Đáp án Công nghệ 10 cánh diều Bài 16. Quy trình trồng trọt_Phần 1
File Đáp án Công nghệ 10 cánh diều Bài 16. Quy trình trồng trọt_Phần 1. Toàn bộ câu hỏi, bài tập ở trong bài học đều có đáp án. Tài liệu dạng file word, tải về dễ dàng. File đáp án này giúp kiểm tra nhanh kết quả. Chỉ có đáp án nên giúp học sinh tư duy, tránh học vẹt
Xem: => Giáo án công nghệ 10 - Công nghệ trồng trọt cánh diều (bản word)
BÀI 16: QUY TRÌNH TRỒNG TRỌT
MỞ ĐẦU
Câu hỏi: Quan sát Hình 16.1 và cho biết quy trình trồng trọt gồm các bước nào?
Trả lời:
Quy trình trồng trọt gồm các bước:
- Bước 1: Làm đất, bón lót
- Bước 2: Gieo hạt, trồng cây
- Bước 3: Chăm sóc
- Bước 4: Thu hoạch
1. LÀM ĐẤT, BÓN LÓT
1.1. Cày bừa đất
Luyện tập: Cày, bừa đất có tác dụng gì đối với cây trồng?
Trả lời:
Cày, bừa đất có tác dụng đối với cây trồng:cày bừa là dọn sạch cỏ dại và các vật thể cứng ở trong đất, giúp làm nhỏ và tơi xốp đất giúp đất sạch, có nhiều chất dinh dưỡng hơn giúp cây dễ hấp thụ và phát triển tốt hơn.
Hình thành kiến thức: Chọn đất như thế nào để thích hợp với cây trồng nước, cây trồng cạn?
Trả lời:
- Đất thích hợp với cây trồng nước: đất phù sa, đất bùn, đất sét
- Đất thích hợp với cây trồng cạn: đất cát, đất thịt, đất đen, đất đỏ bazan,...
1.2. Lên luống
Luyện tập:
- Trong các loại cây trồng sau đây, cây nào không cần lên luống để trồng: lúa, rau cần ta, cà chua, khoai lang, nhãn, hoa cúc?
- Em hãy quan sát hai kiểu luống A, B ở Hình 16.2 và cho biết kiểu luống nào thích hợp cho trồng cây mùa mưa? Vì sao?
Trả lời:
- Cây không cần lên luống để trồng: nhãn.
- Giữa hai kiểu luống A và B, kiểu luống thích hợp cho trồng cây mùa mưa là: Luống B. Vì luống B cao, hẹp và thoải tránh ngập úng khi trồng cây vào mùa mưa.
Vận dụng: Hãy mô tả phương pháp làm đất và lên luống để trồng cây khoai lang.
Trả lời:
Phương pháp làm đất và lên luống để trồng cây khoai lang:
- Chọn đất ẩm, đất cát pha, cày, bừa đất.
- Lên luống có chiều rộng 0,8 – 1mm, cao 25 – 30cm, rãnh thoát nước 30cm.
- Tiến hành rạch hàng, trồng khoai khi củ vừa nhú mầm.
- Khoảng cách trồng: hàng cách hàng: 30 – 40cm.
1.3. Bón phân lót
Hình thành kiến thức:
- Loại phân bón nào thích hợp cho bón lót? Vì sao?
- Quan sát các phương pháp bón lót ở Hình 16.3 và cho biết mỗi phương pháp thích hợp với loại cây trồng nào? Hãy lấy ví dụ.
Trả lời:
- Loại phân bón nào thích hợp cho bón lót:
- Phân có hàm lượng hữu cơ cao (phân hữu cơ, phân hữu cơ vi sinh). Phần lớn là phân gia súc (phân chuồng) đã ủ hoai mục và phân hữu cơ chế biến. Ngoài việc cung cấp chất dinh dưỡng, phân hữu cơ còn làm cho đất tơi xốp, giúp tăng cường hoạt động cho hệ vi sinh vật có ích trong đất, để phát huy tác dụng này cần bón lót sớm, trước hoặc ngay khi chuẩn bị gieo trồng.
- Vôi hoặc chất cải tạo đất, điều hòa pH đất: Là một loại phân dùng bón lót, đặc biệt đối với các vùng đất bị chua phèn hoặc các rau ăn quả lâu năm.
- Phân hóa học có hàm lượng đạm thấp, lân cao: Với các loại cây màu ngắn ngày thường bón lót cả lân và kali, ít dùng phân đạm bón lót. Đối với cây ăn quả và rau công nghiệp lâu năm, chủ yếu cũng bón lót lân và kali, có thể thêm ít đạm. Các loại phân hỗn hợp NPK có hàm lượng lân cao, đạm và kali thấp cũng thường dùng bón lót.
- VD: Supe lân, lân nung chảy, NPK 5.10.3; DAP 18-46, NPK 16.16.8; NPK 12.15.5...
Vì đối với các loại phân bón mà chất dinh dưỡng chủ yếu nằm ở trạng thái khó tiêu như phân hữu cơ, phân lân. Các loại phân này cần một thời gian nhất định cây trồng mới có thể sử dụng được. Sử dụng các loại phân bón trên dễ hòa tan, hàm lượng chất dinh dưỡng thấp có tác dụng làm xốp đất, tăng độ phì nhiêu, tăng hiệu quả sử dụng phân hóa học, đối với các loại phân vi sinh thì các chủng loại vi sinh vật sẽ phát huy vai trò của nó như phân giải chất dinh dưỡng khó tiêu thành dễ tiêu cho cây hấp thụ, hoặc hút đạm khí trời để bổ sung cho đất. => có tác dụng nâng cao hiệu quả của phân bón, nâng cao năng suất cây trồng.
