa, Đông Anh, Hà Nội).

 

Câu 2: Mô tả đời sống kinh tế của cư dân Văn Lang, Âu Lạc.

Trả lời:

Đời sống kinh tế của cư dân Văn Lang, Âu Lạc:

- Cư dân Văn Lang, Âu Lạc chủ yếu sống bằng nghề nông trồng lúa nước.

- Họ dùng lưỡi cày, lưỡi hái, cuốc, rìu,… bằng đồng làm công cụ sản xuất và chế tạo các đồ dùng phục vụ cho cuộc sống sinh hoạt như thạp đồng, thau, chậu, bình gốm, muôi đồng,…

 

Câu 3: Trình bày công cuộc đấu tranh bảo vệ Nhà nước Văn Lang, Âu Lạc.

Trả lời:

Công cuộc đấu tranh bảo vệ Nhà nước Văn Lang, Âu Lạc:

- Từ khi lập nước, cư dân Văn Lang, Âu Lạc đã nhiều lần chiến đấu chống giặc phương Bắc xâm lược.

- Đến năm 179 TCN, Âu Lạc đã bị quân của Triệu Đà – vua nước Nam Việt (thuộc Trung Quốc) tấn công và bị sáp nhập vào Nam Việt.

 

Câu 4: Kể tên một số truyền thuyết, hiện vật, bằng chứng khảo cổ học liên quan đến sự ra đời và công cuộc đấu tranh bảo vệ nhà nước của cư dân Văn Lang, Âu Lạc.

Trả lời:

Một số truyền thuyết, hiện vật khảo cổ liên quan đến sự ra đời và công cuộc đấu tranh bảo vệ nhà nước của cư dân Văn Lang, Âu Lạc:

- Truyền thuyết: Con Rồng cháu Tiên, Hùng Vương chọn đất đóng đô, An Dương Vương xây thành Cổ Loa, Vua Hùng dạy dân cấy lúa, Thánh Gióng, Sự tích nỏ thần,…

- Hiện vật, bằng chứng khảo cổ học: trống đồng Đông Sơn, dấu vết Thành Cổ Loa, thạp đồng Đào Thịnh, muôi đồng, bình gốm, lưỡi cày đồng, mộ thuyền Việt Khê (Hải Phòng), rìu chiến, mũi tên đồng, lẫy nỏ,….

 

2. THÔNG HIỂU (2 CÂU)

Câu 1: Em hãy cho biết đời sống kinh tế của cư dân Văn Lang, Âu Lạc được thể hiện như thế nào qua truyền thuyết “Vua Hùng dạy dân cấy lúa”.

Trả lời:

Đời sống kinh tế của cư dân Văn Lang, Âu Lạc được thể hiện qua truyền thuyết “Vua Hùng dạy dân cấy lúa”: Dưới thời Văn Lang, Âu Lạc, cư dân chủ yếu sống bằng nghề trồng lúa nước.

- Vua Hùng tổ chức cho dân đến đắp bờ giữ nước.

- Vua bày cách cho dân gỡ hạt, gieo mạ. Khi mạ lên xanh thì đem cấy vào ruộng có nước.

- Nghề nông được hình thành và đem lại cuộc sống ấm no cho người dân.

 

Câu 2: Em hãy cho biết “Sự tích nỏ thần” phản ánh công cuộc bảo vệ Nhà nước Âu Lạc như thế nào?

Trả lời:

“Sự tích nỏ thần” phản ánh công cuộc bảo vệ Nhà nước Âu Lạc qua sự phát triển về chế tạo vũ khí thô sơ (mũi tên bằng đồng). Nỏ thần là hình ảnh tượng trưng cho sức chiến đấu của người Âu Lạc bấy giờ.

 

3. VẬN DỤNG (5 CÂU)

Câu 1: Sự ra đời của nhà nước Văn Lang, Âu Lạc được phản ánh qua các truyền thuyết nào? Em hãy tóm tắt các truyền thuyết đó.

Trả lời:

Sự ra đời của nhà nước Văn Lang, Âu Lạc được phản ánh qua các truyền thuyết Con Rồng cháu Tiên, Hùng Vương chọn đất đóng đô, Sự tích thành Cổ Loa.

- Sự tích Con Rồng cháu Tiên: Ngày xưa ở vùng đất Lạc Việt có vị thần con trai thần Long Nữ, tên Lạc Long Quân kết duyên cùng nàng Âu Cơ thuộc dòng họ Thần Nông xinh đẹp. Về sau, Âu Cơ sinh ra bọc trăm trứng, từ trăm trứng nở ra một trăm người con khôi ngô tuấn tú. Vì Lạc Long Quân không quen sống trên cạn lâu ngày nên hai vợ chồng mỗi người dẫn năm mươi người con lên rừng và xuống biển. Người con trưởng được suy tôn làm vua Hùng trên đất Phong Châu, đặt tên nước là Văn Lang, cứ thế kế tục tới muôn đời sau.

- Sự tích Hùng Vương chọn đất đóng đô: Vua Hùng đến nhiều vùng dọc sông Thao, sông Đà chọn đóng đô cho nước Văn Lang nhưng chưa tìm được nơi phù hợp. Một hôm, vua tới một vùng đất trước mặt có ba con sông hội tụ, hai bên là núi Tản Viên – Tam Đảo chầu về, đồi núi gần xa. Có ngọn núi hình voi mẹ nằm giữa đàn con. Phóng tầm mắt nhìn ra bốn phía thấy ba bề bãi rộng bồi đắp phù sa, bốn mặt cây xanh hoa tươi quả ngọt, vua mừng rỡ, khen thế đất vững bền, là đất họp muôn dân. Vua quyết định đóng đô ở đó, gọi tên là thành Phong Châu.

- Sự tích Thành Cổ Loa: Vào buổi đầu lập nước Âu Lạc, An Dương Vương chọn Phong Khê làm nơi đóng đô. Để bảo vệ kinh đô, vua cho xây Thành Cổ Loa tại đây. Thành cứ đắp lên cao lại đổ sập xuống, An Dương Vương rất lo lắng. Nhà vua lập đàn cầu trời phù hộ. Một cụ già râu tóc bạc trắng hiện lên nói với vua “Sẽ có thần Kim Quy đến giúp”. Nhờ có thần Kim Quy giúp đỡ, chẳng bao lâu thành đã đắp xong. Thành có ba vòng, xoắn như hình trôn ốc, gọi là Thành Cổ Loa.

 

Câu 2: Em hãy kể lại truyền thuyết “Vua Hùng dạy dân cấy lúa”.

Trả lời:

Truyền thuyết “Vua Hùng dạy dân cấy lúa”:

Thuở xưa, người dân chưa biết cày cấy làm ra thóc gạo, chỉ sống bằng săn bắt thú rừng, thu lượm rễ cây, hoa quả và các loại rau dại, lúa hoang nhặt được. Nhận thấy, vùng đất ven sông hằng năm được phù sa bồi thêm màu mỡ, vua Hùng tổ chức cho dân gỡ hạt, gieo mạ. Khi mạ lên xanh thì đem cấy vào ruộng có nước. Từ đó, nghề nông được hình thành và đem lại cuộc sống ấm no cho người dân.

 

Câu 3: Công cuộc đấu tranh bảo vệ đất nước của người dân Văn Lang được thể hiện qua truyền thuyết nào? Em hãy kể lại truyền thuyết đó. 

Trả lời:

Công cuộc đấu tranh bảo vệ đất nước của người dân Văn Lang được thể hiện qua truyền thuyết “Sự tích nỏ thần”.

    Sau khi Thành Cổ Loa được xây xong, An Dương Vương rất lo lắng về việc bảo vệ Thành. Thấy được băn khoăn của nhà vua, thần Kim Quy lại hiện lên và trao cho nhà vua một chiếc vuốt để làm lẫy nỏ chống giặc.

     Nhờ có nỏ thần, giặc phương Bắc nhiều lần xâm lược nước ta đều thất bại. Triệu Đà thấy vậy bèn xin giảng hòa và sai con trai là Trọng Thủy sang cầu hôn công chúa Mỵ Châu nhằm tìm hiểu bí mật của nước Âu Lạc. Vua An Dương Vương đã đồng ý chọn Trọng Thủy làm rể. Một thời gian sau, Trọng Thủy đã đánh tráo nỏ thần và đem về nước dâng cho Triệu Đà. Do mất cảnh giác, quân An Dương Vương thua trận. Nước ta bị giặc phương Bắc đô hộ.

 

Câu 4: Kể tên một số hoạt động kinh tế có từ thời Văn Lang, Âu Lạc còn tồn tại đến ngày nay.

Trả lời:

Một số hoạt động kinh tế có từ thời Văn Lang, Âu Lạc còn tồn tại đến ngày nay: trồng lúa, chăn nuôi, đánh cá, đúc đồng, làm gốm,…

 

Câu 5: Sưu tầm thông tin từ sách, báo, internet và kể tên một số di tích lịch sử liên quan đến thời Văn Lang, Âu Lạc.

Trả lời:

Một số di tích lịch sử liên quan đến thời Văn Lang, Âu Lạc:

- Đền thờ An Dương Vương thuộc khu tích Cổ Loa (huyện Đông Anh, Hà Nội).

- Đền Hùng (Phú Thọ).

- Đình Lễ Quán, Đền Bảo Sài, Đình Thủ Pháp (Hải Dương).

 

4. VẬN DỤNG CAO (5 CÂU)

Câu 1: Từ truyền thuyết “Sự tích nỏ thần”, em rút ra được bài học gì?

Trả lời:

Sự tích nỏ thần là bài học trong lịch sử Việt Nam: Luôn phải đề cao cảnh giác trước những âm mưu của nước ngoài. Nếu sơ hở, mất sự cảnh giác vì tin giặc sẽ dẫn đến mất nước.

 

Câu 2: Năm 1954, trong lần về thăm Đền Hùng, Bác Hồ đã căn dặn:

“Các Vua Hùng đã có công dựng nước,

Bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước”.

Câu nói của Bác nói lên điều gì?

Trả lời:

- “Các Vua Hùng đã có công dựng nước, Bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước” – Đây là lời căn dặn của Chủ tịch Hồ Chí Minh vào sáng ngày 19/9/1954 tại đền Giếng thuộc khu di tích Đền Hùng đến các cán bộ chỉ huy thuộc Đại đoàn quân Tiên Phong (Sư đoàn 308) khi hành quân về tiếp quản Thủ đô Hà Nội. Từ đó, cứ đến ngày 10/3 âm lịch hằng năm thì lời căn dặn của Bác lại càng được khắc sâu trong tâm trí của mỗi con người Việt Nam.

- Câu nói của Bác không chỉ là lời nhắc nhở mà còn thể hiện lòng biết ơn đối với các Vua Hùng đã có công dựng nên nhà nước Văn Lang.

 

Câu 3: Phú Thọ là nơi có truyền thuyết Hùng Vương nhiều nhất. Em hãy kể tên các truyền thuyết tại nơi này.

Trả lời:

Phú Thọ là nơi có truyền thuyết Hùng Vương nhiều nhấtđã sưu tầm được 31 truyền thuyết như: Bọc trăm trứng, Bánh chưng bánh dày, Củ khoai lang, Dạy dân săn lưới, cấy lúa, Bắt trâu kéo cày, Dưa chua, Mật mía, Tiên Dung công chúa, Tản Viên Sơn Thánh, Cao Sơn, Quý Minh, Lý Văn Lang, Năm anh em lốt rắn, Trâu nước, Cột đá thề, Ba ông Đô Sĩ , Đăng Hồng, Hùng Bảo, Hùng Dũng, Đinh Chính, Hùng Việt, Lang Bút, Lang Lôi, Lang Mao, Đình Xá, Thạch Trăng Thổ Lân, Sơn Thắng, Thiên Cương, Đại Hải, Bạch Thạch.

 

Câu 4: Em hãy nêu hiểu biết về một hiện vật là Bảo vật quốc gia dưới thời Văn Lang, Âu Lạc.

Trả lời:

     Mộ thuyền Việt Khê được tìm thấy ở xã Phù Ninh, huyện Thủy Nguyên (Hải Phòng), bên trong chưa hơn 100 hiện vật gồm nhiều công cụ lao động, đồ dùng sinh hoạt, vũ khí chiến đấu,….của cư dân Văn Lang, Âu Lạc. Mộ thuyền Việt Khê được công nhận là Bảo vật quốc gia vào năm 2013.

 

Câu 5: Sưu tầm thông tin trên sách, báo, internet và cho biết nước Văn Lang, Âu Lạc ra đời trên cơ sở sự phát triển rực rỡ của nền văn hóa nào? Nêu một vài hiểu biết về nền văn hóa đó.

Trả lời:

Nhà nước Văn Lang, Âu Lạc ra đời trên cơ sở sự phát triển rực rỡ của nền văn hóa Đông Sơn.

- Văn hóa Đông Sơn nền văn hóa cổ xuất hiện vào khoảng năm 800 trước Công nguyên ở một số tỉnh miền Bắc Việt Nam và Bắc Trung bộ Việt Nam (Phú Thọ, Yên Bái, Hòa Bình, Hà Nội, Nam Định, Ninh Bình, Hà Nam , Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh mà trung tâm là khu vực sông Mã), và ba con sông lớn và chính của đồng bằng Bắc Bộ (sông Hồng, sông Mã và sông Lam) vào thời kỳ đồ đồng và thời kỳ đồ sắt sớm. Đặc điểm của nền văn hóa Đông Sơn:

+ Kỹ thuật đúc đồng đỉnh cao (trống đồng Đông Sơn).

+ Kỹ thuật quân sự mà đỉnh cao (thành Cổ Loa, thành, mũi tên đồng và nỏ).

 

 

Câu hỏi và bài tập tự luận Lịch sử và địa lí 5 chân trời sáng tạo
Câu hỏi và bài tập tự luận Lịch sử và địa lí 5 chân trời sáng tạo

Đang liên tục cập nhật....

=> Giáo án lịch sử và địa lí 5 chân trời sáng tạo

Từ khóa: Câu hỏi và bài tập tự luận Lịch sử và địa lí 5 chân trời sáng tạo, bài tập Lịch sử và địa lí 5 CTST, bộ câu hỏi tự luận Lịch sử và địa lí 5 chân trời

Tài liệu quan tâm

Cùng chủ đề

Tài liệu quan tâm

Chat hỗ trợ
Chat ngay