Giáo án và PPT đồng bộ Công nghệ 10 Công nghệ trồng trọt Cánh diều
Công nghệ 10 Công nghệ trồng trọt Cánh diều. Giáo án word chỉn chu. Giáo án ppt (powerpoint) hấp dẫn, hiện đại. Word và PPT được soạn đồng bộ, thống nhất với nhau. Bộ tài liệu sẽ giúp giáo viên nhẹ nhàng trong giảng dạy. Thầy/cô tham khảo trước để biết chất lượng.
Click vào ảnh dưới đây để xem giáo án rõ
Một số tài liệu quan tâm khác
Phần trình bày nội dung giáo án
Trường:…………..
Giáo viên:
Bộ môn: Công nghệ trồng trọt 10 cánh diều
PHẦN 1: SOẠN GIÁO ÁN WORD CÔNG NGHỆ TRỒNG TRỌT 10 CÁNH DIỀU
CHỦ ĐỀ 2: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ TRỒNG TRỌT
BÀI 4: THÀNH PHẦN VÀ TÍNH CHẤT CỦA ĐẤT TRỒNG
I. MỤC TIÊU
- Về kiến thức
- Biết được các khái niệm, thành phần của đất trồng; các tính chất cơ bản của đất trồng và khái niệm độ phì nhiêu của đất.
- Về năng lực
Năng lực công nghệ:
- Trình bày được khái niệm, thành phần của đất trồng.
- Trình bày được các tính chất cơ bản của đất trồng.
- Trình bày được khái niệm độ phì nhiêu của đất.
Năng lực chung: Lựa chọn được nguồn thông tin thích hợp để tìm hiểu về đất trồng, vai trò, thành phần, tính chất của đất trồng trong sản xuất nông nghiệp.
- Phẩm chất:
- Có ý thức bảo vệ đất trồng trong quá trình sử dụng đất.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
- Đối với giáo viên
- SGK, SGV, Giáo án.
- Máy tính, máy chiếu.
- Hình ảnh liên quan đến nội dung bài học (phẫu diện các loại đất, thành phần cơ giới của đất, keo đất,...).
- Máy tính, máy chiếu.
- Đối với học sinh
- SGK, SBT, vở ghi
- Tranh ảnh, tư liệu sưu tầm liên quan đến bài học và dụng cụ học tập (nếu cần) theo yêu cầu của GV.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
- HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
- Mục tiêu: Gợi mở, tìm tòi kiến thức, tạo hứng thú cho HS tìm hiểu về khái niệm, thành phần, tính chất của đất trồng.
- Nội dung: HS quan sát Hình 4.1. Phẫu diện của một số loại đất trồng và đưa ra nhận xét sự khác nhau về hình thái.
- Sản phẩm học tập: HS trả lời câu hỏi, lắng nghe và tiếp thu kiến thức.
- Tổ chức thực hiện:
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- Gv yêu cầu: HS quan sát Hình 4.1. Phẫu diện của một số loại đất trồng và đưa ra nhận xét sự khác nhau về hình thái.
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ.
Bước 3, 4: Báo cáo, đánh giá kết quả thực hiện hoạt động
- GV ghi nhận các câu trả lời của HS.
- GV kết luận:
+ Hình A: Đất than bùn: có màu nâu đen
+ Hình B: Đất bạc màu: có màu nâu trắng
+ Hình C: Đất bạc màu trên phù sa cổ: có pha màu trắng và vàng
+ Hình D: Đất đỏ nâu trên đá vôi: có màu nâu vàng
- GV dẫn dắt vào bài học: Để biết được thành phần và tính chất của đất trồng. Chúng ta sẽ cùng đi tìm hiểu trong bài học ngày hôm nay – Bài 4: Thành phần và tính chất của đất trồng.
HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Hoạt động 1: Tìm hiểu khái niệm đất trồng
- Mục tiêu: HS hiểu được khái niệm đất trồng, các yếu tố hình thành đất trồng.
- b. Nội dung: Tìm hiểu nội dung bài học để biết được ảnh hưởng của nhiệt độ đến quang hợp và hô hấp của cây trồng
- Sản phẩm học tập: Ảnh hưởng của nhiệt độ đến cây trồng.
- Tổ chức hoạt động:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV yêu cầu HS đọc nội dung mục Mục 1 và phân tích các dấu hiệu bản chất của khái niệm đất trồng về vị trí, vai trò và nguồn gốc hình thành của đất.
- GV yêu cầu HS quan sát Hình 4.2 và trả lời câu hỏi: Bộ rễ cây trồng phân bố chủ yếu ở tầng đất nào? Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS đọc SGK, quan sát hình ảnh, trả lời câu hỏi. - GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - GV mời đại diện HS trả lời. - GV mời HS khác nhận xét, bổ sung. Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập - GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức - GV mở rộng: 1. Chất hữu cơ trong đất: Chất hữu cơ trong đất là xác sinh vật và chất thải của động vật trong quá trình sổng. Mùn là sản phẩm cuối cùng của quá trình phân huỷ xác hữu cơ và có thành phần rất phức tạp. Trong đất tồn tại 3 dạng chất hữu cơ: - Xác sinh vật chưa phân huỷ, trong đó chủ yếu là rễ thực vật bậc cao. - Xác sinh vật đã phân huỷ và tạo nên các sản phẩm trung gian: protid, glucid, lipid,... nhờ vi sinh vật khoáng hóa trong đất. - Mùn thường có màu đen, là hỗn hợp phức tạp chứa chủ yếu là acid hữu cơ. 2. Vai trò của chất hữu cơ: - Cải thiện tính chất lí học, hoá học và sinh học của đất. - Tạo đất tơi xốp, tăng kết cấu, tăng khả năng giữ nước, giữ chất dinh dưỡng và ổn định nhiệt độ của đất. - Bổ sung nhiều khoáng cho đất; là yếu tố quyết định độ phì của đất. - Thu hút và tăng cường hệ sinh vật đất, nhất là vi sinh vật khoáng hóa; tạo môi trường thuận lợi cho hệ sinh vật đất phát triển. - Cung cấp nguồn thức ăn đặc biệt cho cây, tạo điều kiện thuận lợi cho cây sinh trưởng phát triển tốt đạt năng suất cao. - Kích thích rễ cây và tạo môi trường thuận lợi cho rễ cây phát triển. | 1. Khái niệm đất trồng - Khái niệm đất trồng gồm 3 dấu hiệu bán chất: ● Vị trí trên vỏ Trái Đất: lớp ngoài cùng tơi xốp. ● Vai trò: cung cấp nước, chất dinh dưỡng và các điều kiện khác cho cây trồng sống, phát triển và tạo ra sản phẩm. ● Nguồn gốc hình thành: do đá biến đổi tạo thành dưới tác động tổng hợp của 5 yếu tố (khí hậu, địa hình, sinh vật, thời gian và con người). - Rễ cây trồng phân bố chủ yếu ở tầng đất mặt - tầng đất canh tác. Đây là tầng đất cung cấp các điều kiện cần thiết cho |
--------------- Còn tiếp ---------------
PHẦN 2: BÀI GIẢNG POWERPOINT CÔNG NGHỆ TRỒNG TRỌT 10 CÁNH DIỀU
Xin chào các em học sinh! Chào mừng các em đến với bài học mới hôm nay
BÀI 12:
TÁC HẠI CỦA SÂU, BỆNH ĐỐI VỚI CÂY TRỒNG
NỘI DUNG BÀI HỌC
- Tác hại của sâu, bệnh đối với cây trồng
HS đọc mục 1 SGK tr.65 và trả lời câu hỏi:
Sâu bệnh gây ra những tác hại gì với cây trồng?
- Những tác hại của sâu bệnh đối với cây trồng:
Cây trồng sinh trưởng và phát triển kém, dẫn đến giảm năng suất, chất lượng và thẩm mĩ nông sản, thậm chí không cho thu hoạch.
Làm giảm giá trị dinh dưỡng trong sản phẩm, làm giảm tỉ lệ nảy mầm và sức sống của hạt giống, để lại độc tố trong nông sản, ảnh hưởng đến hình thái của nông sản.
THẢO LUẬN CẶP ĐÔI
Vì sao sâu, bệnh làm giảm giá trị dinh dưỡng, để lại độc tố trong nông sản, gây độc cho người sử dụng?
Trong quá trình sâu hút chất dinh dưỡng của cây trồng sẽ tiết ra, để lại những độc tố trên quả, gây ngộ độc.
- Tác hại của sâu, bệnh đối với cây trồng
HS quan sát Hình 12.2 SGK tr.66 và trả lời câu hỏi:
Nêu một số dấu hiệu khi cây trồng bị sâu, bệnh phá hoại?