- Mỗi phương pháp thích hợp với loại cây trồng:
- Bón vãi: ngô, dưa chuột, dưa hấu , dưa lưới, chè
- Bón theo hàng: phù hợp với các loại cây rau và các cây trồng theo luống. VD: cây ngô, cây mía, cây lúa, ..
- Bón theo hốc: phù hợp với cây ăn quả. VD: bưởi, táo, ổi, lê, cam
- Bón theo hố: cây mộc, cây tường vi,..
Vận dụng: Hãy mô tả phương pháp bón lót cho cây lúa và cây bưởi.
Trả lời:
Phương pháp bón lót cho cây lúa và cây bưởi:
- Cây lúa: bón theo hàng
- Cây bưởi: bón theo hốc
2. GIEO HẠT, TRỒNG CÂY
2.1. Gieo hạt
Hình thành kiến thức:
- Những loại cây trồng như thế nào nên trồng trực tiếp bằng hạt?
- Loại hạt nào thích hợp với phương pháp gieo vãi, gieo theo hàng, gieo theo hốc?
Trả lời:
- Những loại cây ăn quả, những loại cây ra hạt (hạt chắc..) nên trồng trực tiếp bằng hạt.
- Loại hạt thích hợp với phương pháp gieo vãi, gieo theo hàng, gieo theo hốc là:
- Những cây lương thực: lúa, ngô, đậu,...
- Cây thực phẩm ngắn ngày: rau cải bắp, su hào, xà lách...
- Một số ít loại cây ăn quả cũng có thể trồng hạt, nhưng mà không cho thời gian thu hoạch sớm.
Luyện tập: Hãy phân tích ưu, nhược điểm của các phương pháp gieo hạt
Trả lời:
Ưu điểm | Nhược điểm | |
Gieo vãi | Nhanh, ít tốn công, gây lãng phí hạt giống | Số lượng hạt nhiều khó chăm sóc |
Gieo hàng, gieo hốc | Chăm sóc dễ dàng, ít lãng phí hạt giống | Tốn nhiều công |
2.2. Trồng cây
Hình thành kiến thức: Vì sao cây ăn quả thường được trồng bằng cây giống?
Trả lời:
Cây ăn quả thường được trồng bằng cây giống vì cây ăn quả thường là loại cây thân gỗ lâu năm.
Luyện tập: Em hãy quan sát Hình 16.5 và mô tả phương pháp trồng cây cà chua, cây ổi, cây hành
Trả lời:
Mô tả phương pháp trồng cây cà chua, cây ổi, cây hành:
- Hình A. Trồng cà chua: trồng cây vào hố
- Hình B. Trồng ổi: trồng cây con có bầu và hốc cây
- Hình C. Trồng hành: trồng cây con vào chính giữa hàng
3. CHĂM SÓC
3.1. Tưới nước
Luyện tập: Hãy quan sát Hình 16.6 và cho biết phương pháp tưới nước phun mưa và tưới nhỏ giọt thích hợp cho những loại cây trồng nào?
Trả lời:
- Hình 16.6A: Phương pháp tưới nhỏ giọt thích hợp cho loại cây trồng: cây cảnh trồng trong nhà, cây trồng trong bồn, trồng trong hốc...
- Hình 16.6B: Phương pháp tưới phun mưa: thích hợp cho loại cây trồng: các loại rau, các cây trồng theo hàng..
3.2. Bón thúc
Hình thành kiến thức: Loại phân bón nào thích hợp bón thúc cho cây? Vì sao?
Trả lời:
Loại phân thích hợp bón thúc cho cây: phân đạm, phân kali, phân hỗn hợp. Vì dưỡng chất trong cây con lấy từ hạt, củ, hay cành giâm, đã đù mức cân bằng cho cây sinh trưởng, nếu dư đạm cây dễ sinh bệnh vì cây còn non yếu,còn kali chủ yếu cần vào lúc ra hoa, quả củ, bón trước nhiều không cần thiết cây không hấp thụ hết bị rửa trôi rất phí nếu bón nhiếu lúc nhỏ cây cứng và cằn chậm phát triển nhỏ thó kém năng suất về sau.
3.4. Xới xáo, làm cỏ, vun gốc
Luyện tập:
- Nên bón thúc cho cây vào lúc nào?
- Xới xáo, làm cỏ và vun gốc có tác dụng gì?
Trả lời:
- Nên bón thúc cho cây vào lúc: bón thúc cho cây vào những giai đoạn cây cần nhiều phân để sinh trưởng và phát triển. Đó là giai đoạn cây còn nhỏ, cần phát triển thân lá mạnh, giai đoạn cây đẻ nhánh, đâm chồi, giai đoạn hình thành hoa và giai đoạn quả đang lớn.
- Xới xáo, làm cỏ và vun gốc có tác dụng: giúp cho bộ rễ phát triển tốt. Kết hợp xới trừ cỏ dại để cạnh tranh nước và dinh dưỡng với cây trồng. Lấy đất xung quanh gốc và rãnh vun vào gốc, giúp cho cây đứng vững, bộ rễ và củ trong đất phát triển tốt.
Vận dụng: Vì sao phải hạn chế xới xáo khi trồng khoai tây, khoai lang?
Trả lời:
Hạn chế xới xáo khi trồng khoai tây, khoai lang là vì đây là những loại củ trồng ở dưới đất nên khi chúng ta xới đất nhiều có thể sẽ ảnh hưởng đến rễ, củ trong đất.
=> Giáo án công nghệ trồng trọt 10 cánh diều bài 16: Quy trình trồng trọt