Đáp án Công nghệ 10 cánh diều Bài 4_Thành phần và tính chất của đất trồng

File Đáp án Công nghệ 10 cánh diều Bài 4_Thành phần và tính chất của đất trồng. Toàn bộ câu hỏi, bài tập ở trong bài học đều có đáp án. Tài liệu dạng file word, tải về dễ dàng. File đáp án này giúp kiểm tra nhanh kết quả. Chỉ có đáp án nên giúp học sinh tư duy, tránh học vẹt

Xem: => Giáo án công nghệ 10 - Công nghệ trồng trọt cánh diều (bản word)

BÀI 4: THÀNH PHẦN VÀ TÍNH CHẤT CỦA ĐẤT TRỒNG

 

MỞ ĐẦU

Câu hỏi: Em hãy đưa ra nhận xét về hình thái của phẫu diện một số loại đất trồng trong Hình 4.1

Trả lời:

  • Hình A: Đất than bùn: màu nâu sẫm, có ít vệt màu nâu sáng, ướt, nhão, còn một số vỏ cây trong lõi.
  • Hình B: Đất bạc màu: màu vàng cam, hơi ẩm, có ít vệ nâu vàng, hơi cứng.
  • Hình C: Đất bạc màu trên phù sa cổ: màu xám hơi vàng, có những vệt vàng cam, cứng, tầng trên cùng màu xám.
  • Hình D: Đất đỏ nâu trên đá vôi: màu đỏ nâu, ướt, nhão, dính

 

1. KHÁI NIỆM ĐẤT TRỒNG

Hình thành kiến thức:

  1. Đất trồng là gì?
  2. Quan sát hình 4.2 và chi biết bộ phận rễ cây trồng phân bố chủ yếu ở tầng đất nào?

Trả lời:

  1. Khái niệm đất trồng: Đất trồng là lớp ngoài cùng tơi xốp của vỏ Trái Đất, có vai trò cung cấp nước, chất dinh dưỡng và các điều kiện khác cho cây trồng sống, phát triển và tạo ra sản phẩm trồng trọt. Đất trồng là sản phẩm do đá biến đổi tạo thành dưới tác động tổng hợp các yếu tố khí hậu, địa hình, sinh vật, thời gian và con  người.
  2. Bộ phận rễ cây trồng phân bố chủ yếu ở tầng A - tầng đất mặt vì đây là tầng đất chứa nhiều chất dinh đưỡng

2. THÀNH PHẦN CỦA ĐẤT TRỒNG

Hình thành kiến thức: Đất trồng có những thành phần nào? Hãy nêu vai trò của những thành phần đó.

Trả lời:

  • Đất trồng gồm 3 thành phần chính:
    •  Phần khí.
    •  Phần rắn. 
    • Phần lỏng.
  • Phần khí: Cung cấp Oxi cho cây hô hấp. (lượng oxi trong đất ít hơn lượng oxi trong khí quyển, lượng cacbonic thì nhiều hơn trong khí quyển cả trăm lần).
  • Phần rắn: Cung cấp chất dinh dưỡng cho cây. (nito, kali, photpho, những chất hữu cơ đơn giản và chất khoáng).
  • Phần lỏng: Cung cấp nước, hòa tan các chất dinh dưỡng.

3. MỘT SỐ TÍNH CHẤT CỦA ĐẤT TRỒNG

3.1. Thành phần cơ giới, độ thoáng khí và khả năng giữ nước của đất

Vận dụng:

  1. Vì sao khi chọn đất trồng cây cần căn cứ vào thành phần cơ giới của đất?
  2. Ở địa phương em có những loại đất trồng nào? Người ta thường trồng những loại cây gì trên đất đó? 

Trả lời:

  1. Khi chọn đất trồng cây cần căn cứ vào thành phần cơ giới của đất vì các loại cây trồng phù hợp với các loại đất khác nhau; các loại đất khác nhau có các thành phần cơ giới (tính chất và độ phì nhiêu của đất) khác nhau.
  2. Ở địa phương em có các loại đất trồng: đất cát, đất thịt và đất sét:
  • Đất sét: lúa, bắp cải, súp lơ, khoai tây, khoai lang, bưởi.
  • Đất thịt: nhãn, vải, hồng xiêm, mít, bưởi, na, hoa hồng, hoa giấy, súp lơ, bắp cải, dưa chuột, su hào,..
  • Đất cát: xà lách, cà rốt, chanh, táo, rau cải xanh, cây hương thảo, cây kinh giới,..