Lá, quả bị đốm đen, nâu
- Lá bị úa vàng, bị thủng, sần sùi
- Quả bị chảy nhựa
- Cây, củ bị thối
Thân, cành bị sần sùi
Rễ bị thối
Hãy nêu một số loại sinh vật gây hại cho cây trồng phổ biến ở Việt Nam.
- Một số loại sinh vật gây hại cho cây trồng phổ biến ở Việt Nam:
- Trên cây lúa: chuột bệnh đạo ôn, rầy nâu – rầy lưng trắng, lùn sọc đen, vàng lùn, lùn xoắn lá, bệnh khô vằn, bệnh chết cây lúa...
- Một số loại sinh vật gây hại cho cây trồng phổ biến ở Việt Nam:
- Trên cây ăn trái: nấm Phytophthora bệnh đốm nâu thanh long, gây hại trên sầu riêng giai đoạn sau thu hoạch...
- Một số loại sinh vật gây hại cho cây trồng phổ biến ở Việt Nam:
- Trên cây điều: đang ra đọt non sau thu hoạch à Bọ xít.
--------------- Còn tiếp ---------------
PHẦN 3: TÀI LIỆU THAM KHẢO ĐƯỢC TẶNG KÈM
1. TRỌN BỘ TRẮC NGHIỆM CÔNG NGHỆ TRỒNG TRỌT 10 CÁNH DIỀU
Bộ trắc nghiệm Công nghệ trồng trọt 10 cánh diều tổng hợp câu hỏi 4 mức độ khác nhau: nhận biết, thông hiểu, vận dụng, vận dụng cao
BÀI 2: PHÂN LOẠI CÂY TRỒNG
A. PHẦN TRẮC NGHIỆM
1. NHẬN BIẾT (9 CÂU)
Câu 1: Theo nguồn gốc, cây trồng được phân làm mấy loại?
A. 1
B. 2
C. 3
D. 4
Câu 2: Nhóm cây trồng nào sau đây được phân loại theo nguồn gốc?
A. Nhóm cây ôn đới
B. Nhóm cây nhiệt đới
C. Nhóm cây á nhiệt đới
D. Cả 3 đáp án trên
Câu 3: Nhóm cây ôn đới bao gồm các loại cây có nguồn gốc ở nơi có khí hậu
A. Ôn đới
B. Nhiệt đới
C. Á nhiệt đới
D. Cả 3 đáp án trên
Câu 4: Nhóm cây nhiệt đới bao gồm các loại cây có nguồn gốc ở nơi có khí hậu
A. Ôn đới
B. Nhiệt đới
C. Á nhiệt đới
D. Cả 3 đáp án trên
Câu 5: Nhóm cây á nhiệt đới bao gồm các loại cây có nguồn gốc ở nơi có khí hậu
A. Ôn đới
B. Nhiệt đới
C. Á nhiệt đới
D. Cả 3 đáp án trên
Câu 6: Theo chu kì sống, cây trồng được phân làm mấy loại?
A. 1
B. 2
C. 3
D. 4
Câu 7: Nhóm cây trồng nào sau đây phân loại theo chu kì sống?
A. Nhóm cây hàng năm
B. Nhóm cây lâu năm
C. Cả A và B đều đúng
D. Cả A và B đều sai
Câu 8: Theo khả năng hóa gỗ của thân, cây trồng được phân làm mấy nhóm?
A. 1
B. 2
C. 3
D. 4
Câu 9: Nhóm cây trồng nào sau đây phân loại theo khả năng hóa gỗ?
A. Nhóm cây thân gỗ
B. Nhóm cây thân thảo
C. Cả A và B đều đúng
D. Cả A và B đều sai
2. THÔNG HIỂU (9 CÂU)
Câu 1: Dựa vào đặc tính sinh vật học, có mấy cách phân loại cây trồng?
A. 1
B. 2
C. 3
D. 4
--------------- Còn tiếp ---------------
2. TRỌN BỘ ĐỀ THI CÔNG NGHỆ TRỒNG TRỌT 10 CÁNH DIỀU
Bộ đề Công nghệ trồng trọt 10 cánh diều biên soạn đầy đủ gồm: đề thi+ đáp án + bảng ma trận và bảng đặc tả
Ma trận đề thi cuối kì 1 Công nghệ 10
Nhận biết | Thông hiểu | Vận dụng | Vận dụng cao | Tổng | |
Một số loại phân bón thường dùng trong trồng trọt | Biết đặc điểm và biện pháp sử dụng một số loại phân bón | Liên hệ cách sử dụng phân bón ở địa phương | |||
Số câu:4 Số điểm: 1 Tỉ lệ:10% | Số câu: Số điểm: Tỉ lệ: | Số câu: 1 Số điểm: 2 Tỉ lệ: 20% | Số câu: Số điểm: Tỉ lệ: | Số câu: 5 Số điểm: 3 Tỉ lệ: 30% | |
Ứng dụng công nghệ hiện đại trong sản xuất phân bón | Trình bày được ứng dụng của công nghệ hiện đại trong sản xuất phân bón | ||||
Số câu: Số điểm: Tỉ lệ: | Số câu:8 Số điểm:2 Tỉ lệ:20% | Số câu: Số điểm: Tỉ lệ: | Số câu: Số điểm: Tỉ lệ: | Số câu: 8 Số điểm: 2 Tỉ lệ: 20% | |
Phương pháp chọn, tạo giống cây trồng | Nắm được một số khái niệm trong chọn và tạo giống cây trồng | Mô tả được các phương pháp chọn và tạo giống | Thực tiễn việc sử dụng cây trồng biến đổi gen | ||
Số câu: 4 Số điểm: 1 Tỉ lệ: 10% | Số câu:4 Số điểm:1 Tỉ lệ:10% | Số câu: Số điểm: Tỉ lệ: | Số câu: 1 Số điểm: 2 Tỉ lệ: 20% | Số câu: 9 Số điểm: 4 Tỉ lệ: 40% | |
Phương pháp nhân giống cây trồng | Mô tả được các phương pháp nhân giống cây trồng | ||||
Số câu: Số điểm: Tỉ lệ: | Số câu: 4 Số điểm: 1 Tỉ lệ: 10% | Số câu: Số điểm: Tỉ lệ: | Số câu: Số điểm: Tỉ lệ: | Số câu: 4 Số điểm: 1 Tỉ lệ: 10% | |
Tổng | Số câu: 8 Số điểm: 2 Tỉ lệ: 20% | Số câu: 16 Số điểm: 4 Tỉ lệ: 40% | Số câu: 1 Số điểm: 2 Tỉ lệ: 20% | Số câu: 1 Số điểm: 2 Tỉ lệ: 20% | Số câu: 26 Số điểm: 10 Tỉ lệ: 100% |
ĐỀ THI HỌC KÌ 1
MÔN: CÔNG NGHỆ TRỒNG TRỌT 10 – CÁNH DIỀU
I. Trắc nghiệm (6 điểm)
Câu 1. Có mấy loại phân bón được đề cập trong chương trình?
A. 1
B. 2
C. 3
D. 4
Câu 2. Phân hóa học:
A. Sản xuất theo quy trình công nghiệp, có sử dụng một số nguyên liệu tự nhiên hoặc tổng hợp.
B. Nguồn gốc từ chất thải gia súc, gia cầm; xác động vật, thực vật; rác thải hữu cơ.
C. Chứa các vi sinh vật có ích
D. Cả 3 đáp án trên
Câu 3. Phân vi sinh:
A. Sản xuất theo quy trình công nghiệp, có sử dụng một số nguyên liệu tự nhiên hoặc tổng hợp.
B. Nguồn gốc từ chất thải gia súc, gia cầm; xác động vật, thực vật; rác thải hữu cơ.
C. Chứa các vi sinh vật có ích
D. Cả 3 đáp án trên
Câu 4. Phân nào sau đây thường dùng bón thúc?
A. Phân đạm
B. Phân kali
C. Cả A và B đều đúng
D. Phân lân
Câu 5. Đâu là ứng dụng công nghệ hiện đại trong sản xuất phân bón?
A. Ứng dụng công nghệ vi sinh
B. Ứng dụng công nghệ nano
C. Ứng dụng công nghệ sản xuất phân bón tan chậm có kiểm soát
D. Cả 3 đáp án trên
Câu 6. Có mấy chủng vi sinh được sử dụng phổ biến?
A. 1
B. 2
C. 3
D. 4
Câu 7. Công nghệ vi sinh:
A. Là công nghệ sử dụng hoạt động sống của vi sinh vật để sản xuất ra các sản phẩm có giá trị phục vụ nhu cầu con người.
B. Là công nghệ sản xuất vật liệu ở kích thước siêu nhỏ cỡ nguyên tử, phân tử và siêu phân tử.
C. Là một trong những giải pháp nhằm giảm thiểu thất thoát khi sử dụng phân bón.
D. Cả 3 đáp án trên
Câu 8. Công nghệ sản xuất phân bón tan chậm có kiểm soát:
A. Là công nghệ sử dụng hoạt động sống của vi sinh vật để sản xuất ra các sản phẩm có giá trị phục vụ nhu cầu con người.
B. Là công nghệ sản xuất vật liệu ở kích thước siêu nhỏ cỡ nguyên tử, phân tử và siêu phân tử.
C. Là một trong những giải pháp nhằm giảm thiếu thất thoát khi sử dụng phân bón.
D. Cả 3 đáp án trên
Câu 9. Cấu tạo hạt phân bón tan chậm có kiểm soát có:
A. Phần vỏ bọc
B. Phần nhân
C. Cả A và B đều đúng
D. Đáp án khác
Câu 10. Ưu điểm của phân hữu cơ vi sinh:
A. An toàn với con người
B. Thân thiện với môi trường
C. Thích hợp với trồng trọt hữu cơ
D. Cả 3 đáp án trên
Câu 11. Ưu điểm của phân bón tan chậm có kiểm soát:
A. Hạn chế ô nhiễm mạch nước ngầm
B. Hạn chế ô nhiễm không khí
C. Hạn chế thoái hóa đất
D. Cả 3 đáp án trên
Câu 12. Ưu điểm của phân bón tan chậm có kiểm soát:
A. Giá thành sản xuất thấp
B. Giá bán thấp
C. Tiết kiệm phân bón
D. Chủng loại đa dạng
Câu 13. Tạo giống cây trồng:
A. Là cách hình thành giống mới từ những nguồn vật liệu đã có qua việc thay đổi vật chất di truyền trong tế bào.
B. Là chọn lọc hay tuyển lựa những cây trồng đã có hoặc mới tạo ra theo hướng đem lại lợi ích cho con người.
C. Là những cây dại hay cây trồng được sử dụng để tạo ra giống mới bằng những phương pháp chọn tạo giống thích hợp.
D. Cả 3 đáp án trên
Câu 14. Vật liệu khởi đầu:
A. Là cách hình thành giống mới từ những nguồn vật liệu đã có qua việc thay đổi vật chất di truyền trong tế bào.
B. Là chọn lọc hay tuyển lựa những cây trồng đã có hoặc mới tạo ra theo hướng đem lại lợi ích cho con người.
C. Là những cây dại hay cây trồng được sử dụng để tạo ra giống mới bằng những phương pháp chọn tạo giống thích hợp.
D. Cả 3 đáp án trên
Câu 15. Giống đối chứng:
A. Là giống ban đầu trước khi được chọn lọc
B. Là giống cùng loài đó được trồng phổ biến tại địa phương
C. Là giống biểu hiện tính trạng vượt trội của con lai F1 so với bố mẹ chúng
D. Cả 3 đáp án trên
Câu 16. Có mấy loại giống cây trồng?
A. 1
B. 2
C. 3
D. 4
Câu 17. Có phương pháp chọn giống cây trồng nào?
A. Phương pháp chọn lọc hỗn hợp
B. Phương pháp chọn lọc cá thể
C. Ứng dụng công nghệ sinh học
D. Cả 3 đáp án trên
Câu 18. Ưu điểm của phương pháp chọn lọc cá thể:
A. Nhanh đạt mục tiêu chọn giống và dễ thực hiện
B. Tạo ra sự khác biệt rõ theo mục tiêu chọn giống
C. Rút ngắn thời gian chọn được giống cây trồng sạch bệnh
D. Cả 3 đáp án trên
Câu 19. Ưu điểm của ứng dụng công nghệ sinh học:
A. Nhanh đạt mục tiêu chọn giống và dễ thực hiện
B. Tạo ra sự khác biệt rõ theo mục tiêu chọn giống
C. Rút ngắn thời gian chọn được giống cây trồng sạch bệnh
D. Cả 3 đáp án trên
Câu 20. Nhược điểm của phương pháp chọn lọc cá thể:
A. Không tạo ra nhiều sự khác biệt so với giống gốc.
B. Tốn nhiều thời gian và diện tích đất
C. Chi phí cao
D. Cả 3 đáp án trên
Câu 21. Nhân giống hữu tính tiến hành theo mấy bước?
A. 5
B. 3
C. 2
D. 6
Câu 22. Phương pháp giâm cành:
A. Là phương pháp sử dụng đoạn cành hoặc các bộ phận khác từ cây mẹ đặt trong chất nền để tạo cây mới.
B. Là phương pháp tạo cây mới từ cành vẫn còn trên cây mẹ
C. Là phương pháp tạo cây mới bằng cách gắn đoạn cành, mắt ghép, chồi của cây mẹ lên cây khác
D. Là phương pháp nhân nhanh cây giống với số lượng lớn.
Câu 23. Phương pháp ghép:
A. Là phương pháp sử dụng đoạn cành hoặc các bộ phận khác từ cây mẹ đặt trong chất nền để tạo cây mới.
B. Là phương pháp tạo cây mới từ cành vẫn còn trên cây mẹ
C. Là phương pháp tạo cây mới bằng cách gắn đoạn cành, mắt ghép, chồi của cây mẹ lên cây khác
D. Là phương pháp nhân nhanh cây giống với số lượng lớn.
Câu 24. Ứng dụng công nghệ sinh học:
A. Là phương pháp sử dụng đoạn cành hoặc các bộ phận khác từ cây mẹ đặt trong chất nền để tạo cây mới.
B. Là phương pháp tạo cây mới từ cành vẫn còn trên cây mẹ
C. Là phương pháp tạo cây mới bằng cách gắn đoạn cành, mắt ghép, chồi của cây mẹ lên cây khác
D. Là phương pháp nhân nhanh cây giống với số lượng lớn.
II. Tự luận
Câu 1 (2 điểm). Vì sao cây trồng biến đổi gen (GMO) bị hạn chế hoặc cấm sử dụng ở nhiều quốc gia?
Câu 2 (2 điểm). Địa phương sử dụng phân bón hữu cơ nào? Chúng được bón như thế nào về lượng, cách bón, thời điểm bón?
Đáp án đề thi học kì 1 môn Công nghệ 10
I. Trắc nghiệm
1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 | 7 | 8 | 9 | 10 | 11 | 12 |
C | A | C | C | D | C | A | C | C | D | D | C |
13 | 14 | 15 | 16 | 17 | 18 | 19 | 20 | 21 | 22 | 23 | 24 |
A | C | B | C | D | B | C | B | A | A | C | D |
II. Tự luận
Câu 1.
Cây trồng biến đổi gen (GMO) bị hạn chế hoặc cấm sử dụng ở nhiều quốc gia vì có những tác động tiêu cực đến môi trường và gây ảnh hưởng sức khỏe con người:
- Gây hại không chủ định cho các sinh vật khác
- Giảm hiệu quả của thuốc trừ sâu
- Chuyển gen cho các loài khác một cách không chủ đích
- Dịch cỏ dại
- Dị ứng: Nhiều trẻ em ở Mỹ và châu Âu bị dị ứng nguy hiểm khi ăn lạc và nhiều thực phẩm biến đổi gen khác.
- Tác động tiềm ẩn lên sức khỏe con người
--------------- Còn tiếp ---------------
Cần nâng cấp lên VIP
Khi nâng cấp lên tài khoản VIP, sẽ tải được tài liệu + nhiều hữu ích khác. Như sau:
- Giáo án đồng bộ word + PPT: đủ cả năm
- Trắc nghiệm cấu trúc mới: Đủ cả năm
- Ít nhất 10 đề thi cấu trúc mới ma trận, đáp án chi tiết
- Trắc nghiệm đúng/sai cấu trúc mới
- Câu hỏi và bài tập tự luận
- Lý thuyết và kiến thức trọng tâm
- Phiếu bài tập file word
- File word giải bài tập
- Tắt toàn bộ quảng cáo
- Và nhiều tiện khác khác đang tiếp tục cập nhật..
Phí nâng cấp:
- 1000k/6 tháng
- 1150k/năm(12 tháng)
=> Khi nâng cấp chỉ gửi 650k. Tải về và dùng thực tế. Thấy hài lòng thì 3 ngày sau mới gửi số phí còn lại
Cách nâng cấp:
- Bước 1: Chuyển phí vào STK: 1214136868686- Cty Fidutech- Ngân hàng MB
- Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận các tài liệu
=> Nội dung chuyển phí: Nang cap tai khoan
=> Giáo án công nghệ 10 - Công nghệ trồng trọt cánh diều (bản word)
Xem thêm tài liệu:
Từ khóa: Giáo án và PPT đồng bộ Công nghệ 10 Công nghệ trồng trọt Cánh, soạn giáo án word và powerpoint Công nghệ 10 Công nghệ trồng trọt Cánh, soạn Công nghệ 10 Công nghệ trồng trọt Cánh
Tài liệu giảng dạy môn Công nghệ THPT