3.2. Keo đất và khả năng hấp phụ của đất 

Hình thành kiến thức: Quan sát Hình 4.4 và mô tả cấu tạo của hạt keo đất.

Trả lời:

Cấu tạo của hạt keo đất:

  • Lơp ion khuếch tán
  • Lớp ion không di chuyển
  • Nhân 
  • Lớp ion quyết định điện

Luyện tập: Quan sát Hình 4.5 và mô tả cơ chế trao đổi ion giữa keo đất và rễ cây.

Trả lời:

Cơ chế trao đổi ion giữa keo đất và rễ cây: 

  • Nhờ tính chất hấp phụ ion mà đất giữ được các dưỡng chất, từ đó hạn chế được sự rửa trôi
  • Nhờ hiện tượng trao đổi ion mà các cation đang bị hấp phụ trên bề mặt keo đất chuyển vào dung dịch đất cho cây trồng sử dụng (NH4+, K+, Ca2+)

3.3. Phản ứng của dung dịch đất

Vận dụng: 

  1. Khả năng hấp thụ của đất phụ thuộc vào yếu tố nào sau đây: thành phần cơ giới đất, số lượng hạt  sét, số lượng keo đất, số lượng hạt limon (bụi)? Vì sao?
  2. Tại sao bón vôi lại giảm được độ chua của đất trồng?
  3. Theo em, cần làm gì để tăng độ pH của đất chua và giảm độ pH của đất kiềm?

Trả lời:

  1. Khả năng hấp thụ của đất phụ thuộc vào yếu tố: số lượng keo đất. Đất có khả năng hấp thụ vì đất (trong đất có nhiều các khoáng chất) mang ion âm còn trong nước (môi trường đệm cho các chất hoá học... thấm vào đất) có ion dương (H+) nên sinh ra lực hút giữa nước và các chất khoáng trong đất, lực hút này yếu, mặt khác khi nước khi bám vào các hạt trong đất sẽ xuất hiện lực căng mặt ngoài (lực dính ướt) làm khả năng bám vào các hạt đất của nước càng lớn. 
  2. Bón vôi lại giảm được độ chua của đất trồng vì: độ chua của đất do H+và Al3+ trên bề mặt keo đất gây nên. Độ chua ảnh hưởng trực tiếp đến cây, đến các quá trình oxy hóa - khử trong đất. Bón vôi sẽ giúp tăng tính kiềm trong đất, làm giảm độ chua của đất.
  • Để tăng độ pH của đất chua cần:
    • Bón phân lân.
    • Bón phân hữu cơ đã hoai mục.
    • Bón vôi.
  • Để giảm độ pH của đất kiềm cần: bổ sung các nguyên tố gây axit hóa như: lưu huỳnh, sắt sunphat, ….

4. ĐỘ PHÌ NHIÊU CỦA ĐẤT

Hình thành kiến thức: Những yếu tố nào quyết định độ phì nhiêu của đất?

Trả lời:

Những yếu tố quyết định độ phì nhiêu của đất: Nước, nhiệt, khí, dinh dưỡng.

Vận dụng: Cần phải áp dụng các biện pháp kĩ thuật nào để tăng độ phì nhiêu của đất?

Trả lời:

Cần phải áp dụng các biện pháp kĩ thuật để tăng độ phì nhiêu của đất:

  • Xới đất và làm cỏ
  • Bổ sung dinh dưỡng cho đất
  • Luân canh cây trồng
  • Tạo lớp phủ trên bề mặt đất
  • Nuôi giun và các sinh vật có lợi
  • Bón vôi, phân hữu cơ cho đất
  • Tạo luống với lối đi cố định
  • Tưới tiêu hợp lí

=> Giáo án công nghệ trồng trọt 10 cánh diều bài 4: Thành phần và tính chất của đất trồng

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: File word đáp án Công nghệ trồng trọt 10 cánh diều - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay